G7 ra tuyên bố chung về vấn đề Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ngày 11/10 đã ra tuyên bố gồm 13 điểm về vấn đề Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng tham dự và phát biểu với hội nghị.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu với báo giới tại Kiev. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tuyên bố cho biết G7 sẽ tiếp tục áp đặt các chế tài về kinh tế chống Nga liên quan đến xung đột tại Ukraine, đồng thời cam kết kiên định hỗ trợ Ukraine duy trì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính, nhân đạo, quân sự, ngoại giao và pháp lý với Ukraine. G7 cũng ủng hộ các nỗ lực của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nhằm bảo vệ Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya ở Ukraine.
Video đang HOT
Liên quan đến các sự cố với hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và 2, tuyên bố của G7 bày tỏ “lo ngại sâu sắc” về những thiệt hại đối với hệ thống này và hoan nghênh các cuộc điều tra nhằm làm rõ nguyên nhân sự việc.
Đầu tháng 9 vừa qua, G7 đã cùng nhất trí với kế hoạch áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga, trong đó dầu thô bị áp giá trần từ ngày 5/12/2022, còn các sản phẩm dầu mỏ bị áp giá trần từ ngày 5/2/2023. Vệc áp giá trần sẽ được triển khai cùng với các biện pháp liên quan trong gói trừng phạt thứ 6 của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga nhằm hạn chế nguồn tài chính của Moskva dùng cho cuộc xung đột với Ukraine.
Điện Kremlin khi đó lập tức tuyên bố Nga sẽ không bán bất kỳ loại dầu nào cho các quốc gia tuân thủ giá trần này. Tập đoàn Gazprom của Nga cũng quyết định ngừng vô thời hạn việc cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream 1, gây ra tình trạng thiếu hụt khí đốt và buộc các quốc gia EU phải áp dụng phân bổ khí đốt theo hạn mức trong mùa Đông tới.
Gazprom tạm ngừng vận chuyển khí đốt trung chuyển qua Áo
Tập đoàn năng lượng Eni của Italy cho biết đã nhận được thông báo từ Tập đoàn Gazprom của Nga rằng họ không thể cung cấp khí đốt với khối lượng đã yêu cầu trước đó trong ngày 1/10 vì không thể trung chuyển qua Áo.
Theo đó, "lượng khí đốt của Nga cung cấp cho Eni qua trạm tiếp nhận Tarvisio sẽ bằng 0".
Nhà máy xử lý khí đốt của Tập đoàn Gazprom, Nga ở Khanty-Mansiysk. Ảnh: ITAR-TASS/TTXVN
Trong khi đó, Tập đoàn Gazprom xác nhận hoạt động vận chuyển khí đốt của Nga thông qua Áo đã bị đình chỉ do một nhà điều hành ở Áo từ chối các đề xuất về điều chỉnh quy định được đưa ra vào cuối tháng 9 vừa qua ở Áo. Hiện Gazprom đang cùng với các khách hàng ở Italy giải quyết vấn đề này.
Hầu hết khí đốt của Nga được chuyển đến Italy đều đi qua Ukraine sau đó qua đường ống dẫn khí đốt ở Áo (TAG) để đến khu vực Tarvisio ở miền Bắc Italy gần biên giới với Áo. Trước khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine, Italy đã nhập khẩu 95% nhu cầu khí đốt, trong đó khoảng 45% đến từ Nga. Thủ tướng sắp mãn nhiệm Mario Draghi đã ký các thỏa thuận mới với các nhà cung cấp khí đốt khác để giảm sự phụ thuộc của Italy vào Nga, đồng thời đẩy nhanh sự chuyển đổi năng lượng tái tạo.
Cùng ngày, nhà điều hành đường ống dẫn khí đốt của Ba Lan GAZ-System thông báo đường ống dẫn khí đốt Baltic đã bắt đầu vận hành, cung cấp khí đốt từ Na Uy đến Ba Lan thông qua Đan Mạch.
Trên mạng xã hội Twitter, GAZ-System nêu rõ: "Như đã cam kết cách đây hơn 6 năm, chúng tôi đã giữ lời hứa. Vào lúc 6h10 hôm nay (tức 11h10 ngày 1/10 theo giờ Việt Nam), khí đốt đã bắt đầu được vận chuyển đến Ba Lan qua đường ống dẫn khí đốt Baltic". Công suất ban đầu của đường ống sẽ là 62,4 triệu m3 mỗi ngày và dự kiến sẽ đạt được công suất tối đa là 10 tỷ m3 mỗi năm vào đầu năm 2023.
Ba Lan hy vọng đường ống này sẽ bù đắp được sự thiết hụt về nguồn cung từ Nga. Cuối tháng 4 năm nay, Tập đoàn Gazprom của Nga đã dừng xuất khẩu khí đốt sang Ba Lan sau khi nước này từ chối thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble của Nga. Trước đó, Ba Lan đã nhận tới 10 tỷ m3 khí đốt của Nga mỗi năm qua đường ống Yamal-Europe.
Nga thảo luận dự án cung cấp khí đốt cho Trung Quốc qua Mông Cổ Tổng thống Vladimir Putin ngày 7/9 xác nhận Nga đang thảo luận một dự án mới về cơ sở hạ tầng quy mô lớn để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc qua Mông Cổ. Toàn cảnh giếng khí đốt Bovanenkovo thuộc sở hữu của Tập đoàn Gazprom (Nga) ở bán đảo Yamal. Ảnh: Reuters/TTXVN Thông tin trên được Tổng thống Putin đưa...