G7 bàn về biển Đông
Hội nghị các nước G7 sẽ thảo luận tình hình biển Đông và nhiều khả năng ra tuyên bố về các hành vi gây hấn của Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ vận động lên án TQ tại hội nghị G7 – Ảnh: Reuters
Tờ The Yomiuri Shimbun ngày 3.6 cho hay nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới – G7 đang cân nhắc đưa các diễn biến tại biển Đông và biển Hoa Đông vào tuyên bố của hội nghị cấp cao diễn ra từ ngày 4 – 5.6. Theo tờ báo Nhật, tuyên bố được G7 đưa ra trong tuần này có thể sẽ nêu rõ tầm quan trọng của việc thượng tôn pháp luật tại biển Đông và biển Hoa Đông. Đây là sự đề cập rõ ràng đến các hoạt động gây hấn liên tục của Trung Quốc (TQ) trong khu vực. Cũng theo nguồn tin này, các nước G7 đang thực hiện sự điều chỉnh cuối cùng về câu chữ trong tuyên bố trên.
Video đang HOT
Mỹ chi 1 tỉ USD để trấn an châu Âu Trong chuyến công du Ba Lan ngày 3.6, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông báo kế hoạch lập quỹ an ninh châu Âu trị giá 1 tỉ USD nhằm trấn an các đồng minh ở đây, theo AFP. Số tiền này dùng để thúc đẩy sự hiện diện của quân đội Mỹ khắp châu Âu. Cụ thể, Mỹ sẽ đẩy mạnh các cuộc diễn tập quân sự, các sứ mệnh huấn luyện quân sự cũng như tăng cường lực lượng luân phiên tại châu Âu. Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định an ninh châu Âu là “nền tảng đối với an ninh chúng tôi và điều này là bất khả xâm phạm”. C.Y
Diễn ra tại thủ đô Brussels (Bỉ), hội nghị G7 dự kiến tập trung thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp tại biển Đông và biển Hoa Đông, các nước trong khối có thể sẽ ra tuyên bố bày tỏ lo ngại về sự bành trướng trên biển một cách hung hăng của TQ. Là đại diện duy nhất của châu Á trong khối G7, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe được cho là sẽ nhân cơ hội này tìm kiếm sự đồng thuận của các nước lớn trên thế giới nhằm phản đối nỗ lực thay đổi hiện trạng bằng vũ lực tại biển Đông và biển Hoa Đông.
Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga cho biết Thủ tướng Abe sẽ gặp lãnh đạo các nước G7 tại Brussels. Mục đích của các cuộc gặp nhằm “trao đổi thẳng thắn mọi quan điểm về các vấn đề rộng lớn”, ông Suga nói thêm. Theo hãng tin Kyodo News, một ngày trước khi lên đường công du châu Âu vào hôm qua, ông Abe đã có những lời phát biểu mạnh mẽ trước các quan chức chính phủ rằng: “Chúng ta sẽ nêu rõ (tại hội nghị G7) rằng chúng ta sẽ không bao giờ chấp nhận việc sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng tại biển Hoa Đông và biển Đông”.
Những vấn đề đang khiến Tokyo bức xúc dĩ nhiên sẽ không thể thiếu chuyện TQ gần đây có hàng loạt hành động gây hấn với một số nước láng giềng, mà nổi cộm là việc Bắc Kinh đơn phương hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển VN cũng như đâm chìm tàu ngư dân VN. Hay như việc tàu TQ liên tục xuất hiện tại các vùng biển tranh chấp với Nhật trong thời gian qua. Ngoài một số vấn đề nêu trên, chương trình nghị sự của G7 lần này còn bàn thảo về nền kinh tế thế giới, các vấn đề năng lượng, khí hậu cũng như chương trình hạt nhân của Iran…
Theo TNO
Báo Nga: Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam
Báo Gazeta.ru (Nga) ngày 1-6 đăng tải một bài viết trong đó đưa ra những bằng chứng lịch sử chứng minh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu chấp pháp Việt Nam
Ảnh trên báo Gazeta.ru
Theo tác giả bài báo Vladimr Koryagin cho biết, những cuộc xung đột nhằm khẳng định chủ quyền trên Biển Đông đã trở thành điểm nóng tiềm tàng và có thể "kích hoạt" cho một cuộc thế chiến thứ 3 trong thế kỷ XXI. Vấn đề tranh chấp này đã có từ hàng thế kỷ, nhưng nó đã bùng phát trở lại trong thời gian gần đây. Về cơ bản, các nước trong diện tranh chấp trên vùng biển này đều đưa ra những bằng chứng là những tấm bản đồ cổ, hải trình... để khẳng định chủ quyền đối với những hòn đảo của mình.
Đặc biệt, quần đảo Hoàng Sa lần đầu tiên được nhắc đến cách nay đã hơn 400 năm với cái tên "Cát vàng" trong "Tuyển tập bản đồ chỉ dẫn các con đường xuống phía Nam" là của Việt Nam chứ không hề nhắc tới trong lịch sử nhà Thanh (Trung Quốc). Và năm 1721, Việt Nam đã lập cơ quan hành chính "Hoàng Sa" để phục vụ cho các hoạt động hàng hải cũng như khai thác các hòn đảo ở Biển Đông. Trong khi đó, "Đại sử ký Triều Thanh" lại không hề nhắc tới 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra, Hoàng Sa cũng được nhắc đến trong những cuốn hải trình của các thủy thủ Hà Lan và Pháp, đồng thời khẳng định chính người Việt Nam đã xây dựng một số hạm đội nhỏ trên quần đảo Hoàng Sa nhằm kiểm soát các tàu đánh cá nước ngoài.
Theo ANTD
Kỳ 5: Tỉnh táo, có lý trí, không mắc mưu Trung Quốc Căn cứ vào các lý thuyết và thông qua quá trình xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà các bên nêu ra (như đã đề cập ở 4 kỳ trước), có thể đưa ra nhận xét: Trung Quốc đã và đang cố gắng viện dẫn tài liệu địa lý, lịch sử để...