G7 dọa mạnh tay với Nga
Lãnh đạo các quốc gia công nghiệp G7 gặp nhau ở Brussels tuyên bố họ sẵn sàng áp đặt thêm nhiều đòn trừng phạt lên Nga vì những hành động của Moscow ở Ukraina.
Một thông điệp chung của khối đã lên án Moscow vì “liên tục vi phạm” chủ quyền Ukraina.
Đây là hội nghị đầu tiên của G7 kể từ khi Nga bị loại khỏi nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới tiếp sau việc Moscow sáp nhập bán đảo Crưm khỏi Ukraina hồi tháng 3.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố cấm vận Nga gắt gao hơn là một lựa chọn. (Ảnh: AP)
Trước đó ở Ba Lan, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Moscow không làm những gì ông gọi là “các thủ đoạn đen tối” ở Ukraina.
Video đang HOT
Ông chủ Nhà Trắng hiện đang có chuyến công du tới châu Âu, thăm 3 nước là Ba Lan, Bỉ và Pháp nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày đồng minh đổ bộ D-Day ở Pháp ngày 6/6.
Tổng thống Putin cũng sẽ có mặt tại buổi lễ. Mặc dù không dự hội nghị thượng đỉnh ở Brussels, ông sẽ có các cuộc đối thoại trực tiếp với lãnh đạo nhóm G7 không có mặt ông Obama – ở Paris sau đó.
Theo phóng viên Chris Morris của BBC ở Brussels, ngoại giao đã được tăng cường trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng lớn nhất nhiều năm qua giữa Nga và phương Tây. Các lãnh đạo G7 đã tập trung ở Brussels từ đêm ngày 4/6 để dự tiệc tối.
“Chúng tôi nhất trí lên án Liên bang Nga tiếp tục vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraina”, BBC trích dẫn thông điệp chung của các lãnh đạo G7. “Chúng tôi sẵn sàng tăng cường các cấm vận có chọn lọc và xem xét các biện pháp hạn chế bổ sung để gây thêm thiệt hại cho Nga nếu như cần đến những việc làm đó”.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh với các phóng viên: “Chúng tôi không thể chấp nhận một sự bất ổn hơn nữa ở Ukraina. Chúng tôi đã nói rõ rằng chúng tôi muốn tiếp tục cách tiếp cận ba bước – ủng hộ Ukraina về các vấn đề kinh tế, đối thoại với Nga, và nếu không có tiến bộ về các vấn đề đó… thì khả năng cấm vận, trừng phạt gắt gao hơn, vẫn còn nằm trên bàn thảo luận”, bà nói thêm.
Trước đó, Thủ tướng Anh David Cameron cho biết ông trông đợi G7 sẽ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về việc ủng hộ Ukraina.
Trong khi đó trên thực địa ở Ukraina, các tay súng ki khai đã chiếm hai cơ sở quân sự ở Luhansk thuộc miền đông. Họ cũng chiếm một căn cứ biên phòng sau nhiều ngày đấu súng, và một căn cứ của Lực lượng Bảo vệ quốc gia sau một cuộc tấn công từ hôm 3/6.
Giao tranh hiện vẫn tiếp tục gần các thị trấn Krasny Liman và Sloviansk ở vùng Donetsk kề cận. Theo các nguồn tin Ukraina, quân nổi dậy đang cố gắng phá vỡ vòng vây của lực lượng chính phủ.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Nhật Bản bắt tay với NATO "dằn mặt" Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ký thỏa thuận hợp tác mới với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm 6-5 do lo ngại việc Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng và gia tăng căng thẳng tromg khu vực.
Trong chuyến thăm trụ sở NATO tại thủ đô Brussels- Bỉ, ông Abe cùng Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã ký hiệp định mới nhằm tăng cường hợp tác giữa 2 bên về các vấn đề chống cướp biển, cứu trợ thiên tai và hỗ trợ nhân đạo.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen. Ảnh: Reuters
Phát biểu tại hội nghị với sự tham gia của 28 đại sứ từ các nước thành viên NATO, thủ tướng Nhật Bản đã nêu lên sự bế tắc giữa Tokyo và Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư bên cạnh tình hình bất ổn của Ukraine.
Ông Abe nói: "Chúng tôi sẽ không chấp nhận bất kỳ sự thay đổi hiện trạng nào thông qua đe dọa, cưỡng ép hoặc dùng vũ lực. Điều này không chỉ áp dụng ở châu Âu hay Ukraine mà còn đối với khu vực Đông Á và trên toàn thế giới".
Tại cuộc họp, thủ tướng Nhật Bản cũng kêu gọi Nga và các đảng chính trị ở Ukraine nên nhận ra tầm quan trọng của cuộc bầu cử tổng thống hợp pháp tại Kiev vào ngày 25-5. "Đồng thời để giải quyết tình trạng bất ổn ở Ukraine, chúng ta cần phải đối thoại với Nga" - ông Abe nói thêm.
Trong khi đó, NATO khẳng định sẽ không tham gia quân sự tại Ukraine nhưng sẽ tăng cường an ninh ở các nước thành viên NATO ở Đông Âu. Ông Rasmussen cho hay NATO sẵn sàng triển khai thêm máy bay, tàu chiến và quân đội đến Đông Âu và không do dự thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo quốc phòng, bảo vệ các đồng minh một cách hiệu quả. Tổng thư ký NATO nói rằng tổ chức này hoan nghênh các bước đi của Nhật Bản để trở thành một quốc gia đóng góp tích cực cho nền hòa bình thế giới.
Theo Người lao động
Nga tập trận vì Ukraina mạnh tay trấn áp? Quân đội Nga đã bắt đầu tập trận cường độ mạnh tại biên giới với Ukraina sau khi bạo lực leo thang tại đông Ukraina. Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói rằng các cuộc tập trận của Nga bao gồm duyệt binh và triển khai tập huấn của các lực lượng ở quân khu phía nam và phía tây, và tập huấn của...