G20: Khác biệt “lạ” trong cuộc họp của ông Tập với Putin và Obama
Giới quan sát tinh ý nhận ra khác biệt trong cách đối đãi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin tại các cuộc họp bên lề G20.
Buổi tiếp đón long trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình với Tổng thống Obama. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Ngày 4/9, Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) lần thứ 11 được khai mạc tại thành phố Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc.
Trong thời gian diễn ra hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có những cuộc gặp gỡ bên lề với các lãnh đạo thế giới như Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo Đa chiều (Mỹ), bất luận từ lịch trình hay bầu không khí xung quanh cuộc họp đều có thể nhận thất “hai thái độ” khác nhau mà Bắc Kinh dành cho Washington và Moscow.
Những tình tiết thú vị trong hai cuộc họp bên lề giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với hai nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới đã đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận và truyền thông.
Trước thềm hội nghị ngày 3/9, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiến hành hội đàm với Tổng thống Obama và đạt được một loạt sự đồng thuận quan trọng, trong đó hai bên đã cùng phê chuẩn Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Đây được coi là “món quà lớn nhất” mà Trung – Mỹ dành tặng cho hội nghị lần này.
Nhưng điều đáng chú ý tại phiên họp này chính là dãy Dứa cảnh nến đỏ (hay Dứa cảnh lệ) được đặt giữa trung tâm bàn hội nghị. Trước vị trí ngồi của Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Obama cũng được đặt thêm một lẵng hoa tươi.
Video đang HOT
Trong văn hóa Trung Quốc, loài hoa này mang ý nghĩa “vận khí may mắn, tốt lành”.
Ngay tối hôm đó, hai nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và Obama đã đi tản bộ, uống trà bên Tây Hồ – địa điểm du lịch nổi tiếng của Hàng Châu.
Hai nhà lãnh đạo trò chuyện thân mật ở Tây Hồ. (Ảnh: Reuters/VCG)
Tuy nhiên, điểm khác biệt xuất hiện ngay ngày hôm sau (4/9), khi ông Tập có cuộc tiếp xúc Tổng thống Nga Putin.
Theo giới quan sát, mặc dù buổi hội đàm cũng diễn ra tại phòng họp đã đón tiếp ông Obama hôm trước, nhưng dãy dứa cảnh nến đỏ đã được thay hoàn toàn bằng những chậu cây xanh đơn giản.
Một số ý kiến cho rằng, dãy cây xanh này có thể tượng trưng cho hợp tác Trung – Nga phát triển hòa bình, hữu nghị và mối quan hệ tin tưởng cao độ lẫn nhau, thậm chí trong các cuộc họp, hai nhà lãnh đạo không cần quá nhiều câu khách sáo.
Cuộc trò chuyện diễn ra nhẹ nhàng và tự nhiên giữa người đứng đầu Trung Nam Hải và ông chủ điện Kremlin. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Quan hệ Trung Quốc – Nga được đánh giá ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành quả. Ví như, vào tháng 6 năm nay, trong chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nga, hai bên đã ký Điều ước hợp tác láng giềng hữu nghị Nga – Trung và ba bản tuyên bố chung quan trọng khác.
Hai ông Tập Cận Bình và Putin được đánh giá có thể “giao lưu bằng ánh mắt”. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Giới phân tích nhận định, sự khác biệt trong cách tiếp đón trong các cuộc họp bên lề Hội nghị G20 bắt nguồn từ sự khác biệt giữa hai mối quan hệ Trung – Nga và Trung – Mỹ.
Vì Trung Quốc – Nga là hai nước láng giềng có quan hệ địa chính trị; trong việc duy trì sự ổn định khu vực, hai nước có thể dễ dàng để đạt được một thỏa thuận chung.
Ngược lại, Mỹ là là quốc gia cạnh tranh lớn nhất với Trung Quốc. Trong quan hệ ngoại giao với Washington, ngoài tình hữu nghị, hai bên còn cần duy trì nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau.
“Sự đối đãi khác nhau của Trung Quốc với Mỹ và Nga đã thể hiện phương thức ngoại giao của một nước lớn – xa thì kính trọng, gần thì thoải mái”, Đa chiều nhấn mạnh.
Theo Soha News
Putin nói G20 không nên bàn về chính trị
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng G20 là nền tảng để thảo luận các vấn đề kinh tế, do đó nó không nên đề cập đến chính trị.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters.
Nhóm các nền kinh tế lớn (G20) không nên tham gia vào chính sách đối ngoại do còn có các nền tảng khác để thảo luận những vấn đề như khủng hoảng Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay cho biết, theoSputnik.
Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay diễn ra ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, trong hai ngày 4 và 5/9.
AFP hôm qua nhận định G20 là cơ hội để ông Putin gây sức ép, buộc Tổng thống Mỹ Barack Obama phải nhượng bộ, đặc biệt là về Syria, nếu ông chủ Nhà Trắng muốn vấn đề này có tiến triển trước khi rời nhiệm sở.
Điện Kremlin và Nhà Trắng đều không thông báo ông Putin và ông Obama gặp song phương chính thức tại Hàng Châu nhưng giới phân tích nhận định có thể hai lãnh đạo sẽ trao đổi không chính thức.
Ông Putin "sẽ cố giành điều gì đó từ Barack Obama", điều mà Moscow chưa thể nhận được từ Washington trong quá khứ, Maria Lipman, nhà phân tích chính trị độc lập, nói.
Nga và Mỹ ủng hộ các phe đối lập nhau trong cuộc nội chiến Syria, kéo dài 5 năm, làm 280.000 người thiệt mạng và buộc nửa dân số Syria phải rời bỏ nhà cửa.
Moscow, đồng minh Damascus, và Washington, ủng hộ phe đối lập muốn lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trên danh nghĩa đang là đồng chủ tịch cho nỗ lực đối thoại chấm dứt xung đột.
Hai bên đang cố tạo ra lệnh ngừng bắn mới ở Syria và có thể cùng phối hợp chống Nhà nước Hồi giáo (IS) cùng các nhóm cực đoan khác. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao hàng đầu của hai bên đã không thể đạt được thỏa thuận nào trong cuộc đàm phán tại Geneva tuần trước.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc khó trốn tránh vấn đề Biển Đông tại G20 Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc không thể trốn tránh việc thảo luận tình hình Biển Đông tại Hội nghị G20. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc gặp tại Washington năm 2015. Ảnh: AP "Trung Quốc sẽ cố gắng phản đối bất kỳ thảo luận nào về tình hình Biển Đông. Tuy nhiên,...