G20 tăng cường hợp tác ứng phó ảnh hưởng của dịch COVID-19
Theo ông Taro Aso, dịch COVID-19 là một cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng có thể gây ra nguy cơ nghiêm trọng đối với nền kinh tế vĩ mô của thế giới khi làm đình trệ các hoạt động sản xuất…
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc ngày 22/2. (Ảnh: THX/TTXVN)
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso ngày 22/2 cho hay Bộ trưởng Tài chính của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới ( G20) đã nhất trí tăng cường hợp tác trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc đang nổi lên như một nguy cơ tiềm ẩn đối với kinh tế thế giới.
Đây là cuộc họp đầu tiên của G20, diễn ra trong hai ngày 22-23/2 ở thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc và khiến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới rơi vào tình trạng gần như đình trệ trong khi phải triển khai một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh này lan rộng.
Theo ông Taro Aso, dịch COVID-19 là một cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng có thể gây ra nguy cơ nghiêm trọng đối với nền kinh tế vĩ mô của thế giới khi làm đình trệ các hoạt động sản xuất, khiến hoạt động đi lại của người dân và hàng hóa lưu thông gặp khó khăn cũng như làm gián đoạn các chuỗi cung cấp.
Trung Quốc đã không cử Bộ trưởng Tài chính hay Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nước này đến tham dự hội nghị trên của G20 trong bối cảnh Bắc Kinh đang nỗ lực ứng phó dịch COVID-19.
Video đang HOT
[Dịch bệnh COVID-19 diễn biến ra sao trong 23 ngày qua?]
Cũng tại cuộc họp trên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2020 là 5,6%, thấp hơn mức ước tính tăng 6% mà cơ quan này đưa ra hồi tháng 1/2020 và đây dự kiến là mức tăng trưởng thấp nhất của kinh tế Trung Quốc kể từ năm 1990.
Trong khi lưu ý rằng những bất ổn liên quan tới dịch COVID-19 là “quá lớn để có thể đưa ra dự đoán chính xác” cũng như nhiều tình huống có thể xảy ra tùy theo diễn biến cụ thể của dịch bệnh trên, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết IMF dự đoán tình hình kinh tế của Trung Quốc sẽ “trở lại bình thường” trong quý 2/2020 nên tác động của dịch COVID-19 đối với kinh tế thế giới sẽ tương đối nhỏ và mang tính ngắn hạn.
Vì vậy, IMF dự đoán tăng trưởng năm 2020 của nền kinh tế thế giới sẽ giảm khoảng 0,1 điểm phần trăm.
Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda cho rằng Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, có thể bị ảnh hưởng gián tiếp của dịch COVID-19 do xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chậm lại, các chuỗi cung cấp ngừng trệ và lượng du khách Trung Quốc đến nước này sụt giảm.
Theo ông Kuroda, Nhật Bản sẽ theo dõi sát diễn biến của các lĩnh vực trên và do không thể dự đoán chính xác thời điểm dịch COVID-19 kết thúc nên tình trạng bất ổn vẫn ở mức cao. Tuy vậy, ông Kuroda cho hay kinh tế Nhật Bản vẫn trên đà hồi phục ở mức vừa phải.
Theo vietnamplus.vn
IMF hạ tăng trưởng, G20 kêu gọi hợp tác đối phó COVID-19 nhưng chưa lên được kế hoạch?
Hôm thứ bảy (22/2), các nền kinh tế hàng đầu thế giới đã kêu gọi cùng hợp tác để đối phó với dịch bệnh do virus corona gây ra.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dịch bệnh bùng phát đã làm giảm dự đoán tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay giảm xuống còn 5.6% và tăng trưởng toàn cầu giảm 0,1%.
Mặc dù số người nhiễm mới và tử vong tại Trung Quốc ngày 22/2 đã giảm so với những ngày trước, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, vẫn còn quá sớm để đưa ra các dự đoán về dịch bệnh. WHO cũng thể hiện sự quan ngại trước số lượng người lây nhiễm ở các nước khác mà không có mối liên hệ rõ ràng với Trung Quốc như lịch sử đi lại hay tiếp xúc với người đã bị nhiễm.
Một bác sỹ tại Vũ Hán, Trung Quốc đang chăm sóc cho bệnh nhân bị nhiễm virus corona mới (ảnh: SCMP)
"Trong kịch bản hiện tại của chúng tôi, các chính sách công bố đã được thực hiện và nền kinh tế Trung Quốc sẽ trở lại bình thường vào quý hai. Kết quả là, ảnh hưởng lên kinh tế thế giới sẽ khá nhỏ và trong ngắn hạn", giám đốc quản lý IMF Kristalina Georgieva nói. "Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang xem xét các kịch bản tồi tệ hơn khi mà sự lây lan của virus tiếp tục kéo dài và ở mức độ toàn cầu hơn, và các hậu quả tới tăng trưởng bị mở rộng".
Trong khi đó, đại diện của Trung Quốc tại hội nghị G20 vừa diễn ra ở Arab Saudi cho hay, quốc gia châu Á vẫn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2020 bất chấp dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cảnh báo về một tác động nghiêm trọng từ dịch bệnh virus corona mới hay còn gọi là COVID-19 tới kinh tế toàn cầu nếu nó tiếp tục lây lan.
"Rất khó để nắm được điều gì đang diễn ra bởi vì có rất ít thông tin. Những đại biểu tham dự hôm nay đã kêu gọi sự cần thiết phải hợp tác để đối phó với các ảnh hưởng của virus", ông Taro Aso nói với báo giới.
Mặc dù vậy, dự thảo thông cáo của hội nghị lại chỉ đề cập rằng, G20 sẽ "... tăng cường giám sát nguy cơ toàn cầu, bao gồm cả dịch bệnh bùng phát COVID-19 gần đây". Một nguồn tin chia sẻ với Reuters, các nước G20 cũng không đưa ra một kế hoạch về bất kỳ ủy ban riêng hoặc cuộc họp nào để hợp tác đối phó với virus corona mới.Theo bà Georgieva, hợp tác toàn cầu là điều không thể thiếu trong những nỗ lực kiềm chế virus và các ảnh hưởng kinh tế của nó, đặc biệt khi dịch bệnh kéo dài và lan rộng hơn.
Bà cho rằng, các nước dễ bị tổn thương và các nước có hệ thống chăm sóc y tế còn yếu, cần phải nhanh chóng nhận định nguy cơ tiềm tàng đến từ COVID-19; đồng thời khẳng định IMF sẵn sàng giảm nợ cho các thành viên nghèo và dễ bị tổn thương nhất.
Minh Đức
Theo Toquoc.vn
G20: Thuế doanh nghiệp công nghệ sẽ giúp tăng thêm 100 tỷ USD/năm Ngày 22/2, quan chức của G20 cho biết, các nền kinh tế hàng đầu cần thống nhất trong việc đối phó với hành động "tối ưu hóa thuế" của các gã khổng lồ công nghệ như Google, Amazon và Facebook. Các quy tắc toàn cầu đang được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xây dựng sẽ yêu cầu các...