G7 đối mặt thách thức trên nhiều ‘mặt trận’
Các nhà lãnh đạo G7 đã và đang phải đối mặt với một loạt các thách thức như xung đột ở Ukraine, biến đổi khí hậu, lạm phát, lương thực và năng lượng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói chuyện với người đồng cấp Canada Justin Trudeau tại hội nghị thượng đỉnh G7. Ảnh: Politico.eu
Biến đổi khí hậu, vốn đang làm các sông băng tan chảy và định hình lại hành tinh, là ưu tiên hàng đầu của G7 trong nhiều năm. Nhưng với cuộc xung đột ở Ukraine, lạm phát gia tăng, tình trạng thiếu lương thực toàn cầu và chi phí năng lượng tăng vọt – các nhà lãnh đạo của các nền công nghiệp hóa hàng đầu thế giới một lần nữa lại bị chi phối bởi hàng loạt vấn đề cấp bách nhất thời.
Khi họ kết thúc các cuộc thảo luận, các nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới dường như thất bại trên hầu hết tất cả các mặt trận – bất lực trong việc ngăn chặn cuộc xung đột ở Ukraine hoặc ngăn giá cả đang tăng ngoài tầm kiểm soát, không thể ngăn sông băng Zugspitze tan chảy, hoặc thậm chí là chấm dứt việc phong tỏa hàng triệu tấn ngũ cốc Ukraine cần thiết để cung cấp cho các nước đang phát triển.
Mặc dù họ tuyên bố về mục đích chung chưa từng có trong việc giải quyết tất cả những thách thức này, nhưng các giải pháp mà họ tán thành trong một số trường hợp dường như mâu thuẫn, chẳng hạn như tìm cách hạ giá dầu và khí đốt trong khi đồng thời điều chỉnh lại mục tiêu của họ để chấm dứt việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Họ muốn kết thúc xung đột ở Ukraine nhưng không tham chiến mà chỉ gửi viện trợ. Họ muốn thúc đẩy chủ nghĩa tư bản dựa trên quy tắc, nhưng đồng thời áp đặt các biện pháp kiểm soát giá cả đối với năng lượng.
David King, Chủ tịch Nhóm Cố vấn Khủng hoảng Khí hậu và là cựu cố vấn khoa học chính của Anh nhận định khi hội nghị thượng đỉnh G7 kết thúc: “Các quyết định hiện được đưa ra không giải quyết kịp thời vấn đề xung đột và làm trầm trọng thêm các thách thức của cuộc khủng hoảng khí hậu”.
Những thách thức nghiêm trọng và những lựa chọn khó khăn mà các nhà lãnh đạo G7 phải đối mặt đã nhấn mạnh mâu thuẫn cố hữu giữa các nhiệm vụ bầu cử ngắn hạn của chính họ, được thúc đẩy bởi những cử tri thiếu kiên nhẫn, những người liên tục đòi hỏi phải thấy được kết quả tức thì và nghĩa vụ đạo đức lâu dài.
Video đang HOT
Năm ngoái, khi các nhà lãnh đạo G7 tập trung tại Vịnh Carbis, Anh, họ khó có thể lường trước rằng các cuộc thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh tiếp theo sẽ bị chi phối bởi sự trở lại của cuộc xung đột quy mô lớn ở châu Âu. Trọng tâm của cuộc thảo luận khi đó là tác động từ đại dịch COVID và rộng hơn là biến đổi khí hậu và “mối đe dọa” đang gia tăng từ sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nhưng tại hội nghị lần này, trọng tâm chủ yếu là cuộc xung đột ở Ukraine. Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã phủ bóng lên tất cả các cuộc thảo luận của họ với kết quả là các nhà lãnh đạo G7 đã công bố một gói hỗ trợ tài chính và quân sự mới, đồng thời cam kết tiếp tục giúp đỡ “trong điều kiện có thể”.
Nhưng bất chấp nỗ lực chung trong việc hỗ trợ Ukraine, có một số dấu hiệu đáng lo ngại về sự khác biệt trong quan điểm giữa các nguyên thủ G7 về cách đối phó với Moskva, khi văn phòng Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố rằng đây không phải là lúc suy nghĩ về việc giải quyết xung đột trong cuộc gặp song phương của ông Johnson với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Mặc dù các vấn đề quân sự được thảo luận trực tiếp hơn tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, nơi tất cả thành viên G7 đều tham dự, không có dấu hiệu nào cho thấy các cường quốc phương Tây sẽ trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, chẳng hạn như áp đặt một khu vực cấm bay. Cũng không có dấu hiệu nào cho thấy họ thậm chí sẽ sử dụng tàu quân sự để có khả năng mở một hành lang cho ngũ cốc Ukraine bị mắc kẹt được vận chuyển đi khắp thế giới.
Các chuyến hàng ngũ cốc bị chặn là một trong số nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng cùng với vấn đề biến đổi khí hậu. Và việc G7 không có khả năng đạt được bất kỳ tiến bộ nào trong việc phá vỡ sự bế tắc đó là một dấu hiệu cho sự thất bại nữa trong việc thúc đẩy quá nhiều mục tiêu chính sách lớn của họ.
Ukraine lo ngại phương Tây giảm sự ủng hộ khi xung đột kéo dài
Cuộc xung đột Nga và Ukraine càng kéo dài, các nước phương Tây sẽ càng cảm thấy "mệt mỏi" vì các khoản viện trợ cho Kiev trong bối cảnh áp lực kinh tế nội bộ ngày càng tăng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trực tuyến tại hội nghị Davos. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP ngày 10/6, khi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine bước sang tháng thứ 4, các quan chức ở Kiev đã bày tỏ lo ngại rằng sự "mệt mỏi vì xung đột" có thể làm xói mòn quyết tâm của phương Tây trong việc giúp nước này đẩy lùi hành động của Moskva.
Mỹ và các đồng minh đã viện trợ hàng tỷ USD vũ khí cho Ukraine. Châu Âu đã nhận hàng triệu người phải sơ tán vì xung đột và đã có sự thống nhất chưa từng có ở châu Âu sau Thế chiến II trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moskva.
Nhưng khi sức nóng của chiến dịch quân sự của Nga lắng xuống, các nhà phân tích cho rằng khi mối quan tâm của các cường quốc phương Tây về cuộc xung đột giảm đi, có thể dẫn đến việc gây sức ép buộc Ukraine phải thỏa hiệp.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phản đối những đề xuất của phương Tây rằng ông nên chấp nhận một số nhượng bộ, nói rằng Kiev sẽ tự quyết định các điều khoản cho hòa bình.
"Sự mệt mỏi ngày càng gia tăng, mọi người muốn một kết quả nào đó (có lợi) cho chính họ, nhưng chúng tôi muốn một kết quả (khác) cho chính mình", ông Zelensky nói.
Một đề xuất hòa bình của Italy đã bị bác bỏ và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội sau khi ông được trích dẫn nói rằng mặc dù chiến dịch quân sự Nga là một "sai lầm lịch sử", nhưng các cường quốc thế giới không nên "làm bẽ mặt Nga", để khi giao tranh lắng xuống, các bên có thể tìm ra một giải pháp thông qua con đường ngoại giao".
Volodymyr Fesenko, nhà phân tích chính trị thuộc Trung tâm Penta cho biết, mỗi tháng cuộc chiến gây thiệt hại cho Ukraine 5 tỷ USD và điều đó "khiến Kiev phụ thuộc vào quan điểm của các nước phương Tây".
"Rõ ràng là Nga đang tìm cách làm giảm quyết tâm của phương Tây, với giả định rằng các nước phương Tây sẽ cảm thấy mệt mỏi và dần dần bắt đầu thay đổi quan điểm", chuyên gia Fesenko nói trong một cuộc phỏng vấn với AP.
Bên cạnh đó, những lo ngại trong nước của châu Âu đang lấn át mọi vấn đề, đặc biệt là khi giá năng lượng và tình trạng thiếu nguyên liệu thô bắt đầu gây thiệt hại về kinh tế đối với những người bình thường đang phải đối mặt với hóa đơn tiền điện, chi phí nhiên liệu và giá hàng hóa cao hơn.
Trong khi các nhà lãnh đạo châu Âu ca ngợi quyết định chặn 90% lượng dầu xuất khẩu của Nga vào cuối năm nay là "một thành công", thì họ đã phải mất bốn tuần đàm phán và một nhượng bộ cho phép Hungary, tiếp tục nhập khẩu.
Matteo Villa, một nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Chính trị Quốc tế Italy (ISPI) ở Milan, nêu rõ: "Điều đó cho thấy sự thống nhất ở châu Âu đang suy giảm một chút sau chiến dịch quân sự của Nga. Có sự mệt mỏi như vậy giữa các quốc gia thành viên về việc tìm ra những cách thức mới để trừng phạt Nga, và rõ ràng là trong EU, có một số quốc gia ngày càng giảm sự sẵn sàng để tiếp tục các biện pháp trừng phạt".
Trước tác động kinh tế của các biện pháp trừng phạt năng lượng, Ủy ban châu Âu đã ra tín hiệu rằng họ sẽ không vội vàng đề xuất các biện pháp hạn chế mới nhắm vào khí đốt của Nga. Các nhà lập pháp EU cũng đang kêu gọi hỗ trợ tài chính cho các công dân bị ảnh hưởng bởi giảm khí đốt và giá nhiên liệu tăng nhằm đảm bảo rằng sự ủng hộ của công chúng đối với Ukraine không suy giảm.
Như nhà lãnh đạo cánh hữu Matteo Salvini của Iltaly tuyên bố, nước này "sẵn sàng hy sinh" và ủng hộ các lệnh trừng phạt Nga, nhưng cảnh báo rằng sự ủng hộ không phải là không có giới hạn, trong bối cảnh cán cân thương mại chịu các lệnh trừng phạt đã có dấu hiệu chuyển dịch theo hướng có lợi cho Moskva, gây tổn hại cho các chủ doanh nghiệp nhỏ ở miền bắc Italy, những người là một phần cử tri ủng hộ ông.
Lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga: Con dao hai lưỡi Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang làm cho nền kinh tế Nga nguy cơ rơi vào khủng hoảng, nhưng cũng khiến phương Tây chịu tổn thất không ít. Wu Zhenglong, nghiên cứu viên cao cấp tại Quỹ Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, bình luận trên trang web chinausfocus.com mới đây rằng, kể từ khi cuộc xung đột Nga -...