[Fun Fact] Những điều thú vị về Final Fantasy
Có thể nói, Final Fantasy là một trong những tựa game được nhiều game thủ biết đến nhất với cốt truyện hấp dẫn, tình tiết cảm động, xây dựng nhân vật đẹp và đầy cá tính, gameplay hay… Có thể nói là một cây đa cây đề, tượng đài vĩ đại của thể loại game RPG nói riêng và thế giới game nói chung.
Vậy nhưng, với lịch sử phát triển rất lâu đời (từ những năm 1987), hẳn là còn có nhiều điều thú vị về tựa game gạo cội này mà các bạn game thủ chưa được biết đến, chưa có cơ hội khám phá. Qua loạt bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé.
1/
Dù không được biết đến nhiều lắm tại thị trường Âu Mỹ, nhưng với Nhật Bản, các tựa game Mô phỏng hẹn hò (Dating sim), hay còn có thể gọi là hẹn hò bạn gái ảo rất phổ biến và được ưa chuộng tại Nhật. Thực ra mà nói thì các dạng trò chơi này nó cũng gần gần như là game… porn vậy. Thế nên thật khó tin rằng một thể loại game kì dị như vậy lại từng được phát triển đầy thành công bởi cha đẻ của dòng game Final Fantasy, Hironobu Sakaguchi.
Nhưng thực vậy, trước khi tạo ra Final Fantasy thì Hironobu Sakaguchi từng làm ra một đống các tựa game thuộc các kiểu thể loại khác nhau cho hãng Square ( thập niên 1980, lúc đó chưa đổi tên thành Square Enix). Trong đó có cả Nakayama Miho no Tokimeki High School, một tựa game thuộc thể loại Dating sims nói trên, trong đó bạn là một cậu nhóc cấp 3 đang cố tán tỉnh Miho Nakayama, ngôi sao nổi tiếng đương thời tại Nhật Bản.
Đáng nói rằng game này dù không phải là tựa game đầu tiên thuộc thể loại Dating Sim, nhưng là tựa game đầu tiên mô phỏng việc hẹn hò với một ngôi sao nổi tiếng và là tựa game thành công đình đám thành công của thể loại game này. Cũng đáng thú vị nữa, Nakayama Miho no Tokimeki High School còn được hợp tác phát triển cùng Nintendo, với Yoshio Sakamoto làm cùng hợp tác phát triển, cũng là cha đẻ, đồng sản xuất của Metroid, một tựa game nổi tiếng không kém.
2/
Chỉ đạo sản xuất của phiên bản Final Fantasy đầu tiên lúc đó là Nasir Gabelli, một nhà lập trình viên người Mỹ gốc Iran nổi tiếng với các tựa game FPS mang tính đột phá đương thời là Horizon V và Zenith cho hệ máy Apple vào đầu thập niên 1980. Chính John Romero, nhà thiết kế chính của Wolfenstein 3D và Doom cũng từng chỉ ra Gebelli là niềm cảm hứng, động lực chính cho hai người.
3/
Đúng thế, Final Fantasy (Ảo mộng sau cùng), ban đầu được tính đặt tên là Fighting Fantasy (Ảo mộng chiến đấu). Ừ thì đúng là nghe nó máu lửa hơn thật nhưng mà cũng vô cùng… xôi thịt, phải không nào? Còn đâu ra chỗ cho những phút giây cảm động, những trường đoạn rơi nước mắt, những tình tiết giàu cảm xúc đầy tính tiếc nuối, lâm li của Ảo mộng sau cùng nữa.
4/
Cho tới giờ, ngoài các phiên bản chính thức đã tới tầm 14 bản ra thì còn hàng đống phụ bản từng ra mắt thuộc series Final Fantasy nữa. Vậy thế quái nào Final Fantasy có thể đình bản chỉ ngay sau lần đầu ra mắt được?
Video đang HOT
Nhưng vào những năm 1987, hãng Square lúc đó đang trong cơn khủng hoàng cùng quẫn và tình hình tài chính của hãng có thể nói là đang trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Sau cú hit “Dragon Quest” tại Nhật vào năm 1986, Sakaguchi đã thuyết phúc các sếp của mình cho phép ông làm một tựa game nhập vai theo lượt RPG, nhưng chả mấy ai trong công ty tin rằng tựa game đó sẽ thành công cả. Hầu hết cho rằng Final Fantasy, Ảo mộng sau cùng của chúng ta sẽ là một… cú hụt chân sau cùng trước khi công ty phá sản.
Thế nên Sakaguchi cho rằng đây sẽ là “cú chót” trong nghề Viết kịch bản và thiết kế game của mình, rằng ông cuối cùng sẽ lại lê mông về học đại học mà làm công chức nhà nước, nhân viên văn phòng, bàn giấy… gì gì đó. Thành thử ông quyết định khô máu với tựa game “chót” này của mình, đổi tên game từ Fighting Fantasy thành Final Fantasy rồi dốc toàn bộ tâm sức phát triển nó. May mắn thay, ngay từ khi phát hành tại Nhật, Final Fantasy đã thành một cú hit cực khủng bán ra được 400.000 phiên bản, cứu cả hãng Square và cho ra đời một thương hiệu game tuyệt vời cho tới ngày nay.
5/
Để so sánh, một thập niên sau đó, Final Fantasy VII cần tới 120 người để phát triển và rồi lại một thập niên sau nữa, đã có gần 300 người tham gia vào quá trình phát triển Final Fantasy XII. Con số cho tới giờ chắc còn phải cao hơn gấp nhiều lần nữa rồi.
6/
Với các fan gạo cội của Final Fantasy thì hẳn các bạn chẳng lạ gì, hầu hết mọi phiên bản của Series đều có một nhân vật tên Cid với vẻ khoảng ngầu, dữ dằn trong vai trò thợ máy, thợ sửa chữa… Đây là một trong những hình tượng trong game cũng như gà Chocobo vậy. Thế nhưng phiên bản đầu tiên của Final Fantasy thì không, phiên bản gốc trên hệ máy NES hoàn toàn không có Cid và phải cho tới khi tựa game này được mang lên hệ máy Playstation và GBA thì chúng ta mới có Cid trong game.
À mà phiên bản đầu tiên thì cũng không có cả Chocobo nữa đâu đấy.
7/
Hiroyuki Ito, nhà thiết kế cho hệ thống chiến đấu của Final Fantasy chưa từng chơi một tựa game dạng Table top (Game chơi trên bàn, các game dạng theo lượt phải tính toán với nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau như xúc xắc, thẻ bài… đòi hỏi nhiều kĩ năng, nhiều sự tư duy) nào trong đời cả, cho tới khi ông làm việc với Final Fantasy. Thay vì vậy, niềm cảm hứng chính của ông đến từ Bóng bầu dục Mỹ, với hai đội thay phiên nhau vào vai tấn công, dù diễn biến dữ dội, bốc lửa nhưng lại cực nhất mạnh vào giai đoạn chuẩn bị. Bạn có thể thấy sự ảnh hướng này lớn ra sao khi góc nhìn của trò chơi là theo chiều ngang (Trước Final Fantasy, hầu hết các game RPG đều chơi theo góc nhìn thứ nhất hoặc góc nhìn thứ ba)
Theo Game4V
[Quotes] Final Fantasy và những câu nói để khắc ghi
Final Fantasy, vốn mang trong mình một chiều sâu vĩ đại về cốt truyện đã là nguồn cảm hứng và sự khích lệ cho nhiều người, những ai có may mắn được biết đến và cảm nhận tới series game huyền thoại này. Bài viết mang tới cho bạn những câu nói gây cảm hứng nhất, những câu trích dẫn, những lời dẫn truyện, những điều để khắc ghi để chúng ta có thể sống đàng hoàng và mạnh mẽ hơn trong thế giới khắc nghiệt này.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ đến với một cô bé 19 tuổi, cao 1m61 vô cùng mạnh mẽ tên Oerba Dia Vanille đến từ Final Fantasy XIII.
Bí ẩn, nhưng đầy thân thuộc; đau đớn nhưng không bao giờ gục ngã; luôn lạc quan, luôn thấu hiểu và quan tâm tới mọi người.
Đó là Oerba Dia Vanille, tức "Vanille, thuộc bộ tộc Dia, làng Oerba". Là một cô bé đến từ thế giới khắc nghiệt bên dưới Cocoon, phải hứng chịu lời nguyền cay độc với những gánh nặng, sự khổ tâm to lớn trong lòng nhưng vẫn luôn lạc quan, vui vẻ và luôn khích lệ bạn bè, đồng đội để xốc lại tinh thần mọi người tiến lên phía trước. Dù trẻ con, bướng bỉnh và cứng đầu nhưng Vanille luôn biết cách tạo sự đồng cảm với mọi người.
Vậy nhưng, dù luôn có làm bạn bè đồng đội vui vẻ khi họ buồn và luôn thấy được điều tích cực của mọi thứ, tính cách vui vẻ của cô bé còn là một lớp vỏ che đi sự sợ hãi và cảm giác tội lỗi của Vanille. Tuy nhiên, xuyên suốt chuyến hành trình của mình, Vanille đã học được cách đối diện với những sai lầm trong quá khứ, dừng chạy trốn khỏi những vấn đề của mình để chiến đấu vì bạn bè của mình và những gì cô tin tưởng.
Mang trong mình một số phận ngang trái, một tích cách đáng yêu những cũng đầy phức tạp và sâu sắc. Thêm nữa cô còn đóng vai trò dẫn truyện (Narrator) trong Final Fantasy XIII, sự hiện diện của Oerba Dia Vanille đã mang tới nhiều điều để suy ngẫm và nhiều câu nói đáng để ghi nhớ, để khắc ghi cho tới mãi mãi về sau. Rất vui được mang tới cho bạn những câu nói để khắc ghi của Oerba Dia Vanille.
Lưu ý: Bấm vào ảnh để xem full độ phân giải
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
Hẹn gặp lại các bạn lần sau. Xin chào!
Theo Game4V
Người Nhật thừa nhận game Nhật Bản cần "hentai" hơn nữa Đây là quan điểm của một nhà thiết kế game nổi tiếng ở Nhật Bản. Trong khu trưng bày của hãng game Bandai Namco tại hội chợ Anime Expo mới đây, một số nhà sản xuất của các tựa game nổi tiếng như Tales of Berseria, Sword Art Online, God Eater đã có vài chia sẻ khá thú vị về hiện trạng và...