G20 với áp lực thay đổi

Theo dõi VGT trên

Thế kỷ trước, 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã cùng nhau ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong những năm 1990.

Mặc dù nhóm này bao gồm nhiều quốc gia đến từ Nam bán cầu, nhưng các thành viên phương Tây giàu có thường có ảnh hưởng lớn nhất và gạt bỏ ưu tiên của các nước đang phát triển ra khỏi bàn đàm phán khiến G20 trở thành một trong nhiều ví dụ của việc phương Tây chi phối các vấn đề toàn cầu tới mức gây tổn hại cho phần còn lại của thế giới.

Mất cân bằng

Nhưng khi các nhà lãnh đạo nhóm họp tại Ấn Độ lần này, ngay sau nhiệm kỳ chủ tịch của Indonesia và trước thềm nhiệm kỳ chủ tịch của Brazil, G20 đã sẵn sàng mở ra một kỷ nguyên chưa từng có không chỉ về ảnh hưởng mà còn về công bằng kinh tế cho khu vực Nam bán cầu.

G20 với áp lực thay đổi - Hình 1
Các nhà lãnh đạo tham dự G20 tại New Delhi, Ấn Độ trong phiên họp chuẩn bị cho Tuyên bố chung.

Sự lãnh đạo quốc tế mất cân bằng, trong và ngoài G20, đã tạo ra một hệ thống không phù hợp với tất cả các nước: Hệ thống này khiến các quốc gia bị bỏ qua gặp khó khăn về tài chính. Các quốc gia đang phát triển nhận thấy họ đang phải chịu gánh nặng nợ nần, chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và không thể cân nhắc các vấn đề mà họ quan tâm nhất, trong khi phương Tây tương đối giàu có hơn lại quyết định số phận của họ. Nhiều nước chỉ có một phần nhỏ tiếng nói trong Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các tổ chức tài chính khác trong việc đặt ra các điều kiện cho sự phát triển kinh tế của mình. Và mặc dù họ cũng phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu và vật lộn với các công nghệ mới nổi giống như phần còn lại của thế giới, nhưng rõ ràng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số không đồng đều và tác động của đại dịch COVID-19 cho thấy họ không có cùng cách tiếp cận các giải pháp.

Nợ công đã trở thành nguyên nhân cũng như hậu quả của tình trạng bất bình đẳng toàn cầu. Khoảng 60% số quốc gia có thu nhập thấp và số quốc gia có thu nhập trung bình đang trong cảnh nợ nần chồng chất và buộc phải trả lãi suất – số tiền lẽ ra họ sẽ chi cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và cơ sở hạ tầng cho người dân. Nigieria dành hơn 95% doanh thu để trả nợ, trong khi các nước giàu có hơn trả lãi suất thấp hơn nhiều và chỉ chi một phần nhỏ tài sản để trả nợ. Năm 2022, Mỹ chỉ chi 2% GDP để trả nợ quốc gia. Việc tìm kiếm một khuôn khổ công bằng hơn cho tài chính quốc tế không chỉ là nhu cầu kinh tế, mà còn là vấn đề đạo đức.

Việc chứng kiến Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, tận dụng chức chủ tịch G20 để tập trung vào các vấn đề tác động đến phần lớn các nước trên toàn cầu, nhất là những vấn đề liên quan đến công bằng kinh tế, là điều đáng khích lệ. Khi mới bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch G20, Ấn Độ đã triệu tập các nước đi vay lẫn các nước cho vay tại Hội nghị bàn tròn về nợ công toàn cầu lần đầu tiên đầy hứa hẹn, do Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ cũng như đại diện của WB và IMF đồng chủ trì. Sức ép từ G20 có thể đẩy nhanh việc giảm nợ cho các nước đang gặp khó khăn và tập hợp thêm nhiều nước cho vay ngoài nhóm truyền thống gồm các quốc gia phát triển được gọi là Câu lạc bộ Paris. Sức ép này cũng có thể giúp huy động nguồn tài chính ưu đãi lớn hơn, bao gồm cả vốn vay lãi suất thấp, viện trợ không hoàn lại và đầu tư tư nhân.

Video đang HOT

Mục tiêu giảm nợ công

Bản thân nhiều quốc gia G20 cũng là chủ nợ, và điều này mang lại cho họ cơ hội cải thiện Khuôn khổ chung của G20 về giảm nợ. Họ cũng có thể điều tiết vốn tư nhân trong phạm vi biên giới của mình và khuyến khích sự tham gia công bằng hơn vào các thỏa thuận cho vay. Với một chương trình nghị sự bao gồm nhiều kế hoạch hành động – từ cơ cấu lại khoản vay đến xóa nợ, hội nghị bàn tròn có khả năng thực hiện các bước quan trọng hướng tới cải cách cách thức cung cấp tài chính cho các nước đang phát triển.

G20 với áp lực thay đổi - Hình 2
Còn nhiều mục tiêu kinh tế mà G20 cần phải hướng tới.

Cải cách tài chính phát triển là vấn đề nổi bật tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2023, dựa trên nỗ lực của Indonesia trong việc xem xét lại giới hạn cho vay của các ngân hàng phát triển đa phương trong nhiệm kỳ chủ tịch G20 của nước này. Năm 2023, G20 kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên và tổ chức đối tác mở rộng nguồn đầu tư, có thể dự đoán và bền vững hơn cho các nền kinh tế mới nổi.

Một nguồn tài trợ bổ sung tiềm năng có thể đến từ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) – một dạng tài sản do IMF phát hành để bổ sung vào nguồn dự trữ tiền tệ. Không được sử dụng đúng mức bởi các quốc gia giàu có hơn và không được phân bổ đúng mức cho những nước có nhu cầu cao nhất, SDR có thể làm tăng tính thanh khoản của các nước đang phát triển trong những giai đoạn phục hồi kinh tế quan trọng. Sức ép tại G20 buộc các nước giàu có hơn phải phân phối lại tài sản cho các nước nghèo hơn nhằm đảm bảo các nguồn lực được phân bổ công bằng hơn, dựa trên nhu cầu chứ không phải dựa trên quy mô của nền kinh tế quốc gia, ngày càng tăng.

Ngoài cải cách tài chính phát triển, G20 có thể dẫn đầu trong việc thực hiện trách nhiệm xây dựng một hệ thống tài chính toàn cầu công bằng hơn bằng cách vận động các nước khác và khu vực tư nhân chấp nhận mức thuế doanh nghiệp quốc tế cao hơn và đầu tư nhiều hơn vào hàng hóa công toàn cầu, như trong lĩnh vực bảo tồn môi trường và phát triển công nghệ. Khi làm vậy, G20 có thể hỗ trợ đầu tư vào các nước đang phát triển mang lại lợi tức cho tất cả các nước.

Khuếch đại tiếng nói từ Nam bán cầu

Ấn Độ cũng đã tận dụng vai trò Chủ tịch G20 để khuếch đại tiếng nói từ Nam bán cầu, vốn đã bị từ chối một ghế tại hội nghị. Đáng chú ý nhất là việc Ấn Độ bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất trao cho Liên minh châu Phi (AU) tư cách thành viên thường trực chính thức trong G20, mà lẽ ra phải được đưa ra từ lâu. Đề xuất này cũng nhận được sự ủng hộ của Brazil, Nhật Bản, Nam Phi, Mỹ và nhiều thành viên khác. Sự vắng mặt của AU, nhất là khi Liên minh châu Âu (EU) là thành viên lâu năm của nhóm này, đã làm suy yếu tính hợp pháp của một diễn đàn được cho là mang tính đại diện. Việc bao gồm cả AU sẽ bổ sung khía cạnh có giá trị và bị loại trừ từ lâu của một trong những khu vực năng động và phát triển nhanh nhất thế giới.

G20 với áp lực thay đổi - Hình 3
Rio de Janeiro, Brazil sẽ là nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2024.

Việc ra quyết định trong nhóm mở rộng này sẽ trở nên khó khăn hơn, tuy nhiên, điều này sẽ chỉ phản ánh tình trạng quản trị toàn cầu, vốn đã phát triển quá mức cần thiết, vượt ra ngoài hiện trạng mang tính tập trung, loại trừ của thế kỷ 20. G21 có thể bừa bộn, nhưng sẽ đáng tin cậy hơn G20, vì nó thu hút sự quan tâm của cả G7 do phương Tây chi phối và các cường quốc BRICS mới nổi và đang mở rộng (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và một số thành viên mới). Chỉ bằng cách phản ánh lợi ích tập thể thì một nhóm năng động như vậy mới có thể tạo ra các chiến lược có ý nghĩa.

Các quốc gia thành viên rất hào hứng với việc mở rộng nhóm và sự hào hứng này sẽ tiếp tục gia tăng. Nếu G20 muốn duy trì vai trò của mình với tư cách một tổ chức, thì họ phải tiếp tục chuyển đổi theo hướng mở rộng. Dựa trên mô hình của 2 nhiệm kỳ chủ tịch G20 trước đây, các nhà lãnh đạo trên trường quốc tế phải tạo điều kiện để những bên phải đối mặt với thách thức có thể tham gia xây dựng các giải pháp đổi mới, như việc Indonesia tập trung vào cải cách ngân hàng phát triển đa phương và Ấn Độ tiếp tục ủng hộ đề xuất trao tư cách thành viên chính thức cho AU.

G20 với áp lực thay đổi - Hình 4
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bàn giao cương vị Chủ tịch G20 cho Tổng thống Brazil Lula da Silva.

Các quốc gia Nam bán cầu đã xây dựng được nhiều công cụ mạnh mẽ cho quá trình chuyển đổi của riêng họ. Ở Indonesia, những nỗ lực do người bản địa dẫn đầu nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu đã trở thành mô hình bảo tồn thông minh và toàn diện. Các nhà lãnh đạo Ấn Độ đã đầu tư vào giáo dục để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua Viện Khoa học, công nghệ và quản lý Ấn Độ, cũng như các tổ chức nghiên cứu hàng đầu – một vài trong số đó được Quỹ Ford hỗ trợ khi mới thành lập. Các nước đang phát triển có các thể chế và chuyên môn để làm gương dẫn dắt các cuộc đối thoại về cải cách toàn cầu. Giờ đây, nhiệm vụ của G20 và các cơ quan quản lý toàn cầu khác là đi theo sự dẫn dắt của họ và góp phần thúc đẩy sự phát triển của các chiến lược đó trên quy mô lớn.

Phát huy động lực

Với nhiệm kỳ Chủ tịch G20 sắp tới, Brazil và Nam Phi có cơ hội phát huy động lực mà các nước tiền nhiệm đã tạo ra. Giống như việc các quốc gia đã cùng nhau hợp tác hơn 3 thập kỷ trước để thừa nhận “trách nhiệm chung như có sự khác biệt” trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, Hội nghị thượng đỉnh New Delhi và những hội nghị kế tiếp phải điều chỉnh các ưu tiên chung của G20 hướng tới một nền kinh tế toàn cầu công bằng hơn.

G20 với áp lực thay đổi - Hình 5
Những nước nghèo như Nigieria dành hơn 95% doanh thu để trả nợ, trong khi các nước giàu chỉ chi một phần nhỏ.

Trong 4 năm qua, việc thiết lập tiêu chuẩn mới – chứ không phải việc vị trí chủ tịch G20 thuộc về các nước đang phát triển – mới là điều bất thường. Đó có thể là sự khởi đầu của một G20 tập trung vào trí tuệ của những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hành động của nhóm, hiểu được rằng nợ là cơ chế cần thiết cho sự tăng trưởng, chứ không phải là công cụ trừng phạt cản trở tăng trưởng; coi quyền tham gia hoạt động kinh tế là điều kiện tiên quyết cần thiết cho hành động hợp tác, và tập hợp các đối tác thuộc khu vực tư nhân, các tổ chức từ thiện và các tổ chức khác xây dựng các hệ thống và giải pháp phù hợp cho tất cả các nước.

COP27: Các nhà đàm phán đạt được thỏa thuận về quỹ khí hậu

Ngày 19/11, các nhà đàm phán tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), được tổ chức tại Ai Cập, đã đạt được một thỏa thuận có thể mang tính đột phá về vấn đề gai góc nhất, theo đó lập một quỹ đền bù cho những nước nghèo chịu tác động của tình trạng thời tiết cực đoan trầm trọng hơn do phát thải của các nước giàu.

COP27: Các nhà đàm phán đạt được thỏa thuận về quỹ khí hậu - Hình 1
Toàn cảnh Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập, ngày 6/11/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu với hãng tin AP, Bộ trưởng Môi trường Maldives Aminath Shauna nêu rõ: "Có một thỏa thuận về tổn thất và thiệt hại". Thỏa thuận này vẫn cần được nhất trí thông qua trong cuộc bỏ phiếu vào chiều cùng ngày.

Theo dự thảo đề xuất đền bù, còn gọi là vấn đề "tổn thất và thiệt hại", các nước phát triển được yêu cầu đóng góp vào quỹ đền bù, cùng với các nguồn kinh phí tư nhân và quỹ công khác như các thể chế tài chính quốc tế.

Trong các cuộc đàm phán tại COP27, các nước nghèo nhất đóng góp ít lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính đã thống nhất kêu gọi việc thành lập quỹ nêu trên.

Tuy nhiên, đề xuất không ràng buộc việc lập quỹ mới với nỗ lực giảm phát thải, hay hạn chế chỉ các nước dễ bị tổn thương nhất mới được nhận đền bù - như đề xuất trước đó của Liên minh châu Âu.
Việc đạt được đột phá này mang lại hy vọng cho các cuộc đàm phán tại COP27 nhằm đạt được thỏa thuận cuối cùng của hội nghị.

Trước đó, Ai Cập thông báo các cuộc đàm phán tại COP27 kéo dài thêm một ngày, đến ngày 19/11. Ngoại trưởng Ai Cập đồng thời là Chủ tịch COP27 - ông Sameh Shoukry - nêu rõ chương trình nghị sự của COP27 có sự thay đổi đột ngột do cần thêm thời gian để các bên tiếp tục đàm phán nhằm thống nhất những nội dung quan trọng của một thỏa thuận cuối cùng, trong đó có nội dung về quỹ bồi thường cho những nước nghèo chịu tác động của biến đổi khí hậu.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chủ tịch Samsung được tuyên trắng án trong vụ sáp nhập đình đám cách đây 10 nămChủ tịch Samsung được tuyên trắng án trong vụ sáp nhập đình đám cách đây 10 năm
06:38:57 04/02/2025
Tỉ phú Musk kiểm soát hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính MỹTỉ phú Musk kiểm soát hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính Mỹ
07:01:37 05/02/2025
Hối hận muộn màng của nước AnhHối hận muộn màng của nước Anh
21:31:25 04/02/2025
Ông Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung QuốcÔng Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung Quốc
22:17:38 04/02/2025
Động thái của Panama sau khi Mỹ ra 'tối hậu thư' liên quan kênh đàoĐộng thái của Panama sau khi Mỹ ra 'tối hậu thư' liên quan kênh đào
09:10:36 04/02/2025
Bí ẩn thông số độ cao trong thảm kịch hàng không khiến 67 người chếtBí ẩn thông số độ cao trong thảm kịch hàng không khiến 67 người chết
19:26:06 04/02/2025
Tỷ phú Elon Musk: Đóng cửa USAID là một phần trong nỗ lực cắt giảm chi phí chính phủTỷ phú Elon Musk: Đóng cửa USAID là một phần trong nỗ lực cắt giảm chi phí chính phủ
15:16:31 04/02/2025
Trung Quốc lập tức đáp trả đòn áp thuế của MỹTrung Quốc lập tức đáp trả đòn áp thuế của Mỹ
07:17:04 05/02/2025

Tin đang nóng

Đỗ Mỹ Linh xử lý "cao tay" giữa lúc chồng đại gia liên tục vướng tranh cãi thái độĐỗ Mỹ Linh xử lý "cao tay" giữa lúc chồng đại gia liên tục vướng tranh cãi thái độ
06:30:41 05/02/2025
Xôn xao hình ảnh nghi Từ Hy Viên đau đớn đến mức không thể kìm nén khi đổ bệnh ở Nhật BảnXôn xao hình ảnh nghi Từ Hy Viên đau đớn đến mức không thể kìm nén khi đổ bệnh ở Nhật Bản
06:25:53 05/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên bình luận gây sốc: "Người chết lẽ ra nên là anh"Chồng cũ Từ Hy Viên bình luận gây sốc: "Người chết lẽ ra nên là anh"
06:33:34 05/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên mang tiếng "đạo đức giả", vợ "hot girl" cầu xin netizen 1 điềuChồng cũ Từ Hy Viên mang tiếng "đạo đức giả", vợ "hot girl" cầu xin netizen 1 điều
07:30:24 05/02/2025
Cặp đôi cực phẩm nhan sắc yêu lại sau 9 năm, nhà gái đẹp nức nở được cả MXH tung hôCặp đôi cực phẩm nhan sắc yêu lại sau 9 năm, nhà gái đẹp nức nở được cả MXH tung hô
05:59:29 05/02/2025
Cảnh sát khống chế người cha nhốt, đánh con suốt 7 giờCảnh sát khống chế người cha nhốt, đánh con suốt 7 giờ
07:42:46 05/02/2025
Cảnh hỗn loạn người đàn ông lao vào gây sự giữa buổi họp fan Anh Trai Vbiz gây tranh cãi kịch liệtCảnh hỗn loạn người đàn ông lao vào gây sự giữa buổi họp fan Anh Trai Vbiz gây tranh cãi kịch liệt
06:23:06 05/02/2025
Sao Hàn 5/2: Kwon Sang Woo quỳ gối cầu xin khán giả, tuyên chiến Song Hye KyoSao Hàn 5/2: Kwon Sang Woo quỳ gối cầu xin khán giả, tuyên chiến Song Hye Kyo
07:36:03 05/02/2025

Tin mới nhất

Hai nhân viên bị bắt vì tuồn video thảm kịch hàng không cho CNN

Hai nhân viên bị bắt vì tuồn video thảm kịch hàng không cho CNN

06:57:49 05/02/2025
Hai nhân viên của sân bay quốc gia Ronald Reagan Washington ở vùng phụ cận thủ đô Washington (Mỹ) đã bị bắt vì tuồn đoạn video ghi lại toàn cảnh thảm kịch hàng không chết chóc đêm 29.1 cho Đài CNN.
Đằng sau những mong muốn của Tổng thống Trump từ Canada và Mexico?

Đằng sau những mong muốn của Tổng thống Trump từ Canada và Mexico?

06:55:02 05/02/2025
Chúng tôi có thâm hụt lớn với Canada giống như với tất cả các quốc gia khác , ông Trump phát biểu từ Phòng Bầu dục. Điều tôi muốn thấy - Canada trở thành tiểu bang thứ 51 của chúng ta .
Mỹ ra mắt UAV mang hình dáng quả bóng bầu dục

Mỹ ra mắt UAV mang hình dáng quả bóng bầu dục

06:53:45 05/02/2025
Công ty XDOWN tại Mỹ vừa công bố chi tiết mẫu máy bay không người lái chiến thuật được thiết kế cho nhiệm vụ tác chiến nhanh và bí mật.
Cảnh sát biển Italy giải cứu 130 người di cư trên biển

Cảnh sát biển Italy giải cứu 130 người di cư trên biển

06:53:27 05/02/2025
Những người di cư được giải cứu chủ yếu là người Afghanistan và người Iran, cùng với 9 người Iraq và 6 người Pakistan, trong đó có 27 phụ nữ và 30 trẻ vị thành niên, bao gồm cả 6 trẻ em không có người đi kèm.
Mỹ sắp thông qua gói vũ khí trị giá 1 tỉ USD cho Israel

Mỹ sắp thông qua gói vũ khí trị giá 1 tỉ USD cho Israel

06:51:32 05/02/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Quốc hội phê duyệt việc chuyển giao gói vũ khí mới trị giá khoảng 1 tỉ USD cho Israel.
Hy Lạp: Hàng nghìn người phải sơ tán sau các trận động đất tại Santorini

Hy Lạp: Hàng nghìn người phải sơ tán sau các trận động đất tại Santorini

06:50:18 05/02/2025
Santorini nằm trên đỉnh một ngọn núi lửa phun trào lần cuối vào năm 1950. Tuy nhiên, ngày 3/2, các chuyên gia khẳng định các trận động đất liên tiếp không liên quan đến hoạt động núi lửa .
Bắt đầu đàm phán ngừng bắn Gaza giai đoạn 2

Bắt đầu đàm phán ngừng bắn Gaza giai đoạn 2

06:47:58 05/02/2025
Hôm qua 2.2, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khởi hành sang Mỹ để gặp Tổng thống Donald Trump và bàn về các vấn đề quan trọng cho hòa bình Trung Đông.
Iran ra mắt tên lửa mới có khả năng 'tạo ra địa ngục cho tàu địch'

Iran ra mắt tên lửa mới có khả năng 'tạo ra địa ngục cho tàu địch'

06:44:32 05/02/2025
Lực lượng hải quân thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ngày 1.2 hé lộ một cơ sở tên lửa ngầm mới ở bờ biển phía nam nước này.
Điểm lại 5 động thái mà Trung Quốc đồng loạt thực hiện sau khi bị Mỹ áp thuế 10%

Điểm lại 5 động thái mà Trung Quốc đồng loạt thực hiện sau khi bị Mỹ áp thuế 10%

06:28:41 05/02/2025
Trung Quốc cũng công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới đối với kim loại và hóa chất hiếm, bao gồm tungsten, tellurium, bismuth và molybdenum. Đây là những vật liệu được sử dụng trong nhiều thiết bị công nghiệp.
Vịnh Guantanamo chuẩn bị cho làn sóng di cư thời Tổng thống Trump

Vịnh Guantanamo chuẩn bị cho làn sóng di cư thời Tổng thống Trump

06:26:54 05/02/2025
Hoạt động mới sẽ đòi hỏi phải tăng cường nhân viên và hàng hóa đến căn cứ biệt lập này, nơi hoàn toàn phụ thuộc vào các sứ mạng tiếp tế đường không và đường biển từ Mỹ.
Tổng thống Trump ủng hộ Israel, cứng rắn với Liên hợp quốc

Tổng thống Trump ủng hộ Israel, cứng rắn với Liên hợp quốc

06:24:44 05/02/2025
Cùng thời điểm đó, Israel cũng tăng cường gây sức ép lên UNRWA. Quốc hội Israel (Knesset) đã thông qua 2 dự luật cấm UNRWA hoạt động trên lãnh thổ Israel, bao gồm cả khu vực Đông Jerusalem.
Anh cân nhắc biện pháp tránh thuế quan từ chính quyền Tổng thống Trump

Anh cân nhắc biện pháp tránh thuế quan từ chính quyền Tổng thống Trump

06:22:46 05/02/2025
Bên cạnh khí đốt, Anh cũng có thể xem xét nhập khẩu thêm vũ khí từ Mỹ để củng cố quan hệ song phương. Một trong những lựa chọn đang được cân nhắc là mua thêm máy bay chiến đấu F-35 do Mỹ sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

Sơn La - điểm đến lý tưởng du xuân đầu năm

Sơn La - điểm đến lý tưởng du xuân đầu năm

Du lịch

08:16:08 05/02/2025
Sự kết hợp của điểm đến Mộc Châu, sắc màu văn hóa và những lễ hội ấn tượng đã giúp Sơn La thu hút lượng khách cao kỷ lục, thu về gần 300 tỷ đồng từ dịch vụ du lịch dịp Tết Nguyên đán năm 2025.
Nữ nhân viên bị sa thải vì không đủ năng lực làm việc: Tòa án tuyên bố công ty phải bồi thường hơn 127 triệu đồng

Nữ nhân viên bị sa thải vì không đủ năng lực làm việc: Tòa án tuyên bố công ty phải bồi thường hơn 127 triệu đồng

Lạ vui

08:14:20 05/02/2025
Công ty đã kháng cáo và kiện lên tòa án cấp cao hơn nhưng vẫn phải bồi thường nữ nhân viên này. Nữ nhân viên được ký hợp đồng vô thời hạn bất ngờ bị sa thải
Những dấu hiệu vi phạm trong vụ clip cô gái rơi khỏi ô tô khi xe đang chạy

Những dấu hiệu vi phạm trong vụ clip cô gái rơi khỏi ô tô khi xe đang chạy

Tin nổi bật

08:07:40 05/02/2025
Đoạn video ghi lại cảnh một cô gái rơi khỏi ô tô khi xe đang di chuyển trên đường cho thấy người lái xe có dấu hiệu vi phạm luật giao thông.
Dàn diễn viên 'Vườn sao băng' sau 24 năm: Người bạc mệnh, người mắc bệnh lạ

Dàn diễn viên 'Vườn sao băng' sau 24 năm: Người bạc mệnh, người mắc bệnh lạ

Sao châu á

08:04:21 05/02/2025
Sau 24 năm kể từ khi Vườn sao băng gây sốt, cuộc sống của dàn diễn viên có hướng đi khác biệt, người ra đi ở tuổi 49, người mắc bệnh lạ khiến fan xót xa.
Đề nghị truy tố 2 đối tượng dụ dỗ 8 thiếu nữ làm nhân viên phục vụ quán karaoke

Đề nghị truy tố 2 đối tượng dụ dỗ 8 thiếu nữ làm nhân viên phục vụ quán karaoke

Pháp luật

07:54:56 05/02/2025
Ngày 4/2, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Hải Dương cho biết đã hoàn thành bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện KSND tỉnh Hải Dương đề nghị truy tố 2 đối tượng về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm ph...
Tình báo Hàn Quốc tiết lộ lý do binh sĩ bên thứ bất ngờ 'mất tích' ở Kursk của Liên bang Nga

Tình báo Hàn Quốc tiết lộ lý do binh sĩ bên thứ bất ngờ 'mất tích' ở Kursk của Liên bang Nga

Uncat

07:38:08 05/02/2025
Ông Podolyak khi đó đã dẫn báo cáo từ Lực lượng Đặc nhiệm Ukraine cho biết một số đơn vị của quân đội bên thứ ba đã bị rút khỏi tiền tuyến ở tỉnh Kursk của Liên bang Nga.
Sao Việt 5/2: Lệ Quyên khoe 'eo con kiến', MC Mai Ngọc bầu bí vẫn sành điệu

Sao Việt 5/2: Lệ Quyên khoe 'eo con kiến', MC Mai Ngọc bầu bí vẫn sành điệu

Sao việt

07:33:51 05/02/2025
Lệ Quyên được khen sắc vóc ngày càng trẻ đẹp từ khi có tình yêu, MC Mai Ngọc vẫn giữ được những nét thon gọn dù đang mang bầu.
Phát hiện não người ngày càng có nhiều vi nhựa

Phát hiện não người ngày càng có nhiều vi nhựa

Sức khỏe

07:29:25 05/02/2025
Một nghiên cứu mới phát hiện lượng vi nhựa trong não người gia tăng trong những năm qua, phần nào phản ánh tình trạng ô nhiễm vi nhựa báo động.
Hoa hậu Vbiz bị miệt thị ngoại hình, visual thế nào mà "không xứng với tình tin đồn"?

Hoa hậu Vbiz bị miệt thị ngoại hình, visual thế nào mà "không xứng với tình tin đồn"?

Hậu trường phim

07:27:44 05/02/2025
Tạo hình một cô thợ làm bánh mì, mái tóc không tạo kiểu, trang phục đơn giản, không mấy phấn son khiến Thiên Ân bị cho là kém sắc, khác xa hình ảnh xinh đẹp thường thấy ngoài đời.
Đi về miền có nắng - Tập 17: Giám đốc trẻ vào bếp để cua mẹ đơn thân

Đi về miền có nắng - Tập 17: Giám đốc trẻ vào bếp để cua mẹ đơn thân

Phim việt

07:01:25 05/02/2025
Phong đến nhà Dương đích và thân vào bếp để trổ tài nấu ăn để chiều lòng bé Bin và muốn chinh phục trái tim Dương.
NATO lên kế hoạch hạn chế quyền lực của Tổng thống Zelensky

NATO lên kế hoạch hạn chế quyền lực của Tổng thống Zelensky

06:17:16 05/02/2025
Các nhà lãnh đạo phương Tây đang tìm cách đóng băng xung đột bằng cách thúc đẩy Moskva và Kiev đàm phán, nhưng Tổng thống Zelensky bị coi là rào cản, theo SVR.