G20: Thuế doanh nghiệp công nghệ sẽ giúp tăng thêm 100 tỷ USD/năm
Ngày 22/2, quan chức của G20 cho biết, các nền kinh tế hàng đầu cần thống nhất trong việc đối phó với hành động “tối ưu hóa thuế” của các gã khổng lồ công nghệ như Google, Amazon và Facebook.
Các quy tắc toàn cầu đang được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xây dựng sẽ yêu cầu các công ty công nghệ nộp thuế ở nơi họ kinh doanh, thay vì nơi họ đăng ký các công ty con. OECD cho rằng các quy định này có thể làm tổng nguồn thu thuế các quốc gia tăng thêm 100 tỷ mỗi năm.
Lời kêu gọi trên chủ yếu nhằm vào Mỹ, quê nhà của những công ty công nghệ lớn nhất trên thế giới, trong một nỗ lực nhằm tránh việc thông qua các quy tắc trên bị lùi lại cho tới sau cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11/2020.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo về thuế bên lề cuộc họp các bộ trưởng tài chính và ngân hàng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra trong hai ngày 22-23/2 ở Riyadh, thủ đô của Saudi Arabia, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz nhấn mạnh “không có thời gian để chờ đợi cho đến cuộc bầu cử”.
Chủ đề đánh thuế doanh nghiệp công nghệ và sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu là hai trong số những trọng tâm thảo luận của các nhà lãnh đạo tài chính G20 tại cuộc họp nói trên.
OECD muốn đưa ra một tỷ lệ thuế tối thiểu mà các công ty công nghệ sẽ phải nộp và tìm kiếm một thỏa thuận về vấn đề này vào đầu tháng Bảy tới, và đạt được sự thông qua của G20 vào cuối năm nay.
Cuộc họp lần này diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Tài chính Saudi Arabia Mohammed ak-Jadaan và Thống đốc Ngân hàng trung ương nước này Ahmed al-Kholifey, giữa bối cảnh báo động gia tăng về diễn biến và mức độ nghiêm trọng của dịch COVID-19.
Phát biểu trong một cuộc họp tại Riyadh ngày 21/2, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết, tác động của dịch COVID-19 có thể chỉ trong ngắn hạn, song diễn ra đúng thời điểm nền kinh tế toàn cầu vẫn yếu. Tác động kinh tế có thể có hình chữ V, với việc Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc giảm mạnh sau đó là hồi phục nhanh. Bên cạnh đó, người đứng đầu IMF cảnh báo tác động của bệnh dịch với các quốc gia khác khi COVID-19 lây lan nhanh./.
Q.Chung (Theo Reuters)
Cách nào để chặn 'ngân hàng bóng tối'?
Hiệp hội Libra, một tổ chức độc quyền, không được kiểm soát do Facebook dẫn đầu, có thể trở thành một "ngân hàng bóng tối" toàn cầu hay thậm chí là một ngân hàng trung ương toàn cầu không chỉ làm bối rối mà còn gây lo ngại lớn.
Video đang HOT
Mỹ và nhiều nước đang tìm cách ngăn chặn đồng tiền Libra của Facebook trong khi nó có thể hình thành nên những "ngân hàng bóng tối".
Nhiều nước lo lắng
Cảnh báo trên nằm trong lá thư "khẩn" mới đây của Chủ tịch Ủy ban Ổn định tài chính của Mỹ (FSB) Randal Quarles gửi tới Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cảnh báo đối với loại tiền điện tử Libra do Facebook phát hành.
Trong bức thư của mình, ông Quarles kêu gọi cần khai thác lợi ích của đổi mới tài chính và công nghệ, bao gồm cả các rủi ro. Ông đặc biệt liên hệ tới việc sử dụng "tài sản tiền điện tử" cho mục đích thanh toán cá nhân và nói rằng việc sử dụng rộng rãi các loại tiền điện tử cần được giám sát chặt chẽ hơn để đảm bảo tuân thủ theo các quy định tiêu chuẩn cao.
Ngân hàng Thanh toán quốc tế cũng cảnh báo tiền điện tử do các công ty công nghệ lớn phát hành có thể nhanh chóng thiết lập vị trí thống trị trong nền tài chính toàn cầu, đe dọa sự cạnh tranh và ổn định.
Cùng lo ngại vấn đề trên, hơn 30 tổ chức quốc tế đã từng gửi yêu cầu tương tự tới Facebook với lý do các hệ thống quản lý Mỹ và nước ngoài chưa chuẩn bị cho các câu hỏi về "chủ quyền quốc gia, quyền doanh nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng" và các vấn đề khác do dự án tiền ảo gây ra. Các nhà lập pháp Mỹ cũng cho biết, họ muốn tổ chức phiên điều trần công khai về "rủi ro và lợi ích của tiền ảo và tìm các biện pháp quản lý".
Ở một diễn biến khác, ngay từ khi "sáng kiến" đồng Libra của CEO Mark Zuckerberg của Facebook cũng làm Hạ viện Mỹ sốt sắng với các biểu hiện tài chính tiêu cực bởi nguy cơ làm đồng USD suy yếu.
Nhóm các nhà lập pháp tại Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ cũng đưa ra các kiến nghị đến Facebook, yêu cầu lập tức dừng phát triển Libra cho đến khi các nhà quản lý có thời gian kiểm tra kế hoạch. Tuy nhiên, đồng tiền Libra vẫn ra đời dù không được đón nhận như kỳ vọng.
Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng đang lo ngại về Libra. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire kêu gọi lãnh đạo các ngân hàng trung ương G7 soạn thảo các quy định với đồng tiền này.
Nguy cơ sụp đổ hệ thống ngân hàng trên diện rộng
Trong quá trình chuẩn bị cho dự án này, CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã đàm phán với các ngân hàng trung ương, các cơ quan quản lý và 27 công ty đối tác, mỗi công ty sẽ đóng góp ít nhất 10 triệu USD. Vì sợ làm tăng sự lo ngại về tính an toàn, Facebook đã tránh làm việc trực tiếp với các ngân hàng thương mại.
Theo đánh giá của các chuyên gia ngân hàng tại Newyork, Mỹ, ý tưởng về một hệ thống thanh toán tư nhân không rào cản pháp lý với 2,6 tỷ người dùng thường xuyên có thể hấp dẫn. Nhưng như mọi nhà điều hành ngân hàng và nhà hoạch định chính sách tiền tệ đều biết, các hệ thống thanh toán đều đòi hỏi một mức độ thanh khoản dự phòng mà không một thực thể tư nhân nào có thể có.
Katharina Pistor- một GS luật so sánh tại Trường ĐH Luật Columbia cho rằng nhiều cơ sở pháp luật và lý thuyết ngân hàng, tài chính toàn cầu bị phá vỡ khi dự án của Facebook thành hiện thực .
"Không giống như các quốc gia, các công ty tư nhân phải hoạt động trong khả năng của mình và không thể đơn phương áp đặt nghĩa vụ tài chính lên người khác khi cần. Điều đó có nghĩa là họ không thể tự giải cứu mình; họ phải được giải cứu bởi các nhà nước, hoặc nếu không họ phải được phép sụp đổ- GS Katharina Pistor nói
Điều khiến Facebook khác biệt so với các công ty phát hành "tiền tư nhân" khác chính là quy mô, phạm vi toàn cầu và sự sẵn sàng "đi nhanh và phá vỡ mọi thứ" của nó.
Nghiên cứu mới nhất của Trường ĐH Luật Columbia cũng chỉ ra việc ngăn chặn từ xa một cuộc khủng hoảng tiền tệ trong tương lai nếu các "ngân hàng bóng tối" hình thành.
"Hãy nhớ lại trường hợp Ireland sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Khi Chính phủ tuyên bố sẽ nhận trả nợ thay cho các ngân hàng tư nhân, nước này đã rơi vào một cuộc khủng hoảng nợ quốc gia. Bên cạnh một người khổng lồ như Facebook, nhiều quốc gia có thể sẽ rơi vào tình trạng giống như Ireland"- Reuters dẫn lời các chuyên gia kinh tế Mỹ cảnh báo.
Đình Tú
Theo daidoanket.vn
Kiên trì "xếp hàng", cuối cùng NHNN cũng đã được kết nạp vào BIS - tổ chức được xem như NHTW của các NHTW Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) là tổ chức quốc tế lâu đời, hội viên là các ngân hàng trung ương (NHTW) ở nhiều ước có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu. Trụ sở của BIS tại Basel, Thụy Sỹ (Nguồn: Internet) Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), ngày 14/1/2020, Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng Thanh toán Quốc...