FTM nói gì khi kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục?
Đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với nhiều khoản mục trong Báo cáo tài chính soát xét bán niên 2020 của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (HoSE: FTM).
Cụ thể, kiểm toán viên cho biết FTM phát sinh khoản lỗ gần 102 tỷ đồng, luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh âm gần 46 tỷ đồng. Các khoản vay ngân hàng quá hạn chưa được thanh toán gần 287 tỷ đồng và lãi vay ngân hàng quá hạn thanh toán chưa được gia hạn nợ số tiền hơn 191 tỷ đồng.
Khả năng hoạt động liên tục của Công ty phụ thuộc vào việc gia hạn các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp, đồng thời còn phụ thuộc vào việc cơ cấu lại các khoản đầu tư của Công ty.
Những điều kiện này cùng các vấn đề như đã trình bày cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn có thể ảnh hưởng quan trọng đến khả năng hoạt động liên tục của Công ty.
Tại thời điểm 30/6, Công ty chưa thực hiện trích lập dự phòng công nợ phải thu khó đòi quá hạn thanh toán số tiền gần 7 tỷ đồng. Theo đó, nếu khoản dự phòng này được ghi nhận, trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh chỉ tiêu “chi phí quản lý doanh nghiệp” tăng số tiền gần 7 tỷ đồng, đồng thời chỉ tiêu “lợi nhuận kế toán trước thuế” giảm số tiền tương ứng.
Trên bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu “dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi” sẽ tăng thêm gần 7 tỷ đồng, chỉ tiêu “lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” cũng sẽ giảm đi số tiền tương ứng.
Giải trình về vấn đề này, FTM cho biết khoản lỗ phát sinh và luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh âm cùng với nợ vay và lãi quá hạn ngân hàng 6 tháng đầu năm chủ yếu do tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến ngành sợi khiến doanh thu sụt giảm mạnh.
Cụ thể, trong quý 1/2020, tác động kép từ chiến tranh thương mại Mỹ Trung và Covid-19 khiến cho doanh thu quý 1 của FTM chỉ còn bằng 13% so với cùng kỳ năm 2019 do Trung Quốc đóng cửa nền kinh tế để chống dịch khiến các đơn hàng xuất khẩu sợi bị hủy và giảm đột ngột.
Video đang HOT
Tác động tiêu cực dịch Covid-19 đến toàn ngành dệt may đã tác động ngược lên thị trường ngành sợi, khiến thị trường gần đóng băng, đơn hàng bị đề nghị giản, hoãn hoặc hủy. Doanh thu quý 2 chỉ còn bằng 1% so với cùng kỳ năm 2019.
Do đó, doanh thu 6 tháng đầu năm chỉ còn bằng 9% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu sụt giảm mạnh do cả giá bán và đơn hàng đều giảm trong khi các chi phí khấu hao gần 42 tỷ đồng, lãi vay 44 tỷ đồng vẫn phát sinh và ghi nhận dẫn đến phát sinh khoản lỗ trên.
FTM cho biết hiện tại Công ty duy trì sản xuất 1 nhà máy và bảo trì 2 nhà máy, tạm dừng sản xuất sợi cotton và chuyển đổi 50% sản lượng cotton sang mặt hàng sợi 100% Polyester và sợi pha, đồng thời tìm kiếm các nguồn tài trợ vốn khác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về việc chưa trích lập dự phòng công nợ phải thu khó đòi quá hạn thanh toán gần 7 tỷ đồng, FTM giải thích là do hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn khó khăn.
Hóa chất Đức Giang có thể bán 20-25% vốn nhưng không để mất tỷ lệ chi phối
Từ nay đến năm 2026, Đức Giang sẽ cần khoảng 10.000 tỷ đồng để thực hiện các dự án, trong đó sẽ phát hành khoảng 2.500 tỷ đồng, vay ngân hàng 2.000 tỷ đồng.
Niêm yết trên HoSE với kỳ vọng cải thiện thanh khoản
Ngày 28/7 tới đây, toàn bộ hơn 129 triệu cổ phiếu DGC của CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang sẽ được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 39.700 đồng/cp.
Tập đoàn Hóa chất Đức Giang tiền thân là Công ty Hoá chất Đức Giang, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng cục hóa chất Việt Nam, được thành lập từ năm 1963 với sản phẩm quen thuộc "Bột giặt Đức Giang". Công ty có vốn điều lệ 1.293,6 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 3.651 tỷ đồng. Tổng tài sản tại ngày 31/3 là 4.934 tỷ đồng.
Tháng 8/2014, Công ty lần đầu đưa cổ phiếu đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với khối lượng 33,5 triệu cổ phiếu. Cổ phiếu đóng cửa phiên đầu tiên tại 18.740 đồng/cp, đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trên HNX có giá 39.900 đồng/cp.
Chủ tịch Đào Hữu Huyền cho biết Đức Giang muốn chuyển sàn sang HoSE để thể hiện tầm cỡ và vươn lên. Ông Huyền cho biết ban đầu Công ty chọn niêm yết trên HNX là sai lầm vì ban đầu có đủ tiêu chuẩn để niêm yết ở HOSE và nay khi xin chuyển sàn phải thực hiện thủ tục hàng trăm tờ.
Vị Chủ tịch kỳ vọng thanh khoản cổ phiếu DGC sẽ được cải thiện hơn khi được niêm yết tại HoSE. Theo đó nhiều quỹ đầu tư hơn. "Đã có người thể hiện ý định muốn mua 20-25% vốn của Đức Giang", vị Chủ tịch tiết lộ.
Về cơ cấu cổ đông, Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) sở hữu 11,45 triệu cổ phiếu, tương đương 8,85% vốn công ty. Nhóm cổ đông lớn nhất liên quan đến Chủ tịch HĐQT Đào Hữu Huyền đang sở hữu khoảng 40% vốn.
Chia sẻ về việc thoái vốn của Vinachem, ban lãnh đạo DGC chia sẻ sắp tới Vinachem chưa có kế hoạch thoái vốn tại Công ty sau phiên thoái vốn không thành công cuối năm 2019 do giá khởi điểm gấp 2 lần thị giá hiện tại.
Cần khoảng 10.000 tỷ đồng đến năm 2026
Nói về định hướng phát triển đến 2026, Chủ tịch Đào Hữu Huyền khẳng định Đức Giang định hướng trở thành công ty công nghệ hóa chất, tập trung vào các sản phẩm mang hàm lượng công nghệ cao lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam.
Sau 2021, tập đoàn sẽ xin đầu tư cho giai đoạn 2 của dự án Nghi Sơn và lượng xút sản xuất sẽ tự tiêu thụ chứ không làm thương mại. Dự án Nghi Sơn hoàn thành vào 2026 chỉ mới là giai đoạn đầu trong tầm nhìn 10 năm của tập đoàn. Đức Giang đang có bước đi đầu tiên xin khai thác mỏ ở Tây Nguyên.
Ước tính, Đức Giang cần khoảng 10.000 tỷ đồng cho kế hoạch đầu tư. Hiện Công ty có khoảng 1.500 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng và tiền lãi, dự kiến phát hành mới 2.500 tỷ đồng cho cổ đông và nhà đầu tư riêng lẻ. Lợi nhuận tích lũy cho 5 năm tới dự kiến hơn 4.000 tỷ đồng và phần thiếu hụt (2.000 tỷ đồng) sẽ đi vay ngân hàng.
Ban lãnh đạo khẳng định sẽ huy động vốn theo nhu cầu thực tế từng giai đoạn, nhưng sẽ không để mất quyền chi phối doanh nghiệp, bởi đây là doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi của gia đình. "Chúng tôi sẽ dựa trên nhu cầu thực tế của công ty để huy động vốn bên ngoài và chắc chắn không để mất quyền chi phối vì tôi là thế hệ thứ ba gắn bó với Đức Giang, từ bà ngoại nên có gì đó gắn bó rất đặc biệt" - Phó Tổng giám đốc Đào Hữu Duy Anh cho biết.
Lợi nhuận bán niên 2020 tăng mạnh 60%
Về mục tiêu kinh doanh cho quý 3, HĐQT Đức Giang đã thông qua doanh thu dự kiến 1.603 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất ở 210 tỷ đồng.
Về sản lượng, Đức Giang đặt kế hoạch tiêu thụ 13.400 tấn phốt pho vàng, 54.000 tấn axit photphoric trích ly, 30.000 tấn phân lân các loại, 10.000 tấn phân NPK, 15.000 tấn phụ gia thức ăn gia súc DCP, 1.100 tấn bột giặt, 220 tấn chất tẩy rửa...
Đối với công tác đầu tư, Đức Giang dự kiến chi 50 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng Dự án mỏ Apatit-Khai trường 25 và hoàn chỉnh giấy phép khai thác trong tháng 8, dự kiến khai thác trong tháng 9; Chi 116 tỷ đồng giải phóng mặt bằng Dự án Đức Giang Nghi Sơn và dự kiến động thổ vào tháng 10.
Nửa đầu năm 2020, doanh thu thuần của Công ty đạt hơn 3.096 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. Giá vốn chiếm hơn 2.400 tỷ đồng, tăng 17%. Lợi nhuận gộp đạt 690 tỷ đồng, tăng 56% so bán niên 2019.
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh gấp đôi lên gần 60 tỷ đồng, trong đó chi phí tài chính chiếm 46 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh 55% và 33%.
Tuy vậy, lãi ròng của Đức Giang tăng mạnh từ 280 tỷ đồng lên 444 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tương ứng tăng gần 60%. Năm 2020, Đức Giang lên kế hoạch lợi nhuận sau thuế là 600 tỷ đồng, như vậy Công ty đã thực hiện được 74% kế hoạch.
Vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh - Bài 2: Tiếp cận gói tín dụng 300.000 tỷ đồng vẫn khó Việc triển khai gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 bước đầu đã tạo điều kiện cho nhiều khách hàng vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh. Gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 bước đầu đã tạo điều kiện cho nhiều khách hàng vượt qua khó khăn....