G-Dragon “thao túng” các bảng xếp hạng với 5 ca khúc mới
Chỉ mới 5 ca khúc đầu tiên từ album mới của G-Dragon cũng đủ gây bão trong thời gian ngắn.
G-Dragon đã không chút khó khăn để càn quét các bảng xếp hạng với album dài thứ 2 sau 4 năm. Ngày 2/9, anh chàng đã phát hành 5 ca khúc đầu tiên từ album Coup D’etat và chỉ trong 1 tiếng đồng hồ đã hạ gục bảng xếp hạng MelOn với Who You?, làm náo động Mnet, Bugs, Olleh Music, Soribada với Black.
Sự tái xuất ấn tượng của G-Dragon đã giúp anh chàng đạt No.1 trên nhiều bảng xếp hạng lớn như Mnet, Bugs và MelOn, chứng tỏ mức độ nổi tiếng của ngồi sao cá tính nhà YG. Các vị trí đầu của bảng xếp hạng cũng lần lượt được chiếm trọn bởi các ca khúc trong album. Tại MelOn, Black đạt No.2, Coup D’etat đạt No.3, Niliria đạt No.5, ROD đạt No.7. Tại Mnet, Who You? đứng ở No.2, Coup D’etat là No.3,Niliria No.5. Hầu hết các vị trí từ 1 đến 5 đều được “thâu tóm” bởi các ca khúc của G-Dragon, và tình trạng này cũng diễn ra y hệt trên bảng xếp hạng Bugs.
Cơn bão hứa hẹn sẽ tiếp tục tung hoành trong thời gian tới khi vào ngày 5/9, G-Dragon sẽ phát hành 7 ca khúc tiếp theo trong album. Ngày 13/9, album đầy đủ với 14 ca khúc sẽ được phát hành.
Theo Trí thức trẻ
Video đang HOT
Scandal mua danh trên bảng xếp hạng chấn động Kpop
Showbiz Hàn vừa đón nhận cơn chấn động liên quan đến vấn đề mua thứ hạng bài hát trên các bảng xếp hạng âm nhạc lớn.
Nguyên nhân scandal mua bảng xếp hạng được cho xuất phát từ chính sự bùng nổ lớn mạnh của làn sóng Kpop. Khác với nền âm nhạc bình thường, Kpop được đón nhận một cách nhiệt tình không chỉ ở trong nước mà còn mạnh mẽ hơn đối với nước ngoài. Lứa tuổi cuốn theo làn sóng này đa phần nằm trong độ tuổi thanh thiếu niên mới lớn chính, vì thế cách đánh giá âm nhạc vẫn chưa có chính kiến của bản thân.
Với một fan nghe nhạc bình thường, việc tò mò về những bài hát "được người khác thích" là một chuyện dễ hiểu và việc cảm thấy "thích bài hát được nhiều người thích" cũng là một tâm lý sẵn có trong mỗi người. Vì vậy, nếu chỉ lên trang nghe nhạc với mục đích nghe mà không có rõ ý định nghe bài hát nào cụ thể, phần lớn người nghe sẽ lựa chọn nghe thử những ca khúc đang hot vào thời điểm hiện tại.
Bài hát thứ hạng càng cao, chứng tỏ càng nhiều người nghe, nghe càng nhiều lượt, tức là nó hay, không ít người không quan tâm vào cảm xúc cá nhân, chỉ cần nhìn thấy thứ hạng, tự khắc tạo cho mình suy nghĩ tích cực và dành tình cảm cho những bài hát đó. Đơn giản là đã có nhiều người đánh giá cao thì chắc phải là hay.
Nhiều người đánh giá cao tức là bài hát hay, đó là tâm lý của đa số người nghe nhạc.
Tâm lý trên không chỉ xuất hiện với các fan Kpop mà là ở đa số nền âm nhạc khác. Song điều khiến cho thứ hạng bài hát được quan tâm hơn cả ở làng nhạc xứ kim chi là ở những danh hiệu được xây dựng nên. Ví dụ như ở Việt Nam, các trang nghe nhạc được nhiều người truy cập như Zing MP3, Nhaccuatui.com, Bamboo... cũng có xếp hạng ca khúc nghe nhiều nhưng ngoài danh hiệu về vị trí thì không còn gì khác. Nhưng fan Kpop đều quen với các danh hiệu được gọi tên như "All-kill", "Perfect All-kill"... để chỉ những ca khúc sau khi ra mắt đã chiếm ngôi vị No.1 trên các trang nghe nhạc lớn như Melon, Mnet, Olleh Music, Bugs, Soribada, Monkey3, Naver Music, Cyworld Music, Daum Music...
Một ca khúc nhận được những danh hiệu như vậy sẽ ngay lập tức được bàn tán, ca ngợi và nhận được sự chú ý lớn từ khán giả. Các chương trình âm nhạc hàng tuần của Kpop luôn có phần trao cúp cho các bài hát dành được số điểm cao nhất, trong đó điểm tổng được cộng từ nhiều điểm thành phần, có điểm tính bằng lượt nghe online, có điểm tính bằng điểm bình chọn của người nghe, tức là càng nghe nhiều, càng được nhiều người yêu quý, điểm càng cao. Khi cúp âm nhạc vô hình trở thành thước đo cho sự thành công của một bài hát, một nghệ sĩ thì việc tìm đủ mọi cách có lợi cho việc đó sẽ càng dễ xảy ra.
Khi các danh hiệu càng trở nên quan trọng, việc tìm đủ mọi cách để có những danh hiệu ấy càng dễ xảy ra.
Người Hàn Quốc nghe nhạc Hàn cũng như người Việt Nam nghe nhạc Việt, nhưng khán giả Kpop chiếm lượng lớn là người nước ngoài. Khi việc hiểu biết ngôn ngữ của nước khác khó khăn, khán giả chỉ có thể nhận định bằng những khía cạnh khác như giai điệu, hình ảnh, vũ đạo và cách nhận định của người Hàn. Vì vậy, khán giả sẽ dễ dàng yêu thích một ca sĩ, nhóm nhạc nào đó mà được người Hàn yêu thích. Các công ty giải trí sẽ dựa vào thị hiếu này để đưa ra quyết định mời ai tham gia vào các sự kiện, điều đó quyết định trực tiếp đến thu nhập của nghệ sĩ và công ty. Vì thế, bỏ ra một số tiền vừa đủ để mua thứ hạng trên các trang nghe nhạc để thu về danh tiếng và lợi nhuận cao hơn là chuyện dễ dàng xảy ra.
Mua thứ hạng bài hát chính là một trong những cách mờ ám để tạo danh tiếng ảo cho nghệ sĩ.
Tuy nhiên, không phải người hâm mộ luôn dễ lừa. Càng được yêu quý nhiều sẽ có càng nhiều những người hâm mộ tỉnh táo và hậu quả tất yếu cho việc này chính là những thông tin vừa mới được vạch trần. Điều này càng cảnh tỉnh hơn cho những người hâm mộ thiếu chính kiến và xem trọng vào hình thức cũng như danh hiệu ảo.
Từ vụ việc này, những khán giả từ Kpop vốn nổi tiếng khó tính sẽ còn tìm ra nhiều lỗ hổng nữa trong cách quản lý âm nhạc từ cơn bão hallyu và khiến cho những người lợi dụng tiền bạc che mắt khán giả phải nhận hậu quả thích đáng.
Danh hiệu là để trao tặng những gì tuyệt vời và đó là một điều cần thiết nhưng không nên lợi dụng nó để tạo nêm hư danh khi được xây dựng nên bằng những chiêu trò hậu trường "bẩn".
Theo VietNamNet
SISTAR "tiêu diệt" 9 BXH với "Give It To Me" Chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ sau khi ra mắt, ca khúc mới của SISTAR đã giật No.1 trên tất cả các BXH lớn. Được đánh giá là một trong những sự trở lại nóng nhất hè 2013, màn tái xuất của SISTAR với Give It To Me đã có khởi đầu hoàn hảo. Ngay sau khi lên sóng vào hôm qua...