G20 chia rẽ về Syria, Mỹ đả kích Nga kịch liệt
Kết thúc ngày họp đầu tiên của nhóm G20 ở St Petersburg, các đại biểu bất đồng sâu sắc về Syria trong khi đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc bày tỏ sự thất vọng đối với Moscow.
Đến nay, Mỹ và Pháp là hai nước duy nhất tại G20 ở St Petersburg cam kết dùng vũ lực ở Syria. Trung Quốc và Nga khẳng định bất kỳ hành động nào mà không có Liên Hợp Quốc sẽ là phi pháp.
Hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ đã có màn chào hỏi buồn tẻ tại hội nghị G20.
Tổng thống Barack Obama được cho là đang cố gắng xây dựng một liên minh quốc tế tại hội nghị G20 ủng hộ tấn công nhằm vào các mục tiêu quân sự ở Syria.
Tuy nhiên, ông phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ người đồng nhiệm Nga Vladimir Putin và nhiều lãnh đạo thế giới khác yêu cầu ông quyết định không tấn công Syria. Nhiều đại biểu lo sợ hành động như vậy sẽ làm tổn thương nền kinh tế thế giới và đẩy giá dầu lên cao.
Tại St Peterburg, ông Putin đã chào đón Obama bằng một nụ cười nhạt và một cái bắt tay mang tính công việc dấu hiệu rõ ràng cho thấy những căng thẳng giữa hai người về cách thức hành động ở Syria. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng nở một nụ cười gượng khi các cuộc bàn thảo bắt đầu trong lúc ăn tối về kinh tế thế giới và sau đó về Syria. Không có những cái ôm hay cử chỉ vồn vã giữa hai vị Tổng thống như thường thấy trong những dịp tương tự.
Trong khi đó tại Liên Hợp Quốc, đại sứ Mỹ Samantha Power cáo buộc Nga giữ Hội đồng Bảo an làm con tin khi liên tục bác bỏ các nghị quyết. Bà cho rằng Hội đồng Bảo an không còn là một “con đường độc lập” cho việc bắt Syria phải chịu trách nhiệm cho những tội ác chiến tranh.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở New York, bà Power nói: “Thậm chí ngay sau phá bỏ một cách trắng trợn quy tắc quốc tế chống sử dụng vũ khí hóa học, Nga tiếp tục giữ Hội đồng Bảo an làm con tin và né tránh các trách nhiệm quốc tế của mình. Những gì chúng tôi thấy, những gì người Syria thấy, là Hội đồng Bảo an, thế giới cần phải giải quyết cuộc khủng hoảng này chứ không phải Hội đồng Bảo an mà chúng ta đang có”.
Video đang HOT
Chính phủ Mỹ cáo buộc các lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad giết hại hơn 1.400 người trong cuộc tấn công khí độc ở ngoại ô thủ đô Damascus ngày 21/8. Phía Anh cho biết, các nhà khoa học tại các phòng thí nghiệm nghiên cứu Porton Down đã tìm ra dấu vết của khí sarin trên các mẫu đất và quần áo.
Tuy nhiên, ông Assad tuyên bố quân nổi dậy nước này là thủ phạm, và Nga cùng với Trung Quốc từ chối đồng ý về một nghị quyết của Hội đồng Bảo an chống lại Syria.
Tuần trước, Tổng thống Obama tuyên bố quân đội Mỹ sẵn sàng thực hiện một cuộc tấn công “giới hạn” nhằm vào các mục tiêu ở Syria. Tuy nhiên, ông muốn để cho Quốc hội bỏ phiếu về vấn đề này.
Ngày 2/9, Tổng thống Obama đã hủy một chuyến đi tới California để vận động Quốc hội, khi một cuộc thăm dò của BBC và ABC News cho thấy hơn 1/3 các thành viên Quốc hội Mỹ vẫn chưa quyết định có ủng hộ hành động quân sự nhằm vào Syria hay không. Đa số đã có sẵn quyết định tiết lộ họ sẽ bỏ phiếu chống.
Trong một diễn biến khác, Chủ tịch Quốc hội Syria đã viết cho Chủ tịch Hạ viện Mỹ, kêu gọi các nghị sĩ Mỹ không hùa vào một “hành động liều lĩnh, vô trách nhiệm”.
Chính quyền Assad bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường Syria trong một số vụ tấn công trong cuộc xung đột kéo dài 30 tháng qua ở nước này. Khoảng 100.000 người đã tử vong kể từ ngày đầu xung đột, và hơn 2 triệu dân Syria đã trở thành người tị nạn, theo các thống kê của Liên Hợp Quốc.
Theo khampha
Cách "khai màn" G20 đầy bất ngờ của Putin
Trong một cách được cho là không mấy khôn khéo để bắt đầu một hội nghị của các nhà lãnh đạo thế giới, ngày 4/9, ngay trước khi chủ trì hội nghị G20 ở St Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cáo buộc chính quyền Obama nói dối Quốc hội Mỹ.
Ông bình luận rằng các nhà lập pháp Mỹ đang bị hút vào việc ủng hộ một cuộc tấn công quân sự chống lại Syria.
"Chúng ta nói với những người này. Chúng ta cho rằng họ tử tế. Nhưng ông ấy nói dối", Putin nói về Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. "Và ông ấy biết mình dối trá. Thật không hay".
Những bình luận này được đưa ra ngay trước thềm một cuộc bàn thảo cấp thiết toàn cầu về cách thức phản ứng trước cáo buộc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học ở ngoại ô thủ đô Damascus ngày 21/8. Ít nhất về vấn đề này, giọng điệu của ông Putin đã để lại rất ít chỗ trống cho hy vọng về một sự thỏa hiệp tại hội nghị G20 hoặc bên lề của sự kiện này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn tỏ vẻ cứng rắn khi ông lên đường tới St Petersburg hôm 4/9, tiếp tục giữ một chút lạc quan về triển vọng Kremlin sẽ thay đổi lập trường đối với vấn đề Syria.
"Liệu tôi có hy vọng rằng ông Putin sẽ thay đổi quan điểm về một số vấn đề hay không ư? Tôi luôn hy vọng, và tôi sẽ tiếp tục thuyết phục ông ấy", Tổng thống Obama cho biết tại một cuộc họp báo ở Thụy Điển, nơi ông đang thăm trước khi tiếp tục lên đường tới Nga.
Những ngày qua đã chứng kiến nhiều căng thẳng nghiêm trọng giữa Nhà Trắng và Kremlin. Tháng trước, Obama đã hủy một cuộc gặp với Tổng thống Putin dự kiến diễn ra trước hội nghị G20, lần đầu tiên một sự kiện như vậy giữa hai nhà lãnh đạo Nga Mỹ bị hủy trong 53 năm.
Viện dẫn bế tắc về nhiều vấn đề, từ nhân quyền tới hạn chế vũ khí hạt nhân, và cả việc Nga đồng ý cho người tiết lộ bí mật quốc gia Mỹ Edward Snowden tị nạn hồi tháng 7, Tổng thống Obama tuyên bố chính quyền của ông đang nhấn nút "tạm ngừng" trong quan hệ với Nga.
Ông chủ Nhà Trắng còn nói thêm rằng thái độ ủ dột của Putin trong các cuộc gặp trước đó của họ giống như của một "đứa trẻ buồn chán ở phía sau lớp học".
Trong nhiều tuần, nhà lãnh đạo Nga tránh né phản pháo. Kremlin chỉ bình luận họ "thất vọng" trước quyết định của Obama.
Ngày 3/9, Ông Putin dường như còn đưa ra một tín hiệu hòa giải. Trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin AP, Putin cho biết ông không "loại trừ" việc Moscow ủng hộ một cuộc tấn công quân sự chống lại Syria, một đồng minh lâu năm của Nga. Tuy nhiên, ông đưa ra một "điều kiện cực kỳ nguyên tắc" cho một hành động như vậy - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nơi Nga có quyền phủ quyết, phải được trình bằng chứng không thể chối cãi rằng cuộc tấn công gần Damascus là do chính phủ Syria thực hiện, như Nhà Trắng cáo buộc.
Bất kỳ một cuộc tấn công bên ngoài nào nhằm vào Syria mà không được Liên Hợp Quốc chấp thuận, theo ông Putin, thì "không khác gì một cuộc xâm lược".
Thông điệp chung của cuộc phỏng vấn - trong đó Putin khuyên Mỹ "không bực mình, hãy kiên nhẫn một chút và nỗ lực hướng tới tìm ra các giải pháp" - để ngỏ cánh cửa cho một sự hòa hợp tại G20.
Tuy nhiên, ngay hôm sau, tín hiệu đó dường như đã tan biến. Tại một cuộc gặp với hội đồng nhân quyền ở Kremlin, Tổng thống Putin cho biết ông đã xem Ngoại trưởng Mỹ Kerry trình bày lý do cho một cuộc tấn công chống Syria với các nhà lập pháp Mỹ, những người dự kiến sẽ bỏ phiếu ủng hộ hành động quân sự trong những ngày sắp tới.
"Tất nhiên ông ta đã nói dối. Và điều đó không hay lắm", ông Putin bình luận.
Trong khi nhiều đại biểu sẽ bị rối trí trong cuộc tranh luận về Syria ở bên lề hội nghị, nghị trình chính thức của G20 đặt ra một mục tiêu toàn cầu về cách thức chống gian lận thuế, tạo việc làm và thúc đẩy sự phục hồi kinh tế thế giới. Trách nhiệm khiến các đại biểu chú ý đến những mục tiêu này sẽ chủ yếu đè lên vai Ksenia Yudaeva, đại diện của Nga ở G20.
"Ít nhất đôi lần trước, nghị trình tổng thể đã bị đẩy xuống đáy bởi vì điều gì đó bùng nổ", bà nói. Tại hội nghị G20 năm ngoái, các đại biểu đã hướng sự chú ý vào tình trạng đổ vỡ tài chính ở Hy Lạp. "Năm nay, chúng tôi đã làm mọi thứ có thể để tránh điều đó", bà Yudaeva nói thêm.
Nhưng với các tên lửa Mỹ đang ở tư thế hướng vào một đồng minh then chốt của Nga thì việc duy trì trọng tâm vào nghị trình kinh tế G20 có thể sẽ là căn nguyên thất bại. Và mặc dù thời tiết được dự báo là rất đẹp trong tuần này ở St Petersburg thì bầu không khí bên trong Cung điện Konstantin nhiều khả năng sẽ lạnh như mùa đông băng giá của nước Nga.
Theo khampha
Putin "bộc bạch" về Obama Tổng thống Nga Putin hôm nay 4/9 đã phủ nhận thông tin cho rằng ông có mối quan hệ cá nhân không mấy tốt đẹp với Tổng thống Mỹ Obama và ca ngợi người đồng cấp Mỹ là người thẳng thắn và "thú vị". Mối quan hệ giữa ông Putin-Obama tại G8 hồi tháng 6 đã bị báo giới cho là lạnh nhạt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Biden tái xuất, lần đầu phát biểu từ khi mãn nhiệm

Thế giới vừa đạt thỏa thuận bước ngoặt cho phép ứng phó đại dịch tương lai

Nhiều nhà tù ở Pháp trở thành mục tiêu 'tấn công khủng bố'

Dịch sởi tiếp tục lan rộng, khó kiểm soát tại Mỹ

Hamas 'mất liên lạc' với nhóm giữ con tin song tịch Mỹ - Israel

Ông Trump vừa ra nhiều chỉ thị đối nội, đối ngoại quan trọng

Cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bị đưa ra khỏi Lầu Năm Góc

Thực hư tin Moscow yêu cầu cho máy bay quân sự Nga đóng ở Indonesia

Boeing lại 'đen đủi' vì lỗi chốt cửa nhà vệ sinh

Ngoại trưởng Nga giải thích tại sao Moscow tin Tổng thống Trump

Bóng hồng đầu tiên chinh phục cuộc thi khắc nghiệt của biệt kích Mỹ

Những dự báo về giá dầu thế giới trong bối cảnh căng thẳng thuế quan
Có thể bạn quan tâm

Măng Đen kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Du lịch
08:42:52 18/04/2025
Bé gái bị bỏ rơi kèm lời nhắn "cháu khổ quá" đã được mẹ nhận lại
Netizen
08:36:42 18/04/2025
Sao Việt 18/4: Tăng Thanh Hà lần đầu hé lộ ảnh sinh con đầu lòng 10 năm trước
Sao việt
08:03:43 18/04/2025
Các bước dưỡng da giảm nếp nhăn từ tuổi 30
Làm đẹp
08:02:45 18/04/2025
Bộ phim 18+ gây tranh cãi suốt 20 năm vì cảnh nóng thật của nữ chính và đạo diễn, 1 tên tuổi bị hủy hoại đáng tiếc
Hậu trường phim
08:00:21 18/04/2025
10 gợi ý bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày
Sức khỏe
07:59:00 18/04/2025
Siêu hạ giá trong tuần: Bom tấn di động 25 USD đang được sale với giá chỉ còn bằng đúng... 1 bát phở
Mọt game
07:49:03 18/04/2025
Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng
Sao thể thao
07:43:23 18/04/2025
Bắt 7 tàu khai thác cát trái phép, lần ra đối tượng làm giả giấy tờ
Pháp luật
07:38:21 18/04/2025
Trải nghiệm camera trên Oppo Find N5 - mạnh mẽ, thông minh, tối ưu hóa bằng AI
Đồ 2-tek
07:17:37 18/04/2025