FTA tạo cú hích đầu tư vào Việt Nam
Các hiệp định thương mại tự do ( FTA) có liên quan đến Việt Nam được kỳ vọng là chất xúc tác cho tăng trưởng xuất khẩu, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh. Nhưng để tận dụng được cơ hội vàng này, Việt Nam cần sở hữu thêm nhiều dữ liệu thông tin.
Tham gia các FTA, nhiều cơ hội đầu tư mở ra ở nhiều ngành nghề có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam
Chất xúc tác cho tăng trưởng
Đó là cách ví von của các chuyên gia, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước có mặt tại Hội nghị bàn tròn: Tác động của các hiệp định thương mại tự do tới dòng vốn đầu tư vào Việt Nam”, do Công ty cổ phần StoxPlus, đối tác chiến lược của Nikkei Inc. và QUICK Corp. (Nhật Bản) tổ chức mới đây.
Ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã đưa ra một bức tranh nhiều màu sắc về các FTA. Hiện có 11 FTA đã ký và 3 FTA đang đàm phán, được kỳ vọng là chất xúc tác cho tăng trưởng xuất khẩu, tăng trưởng đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh.
Theo ông Thành, gần như tất cả các đối tác chủ chốt của Việt Nam đều tham gia các FTA như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan. Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, Việt Nam trở thành top 10 thế giới trong khu vực châu Á về tiếp nhận vốn FDI và đứng thứ 6 về tốc độ giải ngân. Từ năm 2013, hàng tỷ USD đã được đầu tư vào ngành dệt may, điện tử, tạo thuận lợi để doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường, tạo mạng lưới sản xuất. Trong đó, dòng tiền từ Hoa Kỳ được kỳ vọng sẽ là nguồn vốn FDI lớn nhất tại Việt Nam khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thông qua.
Hiện FDI của các nước thành viên TPP vào Việt Nam có số vốn đăng ký đạt hơn 100 tỷ USD, chiếm gần 40% tổng số vốn FDI tại Việt Nam, trong đó Nhật Bản 37,7 tỷ USD, Hoa Kỳ 11 tỷ USD, Malaysia 10,8 tỷ USD, Canada 5 tỷ USD…
Những cơ hội đầu tư mở ra ở nhiều ngành nghề có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ, gạo, cà phê, nuôi trồng thủy sản, dược phẩm, du lịch giải trí, cơ sở hạ tầng, logistics. Hay tham gia vào mạng lưới sản xuất công nghiệp phụ trợ. Đặc biệt, cơ hội hút dòng vốn ngoại mạnh nhất là lĩnh vực dệt may. Việc Việt Nam tham gia hàng loạt FTA với EU, Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á – Âu và nhất là TPP đang vào giai đoạn đàm phán cuối, thuế suất giảm dần về 0% sẽ đem lại lợi thế để gia tăng kim ngạch xuất khẩu rất lớn cho ngành này. Hiện đang có làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các DN FDI vào dệt may để tận dụng ưu đãi về thuế từ các FTA.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần StoxPlus nhận định, từ năm 2011, mua bán – sáp nhập (M&A) trở thành kênh được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn cho việc mở rộng kinh doanh hoặc thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Ngoài Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc gia trong khối ASEAN (Thái Lan, Singapore, Indonesia) cũng là những đối tác lớn về M&A của Việt Nam.
“Sau khi một số lượng lớn các dòng thuế bị loại bỏ nhờ FTA, sẽ tác động mạnh mẽ tới dòng vốn, đặc biệt là M&A và FDI. Tác động kép khi Chính phủ nới “room” cho nhà đầu tư nước ngoài mới đây. Trong đó, Hàn Quốc là ví dụ điển hình cho việc dòng vốn đang chuyển dịch mạnh vào Việt Nam”, ông Thuân nhận định.
Sang năm 2016, FTA Việt Nam – Hàn Quốc mới có hiệu lực, nhưng một làn sóng đầu tư từ Hàn Quốc đang hình thành. Nhờ loại bỏ thêm 771 loại thuế mà các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, nguyên liệu thực phẩm, nông sản thực phẩm, hải sản đông lạnh và đóng hộp, nguyên liệu dệt may thô, da giày, linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, xe gắn máy… sẽ bùng nổ hơn.
Cuộc chơi chỉ dành cho ai sở hữu thông tin
Theo ông Võ Trí Thành, bản chất của sự hội nhập kinh tế là những cơ hội mới, nên các dòng vốn đầu tư được giải ngân vào thị trường Việt Nam ngày một nhiều hơn là hiển nhiên. Khi mở cửa thị trường sẽ không phân biệt doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp nội địa, vì bất cứ doanh nghiệp nào cũng được hưởng lợi từ FTA. Tuy nhiên, cuộc chơi chỉ dành cho những doanh nghiệp nắm chắc thông tin, đường đi nước bước của nước sở tại, các đối thủ, từ đó đáp ứng tốt các tiêu chí và yêu cầu của thị trường.
“Việt Nam có nhận ra cơ hội kinh doanh từ các FTA hay không vẫn còn là câu chuyện dài, bởi còn nhiều trở ngại liên quan đến thông tin. Nếu không muốn bỏ lỡ những cơ hội vàng này thì cần cởi mở về thông tin, cũng như tạo mối quan hệ giữa các quốc gia, nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp với nhau”, ông Thành cho biết.
Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp cần chủ động để nắm bắt cơ hội, giảm thiểu tác động tiêu cực khi Việt Nam hội nhập sâu rộng bằng cách theo dõi sát sao các thông tin, lộ trình cam kết, đặc biệt cần nắm được lộ trình giảm thuế, lộ trình mở cửa, những thông tin về thị trường, đối tác… Từ đó đưa ra định hướng, chiến lược kinh doanh hợp lý, nâng cao năng lực quản trị.
Theo Anh Vũ
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vụ bà Hà Linh bị giết: Gia đình chỉ nhìn được mặt nạn nhân
Việc giám định ADN đã hoàn tất, thi thể nữ doanh nhân Hà Linh sẽ được đưa về nước trong 1-2 ngày tới
Chiều 28-9, luật sư (LS) Trương Quang Quý, người đại diện pháp lý cho Công ty TNHH Hà Linh, cho biết gia đình của bà Hà Linh (tên thật: Hà Thúy Linh, giám đốc công ty) từ Quảng Đông - Trung Quốc (TQ) điện thoại về báo sáng cùng ngày, cơ quan chức năng nước này đã cho gia đình vào nhận diện thi thể. "Gia đình cho hay thi thể đúng là chị Linh nhưng không thể thấy các vết thương trên người vì thi thể được phủ vải, chỉ chừa khuôn mặt để nhận diện" - LS Quý kể lại.
Gia đình nhận giấy báo tử
Theo LS Quý, trong ngày 28-9, lực lượng chức năng của TQ xác định ADN của bà Linh cùng người nhà trùng nhau và đã cấp giấy báo tử cho gia đình. Cùng ngày, các cơ quan chức năng TQ cũng tiến hành lấy lời khai gia đình bà Linh để điều tra về vụ án mạng này.
LS Quý cho hay gia đình đã hỏi rất nhiều về tiến trình điều tra nguyên nhân cái chết của bà Linh nhưng các cơ quan chức năng TQ không cung cấp. "Họ cho biết kết quả điều tra chỉ được trả lời qua công hàm mà thôi" - LS Quý thông tin.
Bà Hà Thúy Linh. (Ảnh trên trang cá nhân nạn nhân)
LS Quý cũng cho biết ông không có bất cứ thông tin nào về đối tác TQ mà bà Linh sang gặp trong chuyến đi cũng như người trung gian làm cầu nối giữa hai bên. "Công an tỉnh Lâm Đồng điện hỏi nhưng tôi cũng đành bó tay. Nếu tôi biết thì hay rồi. Vì đây là bí mật trong kinh doanh của chị Linh nên dù tôi là LS của công ty, chị Linh cũng không cho biết. Tôi soạn hợp đồng để chị Linh làm việc với đối tác TQ cũng để trống phía đối tác" - LS Quý giải thích.
Về thời gian đưa thi thể bà Linh về nước, LS Quý cho rằng không xác định được. Cố gắng trước ngày 1-10 nhưng chưa chắc kịp. "Dự kiến trong ngày 29-9, cơ quan chức năng TQ sẽ tiến hành khám nghiệm tử thi và làm nhiều thủ tục liên quan, sau đó làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại TQ. Nói chung còn lâu lắm"- LS Quý nói.
Không để ảnh hưởng ngành trà
Trong khi đó, ông Phùng Khắc Đồng, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết thông qua Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh này, có thể ngày 29-9, phía TQ sẽ hoàn tất các thủ tục để đưa thi thể bà Linh về nước.
Cũng theo ông Đồng, tỉnh Lâm Đồng đã có 2 văn bản. Một gửi cơ quan đại sứ quán ở Quảng Châu đề nghị giúp đỡ thân nhân của bà Hà Linh trong thời gian đưa thi thể bà về nước, đồng thời yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân cái chết và các vấn đề khác liên quan đến việc bảo vệ quyền công dân Việt Nam.
Văn bản thứ hai gửi cho Hội Doanh nghiệp trẻ và UBND TP Đà Lạt đề nghị làm việc với Công ty TNHH Hà Linh để duy trì hoạt động sản xuất bình thường, bảo vệ tài sản công ty. "Sáng 28-9, UBND tỉnh Lâm Đồng có chỉ đạo UBND TP Đà Lạt làm việc với công ty và các hộ dân phải bảo đảm khi chè đến kỳ thu hoạch phải có người của công ty hoặc doanh nghiệp đến thu mua. Không để ảnh hưởng đến đời sống người trồng chè" - ông Đồng nói.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 28-9, bà Võ Thị Hảo, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Lâm Đồng, cho biết đến thời điểm này, sở vẫn chưa nhận được thêm bất kỳ thông tin gì ngoài công điện khẩn của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu (TQ) ngày 23-9.
Theo đó, công điện thông báo một phụ nữ Việt Nam có tên Hà Thúy Linh bị cướp tài sản tại thôn Cửu Giang Thùy, thị trấn Thường Bình, TP Đông Quán, tỉnh Quảng Đông. "Bà Hà Thúy Linh được bạn hàng buôn bán mời uống nước sau đó hôn mê và bị cướp toàn bộ tài sản, hộ chiếu. Sau đó, bà được đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi, tử vong vào sáng sớm ngày 22-9. Theo chẩn đoán y tế, bà Hà Thúy Linh bị tổn thương tuyến tụy và vỡ trực tràng do ngoại lực tác động..." - công điện nêu rõ.
Ngày 28-9, Cục CSHS - Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) đã cử một tổ công tác trực tiếp vào Lâm Đồng để phối hợp điều tra vụ bà Hà Thúy Linh bị sát hại. Trong ngày, các điều tra viên đã làm việc với Công ty TNHH Hà Linh để làm rõ về chuyến đi của bà sang TQ.
Theo HỒNG ÁNH - CAO NGUYÊN
Người lao động
4.300 người Việt chết mỗi năm có liên quan đến nhiệt điện than Đó là công bố tại hội thảo "Than và nhiệt điện than: những điều chưa biết" diễn ra sáng 29-9. Hội thảo do Trung Tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID- thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức. Tại đây, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Havard lần đầu tiên công bố kết quả nghiên...