G7 cân nhắc áp giá trần dầu mỏ nhập khẩu từ Nga ở mức 65 – 70 USD/thùng
Ngày 23/11, một nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho biết Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đang thảo luận việc áp giá trần đối với dầu mỏ nhập khẩu vận chuyển qua đường biển từ Nga ở mức từ 65 – 70 USD/thùng.
Một cơ sở lọc dầu của Tập đoàn Gazprom, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Đại sứ của 27 quốc gia thành viên EU đang xem xét đề xuất của G7 nhằm đạt được sự đồng thuận về vấn đề trên, tuy nhiên nhiều nước EU hiện vẫn đang bất đồng quan điểm. Theo nhà ngoại giao EU, các nước Ba Lan, Litva và Estonia cho rằng mức giá đề xuất từ 65 – 70 USD/thùng vẫn là quá cao và muốn giảm xuống bằng mức chi phí sản xuất, trong khi Cyprus, Hy Lạp và Malta cho rằng mức giá này quá thấp.
Tuy nhiên, nhà ngoại giao này cho biết hầu hết các nước còn lại trong EU, trong đó có Pháp và Đức – hai quốc gia thành viên G7, đều ủng hộ áp dụng mức giá trần trên nhưng quan ngại về khả năng thực thi. Chỉ có hai quốc gia Ba Lan và Hungary hoàn toàn phản đối việc áp giá trần dầu mỏ của Nga.
Hồi tháng 9, Bộ trưởng Tài chính các nước G7 đã nhất trí áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga và sẽ xem xét thường xuyên để điều chỉnh khi cần thiết, qua đó giúp tăng sự ổn định của thị trường. Theo kế hoạch, giới hạn giá sẽ được áp dụng từ ngày 5/12 tới đối với dầu mỏ và áp dụng từ ngày 5/2/2023 đối với các sản phẩm dầu. Quyết định này là một phần trong các biện pháp trừng phạt nhằm cắt giảm nguồn thu từ dầu mỏ của Nga.
Khoảng 70 – 85% khối lượng dầu mỏ xuất khẩu của Nga được vận chuyển bằng tàu chở dầu. Kế hoạch áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga là nhằm ngăn chặn các công ty vận tải, công ty bảo hiểm và công ty tái bảo hiểm vận chuyển dầu mỏ của Nga trên toàn cầu trừ khi mặt hàng này được bán với giá không cao hơn mức trần do G7 và các nước đồng minh đặt ra. Do các công ty vận tải và bảo hiểm hàng đầu thế giới đều có trụ sở ở các quốc gia thành viên G7, nên việc áp giá trần có thể khiến Nga khó có thể bán dầu mỏ với giá cao hơn.
Hiện dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Nga, đáp ứng khoảng 10% nguồn cung toàn cầu.
Nga cảnh báo đáp trả kế hoạch áp giá trần dầu mỏ của G7
Ngày 5/9, Điện Kremlin cảnh báo sẽ có "các biện pháp đáp trả" liên quan tới đề xuất của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) về việc áp giá trần đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu từ Nga.
Một cơ sở lọc dầu của Tập đoàn Gazprom, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Ngoài ra, Điện Kremlin cũng cho rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây là nguyên nhân dẫn tới quyết định đình chỉ đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 giữa Nga và Đức. Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt đã ảnh hưởng tới công tác bảo trì đường ống, khẳng định việc Nga cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu không mang động cơ chính trị.
Ngày 2/9 vừa qua, các bộ trưởng tài chính thuộc G7 đã nhất trí áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga. Tuyên bố chung nêu rõ các bên cam kết khẩn trương hợp tác nhằm hoàn tất và tiến hành biện pháp này. G7 đang hướng tới việc thiết lập một liên minh rộng lớn nhằm tối ưu hóa hiệu quả của biện pháp, đồng thời hối thúc tất cả các nước định nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga cam kết áp dụng mức giá này hoặc thấp hơn. Mức giá trần ban đầu sẽ dựa trên các tiêu chí kỹ thuật và sẽ thường xuyên được điều chỉnh khi cần thiết. Tuy nhiên, tuyên bố không tiết lộ mức giá cụ thể là bao nhiêu. Theo tuyên bố, G7 đặt mục tiêu triển khai biện pháp này theo cùng lộ trình với các biện pháp liên quan trong gói trừng phạt thứ 6 của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga.
Trước đó, Điện Kremlin cũng khẳng định Nga sẽ ngừng bán dầu cho những nước áp giá trần đối với tài nguyên năng lượng của Nga, biện pháp mà Moskva cho là sẽ gây bất ổn lớn đến thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Châu Âu nguy cơ phụ thuộc vào dầu thô Mỹ khi tìm cách 'thoát dầu Nga' Châu Âu sẽ ngày một phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu từ Mỹ sau khi lệnh cấm vận dầu mỏ chuyên chở bằng đường biển của Nga có hiệu lực từ ngày 5/12 tới. Đây là nhận định của Claudio Descalzi - Giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng Eni (Italy). Châu Âu tìm cách giảm phụ thuộc...