[Fun fact] Final Fantasy: Sự khởi đầu và những điều thú vị
Bài viết sẽ tập trung chủ yếu vào phiên bản Final Fantasy đầu tiên mà dù rất hay nhưng cũng có nhiều điều trớ trêu, thú vị và còn nhiều người chưa biết tới.
1/
Hầu hết mọi phiên bản game Final Fantasy đều có một bản nhạc dạo đầu “Prelude” vô cùng nhẹ nhàng, sâu lắng. Nhưng ít ai biết giai điệu huyền thoại, mang tính cảm hứng to lớn này được phác ra chỉ trong vòng 5 phút bởi Nobuo Uematsu, nhà soạn nhạc huyền thoại của dòng game Final Fantasy, bởi lẽ giám đốc phát chính Sakaguchi yêu cầu rất gấp thêm một bản nhạc nữa từ Uematsu nên ông phải sáng tác vội ngay ra bản nhạc này. Ai mà ngờ cái “vội” của Uematsu nó lại thành huyền thoại được như vậy chứ?
2/
Thực vậy, có thể các anh, các chị không còn nhớ nhưng hàng đống phép thuật trong phiên bản đầu tiên hoặc là vô hiệu hoặc là được dùng với tính năng… sai bét so với tên của nó, hay như cách mà nó đáng ra phải vận hành. Ví dụ như là Tmbr và Sabr đi, đáng ra là phải hồi được máu cho đồng đội nhưng nó lại… tốn mana vô tích sự, chả có tác dụng gì. Phép Lock thì lúc nào cũng miss còn Lok2, đáng ra là phải giảm khả năng né tránh phép thuật của địch thì lại… buff cho nó tăng cao lên. Và những ví dụ trên chỉ là bề nổi của tảng băng thôi, có một sự thật rằng phiên bản Final Fantasy đầu tiên dù rất hay, mở màn cho hàng đống phiên bản kế nhiệm ngày càng tuyệt vời, nhưng nó cũng có… hàng tá lỗi vậy. Điều khó thể tránh khỏi vào thời điểm đó, cũng như do hoàn cảnh yếu le mà nó phải ra đời vậy.
3/
Chỉ số “Thông minh” (Intelligence), như tên gọi của nó, đáng ra phải làm nhân vật của ta khôn ra và làm tăng khả năng dùng phép thuật. Nhưng trong phiên bản Final Fantasy đầu tiên thì nó… chả ảnh hướng tới cái chết toi gì cả. Hay nói một cách khác, dù cho tựa game giảng giải với bạn như thế nào thì các Hắc pháp sư, Bạch pháp sư… cũng chỉ có khả năng pháp thuật y như nhau mà thôi.
4/
Đước gọi là “Thiên đường sức mạnh” bởi các fan do quái ở đây cứ chết là lại được hồi sinh, tha hồ cho ta farm tiền, kinh nghiệm. Thức tế, sự ra đời của các Thiên đường như vậy bắt nguồn từ Pravoka, một thị chất nhỏ nằm trên rìa đông bắc thế giới Final Fantasy. Thực tế thì tại cái thị trấn này đáng ra nó cũng không khác gì các thị trấn khác cả đâu. Thế nhưng do… lỗi lập trình nên quái vật ở đây thay vì có sức mạnh bình thường thì lại khỏe hơn hẳn mà đáng ra phải về late game bạn mới được gặp, thành thử thay vì đi khắp nơi farm quái thì các game thủ khi khám phá ra các địa điểm này thường ngồi tỉ mẩn diệt quái ở đây với hiệu quả gấp nhiều lần các địa điểm khác. Hầu như mọi phiên bản 2D của Final Fantasy sau đó đều có một “Thiên đường sức mạnh” như vầy cả. Nhưng thay vì xuất hiện vô tình do lỗi thì được tính toán cho phù hợp với gameplay chung của trò chơi hơn.
5/
Video đang HOT
Một khi bạn đặt chân tàu, nhấn liên tục hai nút A và B trong 55 lần thì bạn sẽ mở khóa được một mini game giải đó nho nhỏ. Vấn đề là bạn có thể giải đố mini game này bao nhiêu lần cũng được và mỗi lần giải đó thành công bạn sẽ được tưởng thưởng 100gil. Nói là hack tiền thì cũng hơi quá nhưng quả đây cũng là một kiểu kiếm tiền vô hạn định đầy thú vị phải không nào.
6/
Ví dụ như khi bạn đi ra ngoài thành phố Elfland vậy, bạn sẽ thấy 3 tấm bia, trong đó tấm phía ngoài cùng bên trái sẽ ghi “Tại đây an nghỉ Link” (Nhân vật chính của Legend of Zelda). Hẳn nhiên là hãng Nintendo chả thấy thích thú tẹo nào với sự trùng hợp kì cục này, bởi phiên bản tiếng Anh gốc thì sẽ ghi là “Tại đây an nghỉ Erdick” (Một trong những nhân vật chính của series game Dragon Quest, đây thì mới là một trò thuộc sở hữu của Square Enix)
7/
Trong phiên bản NES ấy, sẽ có một nhân vật NPC… vô hình tại Cornelia mà bạn có thể nói chuyện được những không thể nhìn thấy. Trong nhiều năm các game thủ cho rằng NPC ma đó là một người đàn ông cho tới khi ai đó tìm ra cách hóa giải trục trặc này và làm nhân vật NPC đó hiện lại lên bằng Game Genie, chỉ tới khi đó thì mọi người mới vỡ lẽ ra rằng giọng nói ma kia là của một người phụ nữ,
8/
Thật không thể tin được nhưng lại là sự thật. Final Fantasy vốn là một tựa game đặc sản của Nhật Bản và vốn thì họ chẳng mặn mà gì lắm việc xuất bản nó ra phương Tây cả, thành thử ra các game thủ phương Tây đã phải đợi ròng rã 15 năm mới được chơi phiên bản Final Fantasy đầu tiên qua một bản Remake phát hành vào năm 2003. Thực tế thì các game thủ Châu Âu cũng khoogn được chơi một phiên bản Final Fantasy chính thức nào cho tới phiên bản Final Fantasy VII vào năm 1997, 9 năm sau khi bản đầu tiên ra mắt.
Có lẽ đó là một phần lí do Final Fantasy VII nổi tiếng được rộng rãi hơn các phiên bản tiền nhiệm vậy.
Cũng như là lí do phiên bản Final Fantasy đầu tiên ít được biết đến hơn tí chút.
Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau
Theo Game4V
[Fun Fact] Những điều thú vị về Final Fantasy
Có thể nói, Final Fantasy là một trong những tựa game được nhiều game thủ biết đến nhất với cốt truyện hấp dẫn, tình tiết cảm động, xây dựng nhân vật đẹp và đầy cá tính, gameplay hay... Có thể nói là một cây đa cây đề, tượng đài vĩ đại của thể loại game RPG nói riêng và thế giới game nói chung.
Vậy nhưng, với lịch sử phát triển rất lâu đời (từ những năm 1987), hẳn là còn có nhiều điều thú vị về tựa game gạo cội này mà các bạn game thủ chưa được biết đến, chưa có cơ hội khám phá. Qua loạt bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé.
1/
Dù không được biết đến nhiều lắm tại thị trường Âu Mỹ, nhưng với Nhật Bản, các tựa game Mô phỏng hẹn hò (Dating sim), hay còn có thể gọi là hẹn hò bạn gái ảo rất phổ biến và được ưa chuộng tại Nhật. Thực ra mà nói thì các dạng trò chơi này nó cũng gần gần như là game... porn vậy. Thế nên thật khó tin rằng một thể loại game kì dị như vậy lại từng được phát triển đầy thành công bởi cha đẻ của dòng game Final Fantasy, Hironobu Sakaguchi.
Nhưng thực vậy, trước khi tạo ra Final Fantasy thì Hironobu Sakaguchi từng làm ra một đống các tựa game thuộc các kiểu thể loại khác nhau cho hãng Square ( thập niên 1980, lúc đó chưa đổi tên thành Square Enix). Trong đó có cả Nakayama Miho no Tokimeki High School, một tựa game thuộc thể loại Dating sims nói trên, trong đó bạn là một cậu nhóc cấp 3 đang cố tán tỉnh Miho Nakayama, ngôi sao nổi tiếng đương thời tại Nhật Bản.
Đáng nói rằng game này dù không phải là tựa game đầu tiên thuộc thể loại Dating Sim, nhưng là tựa game đầu tiên mô phỏng việc hẹn hò với một ngôi sao nổi tiếng và là tựa game thành công đình đám thành công của thể loại game này. Cũng đáng thú vị nữa, Nakayama Miho no Tokimeki High School còn được hợp tác phát triển cùng Nintendo, với Yoshio Sakamoto làm cùng hợp tác phát triển, cũng là cha đẻ, đồng sản xuất của Metroid, một tựa game nổi tiếng không kém.
2/
Chỉ đạo sản xuất của phiên bản Final Fantasy đầu tiên lúc đó là Nasir Gabelli, một nhà lập trình viên người Mỹ gốc Iran nổi tiếng với các tựa game FPS mang tính đột phá đương thời là Horizon V và Zenith cho hệ máy Apple vào đầu thập niên 1980. Chính John Romero, nhà thiết kế chính của Wolfenstein 3D và Doom cũng từng chỉ ra Gebelli là niềm cảm hứng, động lực chính cho hai người.
3/
Đúng thế, Final Fantasy (Ảo mộng sau cùng), ban đầu được tính đặt tên là Fighting Fantasy (Ảo mộng chiến đấu). Ừ thì đúng là nghe nó máu lửa hơn thật nhưng mà cũng vô cùng... xôi thịt, phải không nào? Còn đâu ra chỗ cho những phút giây cảm động, những trường đoạn rơi nước mắt, những tình tiết giàu cảm xúc đầy tính tiếc nuối, lâm li của Ảo mộng sau cùng nữa.
4/
Cho tới giờ, ngoài các phiên bản chính thức đã tới tầm 14 bản ra thì còn hàng đống phụ bản từng ra mắt thuộc series Final Fantasy nữa. Vậy thế quái nào Final Fantasy có thể đình bản chỉ ngay sau lần đầu ra mắt được?
Nhưng vào những năm 1987, hãng Square lúc đó đang trong cơn khủng hoàng cùng quẫn và tình hình tài chính của hãng có thể nói là đang trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc". Sau cú hit "Dragon Quest" tại Nhật vào năm 1986, Sakaguchi đã thuyết phúc các sếp của mình cho phép ông làm một tựa game nhập vai theo lượt RPG, nhưng chả mấy ai trong công ty tin rằng tựa game đó sẽ thành công cả. Hầu hết cho rằng Final Fantasy, Ảo mộng sau cùng của chúng ta sẽ là một... cú hụt chân sau cùng trước khi công ty phá sản.
Thế nên Sakaguchi cho rằng đây sẽ là "cú chót" trong nghề Viết kịch bản và thiết kế game của mình, rằng ông cuối cùng sẽ lại lê mông về học đại học mà làm công chức nhà nước, nhân viên văn phòng, bàn giấy... gì gì đó. Thành thử ông quyết định khô máu với tựa game "chót" này của mình, đổi tên game từ Fighting Fantasy thành Final Fantasy rồi dốc toàn bộ tâm sức phát triển nó. May mắn thay, ngay từ khi phát hành tại Nhật, Final Fantasy đã thành một cú hit cực khủng bán ra được 400.000 phiên bản, cứu cả hãng Square và cho ra đời một thương hiệu game tuyệt vời cho tới ngày nay.
5/
Để so sánh, một thập niên sau đó, Final Fantasy VII cần tới 120 người để phát triển và rồi lại một thập niên sau nữa, đã có gần 300 người tham gia vào quá trình phát triển Final Fantasy XII. Con số cho tới giờ chắc còn phải cao hơn gấp nhiều lần nữa rồi.
6/
Với các fan gạo cội của Final Fantasy thì hẳn các bạn chẳng lạ gì, hầu hết mọi phiên bản của Series đều có một nhân vật tên Cid với vẻ khoảng ngầu, dữ dằn trong vai trò thợ máy, thợ sửa chữa... Đây là một trong những hình tượng trong game cũng như gà Chocobo vậy. Thế nhưng phiên bản đầu tiên của Final Fantasy thì không, phiên bản gốc trên hệ máy NES hoàn toàn không có Cid và phải cho tới khi tựa game này được mang lên hệ máy Playstation và GBA thì chúng ta mới có Cid trong game.
À mà phiên bản đầu tiên thì cũng không có cả Chocobo nữa đâu đấy.
7/
Hiroyuki Ito, nhà thiết kế cho hệ thống chiến đấu của Final Fantasy chưa từng chơi một tựa game dạng Table top (Game chơi trên bàn, các game dạng theo lượt phải tính toán với nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau như xúc xắc, thẻ bài... đòi hỏi nhiều kĩ năng, nhiều sự tư duy) nào trong đời cả, cho tới khi ông làm việc với Final Fantasy. Thay vì vậy, niềm cảm hứng chính của ông đến từ Bóng bầu dục Mỹ, với hai đội thay phiên nhau vào vai tấn công, dù diễn biến dữ dội, bốc lửa nhưng lại cực nhất mạnh vào giai đoạn chuẩn bị. Bạn có thể thấy sự ảnh hướng này lớn ra sao khi góc nhìn của trò chơi là theo chiều ngang (Trước Final Fantasy, hầu hết các game RPG đều chơi theo góc nhìn thứ nhất hoặc góc nhìn thứ ba)
Theo Game4V
[Quotes] Final Fantasy và những câu nói để khắc ghi Final Fantasy, vốn mang trong mình một chiều sâu vĩ đại về cốt truyện đã là nguồn cảm hứng và sự khích lệ cho nhiều người, những ai có may mắn được biết đến và cảm nhận tới series game huyền thoại này. Bài viết mang tới cho bạn những câu nói gây cảm hứng nhất, những câu trích dẫn, những lời dẫn...