FWD tăng vốn lọt top đầu thị trường bảo hiểm, tiếp tục gây sốc khi vượt qua những tên tuổi lừng lẫy
Kể từ khi vào Việt Nam năm 2016, FWD liên tục gây sốc thị trường với cách thức tiếp cận người tiêu dùng khác biệt, mạnh mẽ phá bỏ những hàng rào an toàn cũ kỹ bao bọc ngành bảo hiểm Việt Nam gần 2 thập kỷ.
Bỏ lại những hoài nghi ở phía sau, họ đang tiến những bước vững chãi với sự hậu thuẫn từ tập đoàn mẹ khi đã đạt được sự cho phép của Bộ Tài chính vào cuối tháng 3/2020 để tăng vốn điều lệ gấp gần 4 lần, từ 3.675 tỷ đồng lên hơn 13.937 tỷ đồng, đưa FWD vào top đầu những doanh nghiệp bảo hiểm lớn nhất thị trường về vốn điều lệ.
Vì sao có mức vốn giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay rất khác nhau? Theo quy định hiện hành, số vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là 600 tỉ đồng. Ngoài số vốn ban đầu này, các doanh nghiệp bảo hiểm qua các năm cũng liên tục bước vào cuộc đua tăng vốn để so kè tiềm lực tài chính, vì vốn điều lệ càng cao càng thể hiện tiềm lực tài chính mạnh mẽ, nhấn mạnh cam kết mức trách nhiệm và đảm bảo an toàn tài chính của doanh nghiệp đối với khách hàng và đối tác. Hơn nữa, khi trong tay có nhiều tiền hơn, doanh nghiệp dễ dàng theo đuổi các kế hoạch phát triển, cam kết mức trách nhiệm cao hơn với khách hàng và đối tác, qua đó dành được sự tin tưởng của khách hàng – vốn là yếu tố mấu chốt khi lựa chọn hãng bảo hiểm để đồng hành cùng họ.
FWD tăng vốn để đưa hoạt động kinh doanh tại Việt Nam lên tầm cao mới, tiếp tục đẩy nhanh hành trình thay đổi cảm nhận của mọi người về bảo hiểm
FWD sẽ làm gì với nguồn vốn mới hơn 10.000 tỉ đồng? Trao đổi với báo chí, đại diện công ty này cho biết họ sẽ đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mở rộng kênh phân phối, hợp tác với những đối tác lớn… để mang đến những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Vị đại diện này cũng cho biết việc tăng vốn cũng sẽ giúp FWD Việt Nam tiếp tục thực hiện tầm nhìn của công ty là thay đổi cảm nhận của mọi người về bảo hiểm. Điều này được FWD bắt đầu từ việc chuyển đổi một hợp đồng bảo hiểm trở nên ngắn gọn, dễ hiểu, dễ mua và việc yêu cầu bồi thường bảo hiểm đơn giản hơn. Tất cả đều được thực hiện trên nền tảng công nghệ số, dễ thao tác và thân thiện với người dùng. Những điều này vài năm trước đây hãy còn xa lạ với người mua bảo hiểm tại Việt Nam, cho đến khi FWD xuất hiện.
Chỉ trong vài năm, FWD đã giúp thay đổi hoàn toàn thói quen mua bảo hiểm của người dùng. Nền tảng công nghệ đã giúp hãng bảo hiểm này số hóa toàn bộ quy trình bán hàng từ lúc tiếp cận, tư vấn, tìm hiểu sản phẩm cho đến lúc chốt hợp đồng và bồi thường bảo hiểm; loại bỏ hoàn toàn giấy và tiền mặt khỏi quy trình và giao dịch; thực hiện bồi thường bảo hiểm qua hệ thống điện tử.
Đặc biệt, người tiêu dùng cũng có thể tra cứu và truy cập thông tin nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian qua các ứng dụng quản lý cá nhân. Thông tin dữ liệu được quản lý có hệ thống, tăng tính bảo mật và dự phòng cẩn thận cũng là những điểm mạnh khi mô tả công nghệ bảo hiểm mà công ty này đang áp dụng.
Với những bước đi mạnh mẽ và quyết liệt trên thị trường M&A cũng như hợp tác bancassurance gần đây, FWD Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sự đột phá trong ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam.
Video đang HOT
Tất cả các thay đổi mang tính bước ngoặt này đã giúp FWD nhanh chóng lọt vào top 10 những hãng bảo hiểm lớn nhất Việt Nam dù chỉ sau vài năm hoạt động, và là thị trường đạt được tốc độ phát triển nhanh của FWD tại các quốc gia. Những thành tựu này có đủ để Tập đoàn Pacific Century Group quyết định “chơi lớn” hơn tại Việt Nam?
Việt Nam là một trong những thị trường bảo hiểm tăng trưởng nhanh nhất tại châu Á. Sau hơn 2 thập kỷ thị trường bảo hiểm nhân thọ hình thành và phát triển tại Việt Nam, tính đến thời điểm này, 17 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ mới chỉ khai thác được gần 9 triệu hợp đồng. Trong khi đó, cả nước đang có gần 30 triệu hộ gia đình, nếu chỉ tính mỗi hộ gia đình cần sở hữu ít nhất một hợp đồng bảo hiểm thì đây chính là “mỏ kim cương lộ thiên” dành cho các hãng bảo hiểm.
Với việc có thêm hơn 10.000 tỉ đồng, FWD Việt Nam chắc chắn là một trong những tay đua trẻ kiệt xuất trên con đường giành vị thế tại thị trường đầy năng động này.
Ánh Dương
20 năm TTCK Việt Nam: "Phát triển nhanh về lượng, nâng cao rõ rệt về chất"
Uỷ ban Chứng khoán đã và đang tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm để tiếp tục hướng tới một thị trường phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả.
Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Sau gần 20 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam không chỉ phát triển về "lượng", mà đã có sự nâng cao rõ rệt về "chất". Quy mô vốn hóa thị trường tăng nhanh; cơ cấu thị trường ngày một hoàn thiện, cơ sở hàng hóa ngày càng đa dạng. BizLIVE đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) nhìn lại TTCK 20 năm và các giải pháp trọng tâm hướng tới phát triển thị trường ổn định, bền vững và hiệu quả.
Sau gần 20 năm đi vào hoạt động, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng tăng với vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 80%GDP, dư nợ trái phiếu niêm yết tương đương 21%GDP. Tuy nhiên, quy mô này vẫn còn thấp hơn so với các nước trong khu vực, ông bình luận thế nào?
Thị trường chứng khoán (TTCK) đang dần gia tăng mức đóng góp vào cung ứng vốn cho nền kinh tế, đã và đang là kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 4.368 nghìn tỷ đồng, tăng 10,3% so với cuối năm 2018, tương đương 78,9% GDP; dư nợ trái phiếu niêm yết trên SGDCK đạt 1.162 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với cuối năm 2018 (tương đương 21% GDP).
Không chỉ phát triển về quy mô, cơ cấu TTCK cũng ngày một hoàn thiện với đầy đủ 3 mảng thị trường cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh; cơ sở hàng hóa ngày càng đa dạng với sản phầm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, hợp đồng tương lai và chứng quyền có bảo đảm. TTCK Việt Nam cũng đã được Tổ chức FTSE Russell đưa vào danh sách xem xét nâng hạng, từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi cấp độ hai. Như vậy, đánh giá về TTCK Việt Nam sau gần 20 năm, thị trường không chỉ phát triển về "lượng", mà đã có sự nâng cao rõ rệt về "chất".
Thời quan tới, TTCK vẫn tiếp tục có nhiều yếu tố hỗ trợ để phát triển, tăng quy mô. Trước hết là sự phát triển ổn định của kinh tế vĩ mô. Nền kinh tế Việt Nam dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và duy trì ở mức tăng trưởng cao; các chỉ tiêu về lạm phát, tỷ giá cũng theo chiều hướng ổn định. Đây là điều kiện nền tảng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
Chính phủ cũng đang đẩy mạnh công tác cổ phần hóa và thoái vốn với hàng loạt doanh nghiệp lớn nằm trong danh sách thoái vốn và cổ phần hóa như: MobiFone, VNPT, Agribank, Vicem.... sẽ tạo nên lượng cung hàng hóa lớn trên thị trường chứng khoán, góp phần tăng giá trị vốn hóa cho thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
Với yếu tố hỗ trợ tích cực cùng với nỗ lực của cơ quan quản lý đang tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phát triển thị trường chứng khoán, chúng ta có thể kỳ vọng về sự tăng trưởng mạnh về quy mô cũng như chất lượng của thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
Sản phẩm Chứng quyền có đảm bảo (Cover Warrant - CW) được ra đời từ cuối tháng 6/2019. Xin ông cho biết định hướng phát triển sản phẩm này như thế nào và phương án ra đời các sản phẩm mới đã được UBCK tính đến ra sao?
Ngày 28/6/2019, TTCK cơ sở đã cho ra đời sản phẩm Covered Warrant. Sản phẩm này được kỳ vọng đem lại một luồng gió mới cho TTCK, hỗ trợ phòng ngừa những biến động trên thị trường cổ phiếu và thu hút các dòng vốn ngoại, góp phần giải quyết vấn đề hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại một số cổ phiếu cơ sở. Sau 5 tháng đi vào hoạt động, sản phẩm đã nhận được nhiều sự đón nhận của các nhà đầu tư, tính đến ngày 17/12/2019, tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 2.903.383 chứng quyền, giá trị giao dịch bình quân đạt 7,35 tỷ đồng.
Sau hơn 2 năm khai trương thị trường chứng chứng khoán phái sinh với sản phẩm giao dịch đầu tiên là hợp đồng tương lai chỉ số VN30, thị trường chứng khoán phái sinh đã có bước phát triển ấn tượng, giao dịch trên thị trường diễn ra sôi động đặc biệt tăng mạnh khi thị trường cơ sở có biến động mạnh. Tháng 7/2019, TTCK phái sinh cũng vừa đón nhận sản phẩm mới Hợp đồng tương lai trên Trái phiếu Chính phủ.
Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm trên TTCK luôn là một trong những mục tiêu quan trọng trong nhóm giải pháp nhằm phát triển TTCK Việt Nam. UBCKNN đã xây dựng lộ trình triển khai các sản phẩm trên TTCK cho giai đoạn 2019 - 2025, các sản phẩm mới trong lộ trình được xây dựng cho cả 3 khu vực thị trường là: cổ phiếu, trái phiếu và phái sinh, trên nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường.
Trong thời gian tới, đối với thị trường cổ phiếu, sau khi sản phẩm chứng quyền mua có bảo đảm được ra mắt, sẽ tiếp tục nghiên cứu và triển khai thêm các sản phẩm chứng quyền bán trên các tài sản khác nhau như chứng chỉ ETF, cổ phiếu...; nghiên cứu triển khai chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR); các loại chứng chỉ quỹ mới...
Thị trường trái phiếu sẽ tập trung cho phát triển trái phiếu doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối và hoàn chỉnh cấu trúc thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn tốt hơn.
Như đề cập ở trên, sau gần 20 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Nhưng không hẳn quá trình phát triển đó luôn thuận lợi. Theo ông, việc phát triển TTCK thời gian tới sẽ có những khó khăn, thách thức gì?
Sau gần 20 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn không thể thiếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới còn có những khó khăn, thách thức cần phải đối mặt và vượt qua.
Thị trường cổ phiếu sẽ tiếp tục phát triển về cả quy mô và thanh khoản nhưng chưa thực sự bền vững. Các chỉ số (VN-Index, VN30...) có thể có biến động bất thường với tần suất dày trong những giai đoạn nhất định. Thị trường chịu sự tác động khá lớn từ tình hình chính trị, kinh tế, tài chính quốc tế trong thời gian vừa qua và dự báo sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng trong thời gian tới cùng với những diễn biến khó lường của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, hay những bất ổn từ mối quan hệ căng thẳng của tình hình địa chính trị thế giới và khu vực.
Thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) cũng đang phát triển với tốc độ nhanh nhưng quy mô vẫn còn chưa xứng với tiềm năng, hàng hóa còn chưa đa dạng, chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư lớn.
Cùng với sự phát triển của TTCK, cần nâng cao chất lượng quản trị công ty để nâng cao hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông; Cơ sở nhà đầu tư cần phải tiếp tục cải thiện nâng số lượng nhà đầu tư, tăng tỷ lệ nhà đầu tư có tổ chức...
Trước những khó khăn và thách thức đó, UBCKNN có những biện pháp gì để tiếp tục phát triển TTCK, thu hút nhiều hơn nhà đầu tư và trở thành kênh dẫn vốn hiệu quả hơn nữa cho doanh nghiệp và nền kinh tế?
Với phương châm hướng tới một thị trường phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả, UBCKNN đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp cả trong ngắn hạn và dài hạn, để tiếp sức cho TTCK phát triển thu hút nhà đầu tư và là kênh huy động vốn cho Nhà nước và doanh nghiệp. Theo đó, UBCKNN đã và đang tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm như sau:
Một là, tập trung dự thảo các Nghị định và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán để đảm bảo Luật Chứng khoán sửa đổi được đưa vào cuộc sống một cách đồng bộ, tạo điều kiện thông thoáng hơn để cho đầu tư phát triển và bảo vệ quyền, và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Hai là, nỗ lực triển khai các giải pháp tái cấu trúc thị trường chứng khoán theo Đề án "Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025" được phê duyệt tại Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ, hướng tới cơ cấu hợp lý, cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, giữa thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.
Ba là, triển khai thực hiện Đề án "Thành lập sở giao dịch chứng khoán Việt Nam" được phê duyệt theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 7/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ để quản lý, vận hành TTCK một cách an toàn, hiệu quả.
Bốn là, tăng cường kỷ cương, kỷ luật thị trường, bảo đảm duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của TTCK.
Năm là, hỗ trợ tích cực quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Sáu là, tiếp tục phát triển các sản phẩm mới cho thị trường theo kế hoạch, lộ trình đã được phê duyệt.
Bảy là, tăng cường mở cửa và hội nhập với thị trường khu vực và thế giới, thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế, rà soát và hoàn thiện các giải pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài và giải pháp nâng hạng TTCK Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
BẢO VY
Theo bizlive.vn
Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư và Phát triển Kinh doanh 2020: "Cơ hội tăng tốc & bứt phá" Sáng 6/1/2020, Hiệp hội các tổ chức dịch vụ phát triển kinh doanh Việt Nam (VABO) cùng BizLIVE, VTV24 sẽ đồng tổ chức Diễn đàn Đầu tư và Phát triển Kinh doanh 2020 với chủ đề "Cơ hội tăng tốc & bứt phá". Năm 2019 nền kinh tế thế giới có nhiều biến động. Tăng trưởng kinh tế bị chậm lại bởi xung...