FTA mở cửa cho “cuộc đổ bộ” lớn của Hàn Quốc vào Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 25 năm quan hệ đối thoại ASEAN – Hàn Quốc và thăm làm việc tại Hàn Quốc, ngày 11/12/2014, tại Busan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Thị trưởng thành phố Busan Suh Byung-soo.
Nhiệt liệt hoan nghênh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm thành phố Busan – thành phố kết nghĩa với Tp. Hồ Chí Minh của Việt Nam, Thị trưởng Suh Byung-soo chúc mừng Việt Nam và Hàn Quốc vừa tuyên bố kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương; cho đây là mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thị trưởng thành phố Busan Suh Byung-soo.
Thị trưởng Suh Byung-soo cho biết, Busan có khoảng 340 doanh nghiệp đang đầu tư, làm ăn tại Việt Nam và tại Busan có khoảng 10.000 người Việt Nam đang học tập, làm ăn, sinh sống. Với quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư cũng như giao lưu hết sức chặt chẽ giữa Busan và Việt Nam, Thị trưởng thành phố mong muốn Việt Nam tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Busan đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đồng thời kiến nghị Việt Nam cho phép Ngân hàng Busan mở chi nhánh tại Việt Nam để hỗ trợ cho doanh nghiệp của Busan tiến hành đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Thị trưởng thành phố cũng cam kết sẽ làm hết sức để tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt làm ăn, sinh sống hòa nhập tốt với xã hội sở tại.
Đề cập quan hệ hai nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết lãnh đạo 2 nước đã có cuộc hội đàm thành công và đặc biệt đã chứng kiến lễ ký tuyên bố kết thúc đàm phán FTA song phương. Việc kết thúc đàm phán và sớm đi đến ký kết Hiệp định sẽ tạo ra khuôn khổ chính sách rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc nói chung và Busan nói riêng đầu tư, kinh doanh thuận lợi, lâu dài và thành công tại thị trường Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị chính quyền Busan kêu gọi và thúc đẩy các doanh nghiệp địa phương tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam; đồng thời đồng ý chủ trương về đề nghị mở chi nhánh của Ngân hàng Busan tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị thành phố Busan đẩy mạnh hợp tác về giáo dục – đào tạo và y tế với phía Việt Nam, trong đó có việc cấp thêm học bổng cho sinh viên Việt Nam học tập tại các trường đại học ở Busan; mở các cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam. Thủ tướng cũng cảm ơn và mong muốn chính quyền thành phố tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt làm ăn, sinh sống tại Busan.
Hàn Quốc chờ đợi cơ hội cổ phần hoá DNNN của Việt Nam
Cũng tại Thành phố Busan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có các cuộc tiếp lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc. Trong sáng nay, 11/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Doosan, CJ, Teakwang, Lotte, Posco và Samsung. Đây là những tập đoàn đã và đang đầu tư lớn tại Việt Nam.
Với việc hai nước kết thúc đàm phán và chuẩn bị ký kết và thực hiện FTA song phương, các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá cho thấy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch hai nước sẽ có bước phát triển vượt bậc với khả năng sẽ có một “làn sóng”, một “cuộc đổ bộ” lớn về đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới.
Video đang HOT
Trong khi tập đoàn Doosan quan tâm đầu tư mở rộng các cơ sở công nghiệp nặng sản xuất tuốc bin điện thì Posco và Teakwang quan tâm đến đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện lớn, các tổ hợp luyện thép công nghệ hiện đại không sử dụng than cốc. Tập đoàn Samsung cam kết sẽ hoàn thành tổ hợp sản xuất điện thoại thông minh tại Thái Nguyên vào giữa năm 2015 và đưa số số công nhân làm việc cho các nhà máy Samsung ở Việt Nam lên gần 100 ngàn người.
Các lĩnh vực dệt – nhuộm, sản xuất phân bó và thức ăn chăn nuôi cũng được các doanh nghiệp đề xuất. Ngoài lĩnh vực công nghiệp, các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đề xuất nhiều dự án đầu tư mới tại Việt Nam liên quan đến các lĩnh vực như nghiên cứu – phát triển, trong đó có nghiên cứu và phát triển tế bào gốc; đào tạo nghề, trong đó có xây dựng các trường nghề phục vụ cho doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam; các dự án sản xuất lúa gạo, nông sản, thủy sản chất lượng cao gắn với chế biến để xuất khẩu trở lại thị trường Hàn Quốc; các dự án liên quan đến đầu tư xây dựng đô thị; phát triển công nghệ 4G và 5G, truyền hình, sản xuất phim và nội dung số. Các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng bày tỏ quan tâm và mong muốn tham gia vào quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.
Phát biểu tại các cuộc tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh các dự án đầu tư thành công tại Việt Nam cũng như các đề xuất về các dự án mới của doanh nghiệp Hàn Quốc trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết với tư cách là nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Việt Nam, là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã chứng tỏ khả năng và sự thành công của mình tại thị trường Việt Nam.
Với việc FTA song phương được ký kết và thực hiện trong thời gian tới, chắc chắn các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ có điều kiện hơn nữa để gia tăng, mở rộng đầu tư, thương mại và thành công tại thị trường Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ ủng hộ với các đề xuất và các dự án của các doanh nghiệp Hàn Quốc, nhấn mạnh thành công của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng chính là thành công của Việt Nam; đồng thời khẳng định sẽ tạo các điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư, kinh doanh thành công tại Việt Nam, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc trong quá trình phát triển và mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam cần quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu phát triển, triển khai công nghệ mới, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, phát triển công nghiệp phụ trợ; tăng cường chế biến và xuất khẩu, phân phối hàng hóa Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc, nhất là hàng nông sản, thủy sản; cùng với đó cần quan tâm lĩnh vực đào tạo nghề cho người lao động Việt Nam và quan tâm đến điều kiện làm việc, sinh hoạt, nhà ở cho công nhân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp Hàn Quốc.
P.Thảo
Theo dantri
Hai con "cá mập" khủng đến từ Thái Lan
Các tập đoàn lớn của người Thái đang từng bước thâm nhập và thống lĩnh thị trường Việt Nam trước sự bất lực của các doanh nghiệp trong nước.
Ông trùm chăn nuôi CP
Đồng Nai vừa trao giấy xác nhận "Sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi" cho 9 triệu trứng gà thương hiệu CP Việt Nam được sản xuất, đóng gói trong thời gian từ 01/11/2014 đến 31/12/2014.
Đây là một dấu hiệu cho thấy một một sự thật đáng buồn: các doanh nghiệp trong nước ngày càng lép vế, yếu thế hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài ở nhiều lĩnh vực, trong đó có sản xuất và cung cấp trứng gia cầm.
Sự thật đáng buồn và đầy lo ngại nằm ở chỗ, thị trường trứng gia cầm trong vài năm gần đây phụ thuộc rất nhiều vào một vài "đại gia" chăn nuôi nước ngoài, trong đó có CP hay Emivest. Giá cả thị trường cũng phải chạy theo quyết định của một vài ông lớn này.
Những lần nâng giá sốc hơn 40% trong vòng 2 tuần rồi hạ giá bất thình lình như hồi Tết năm 2013 đã khiến thị trường chao đảo, các doanh nghiệp nội ù hơi tai, chạy theo mệt lả. Rất nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình... không theo kịp đà biến động của thị trường tất nhiên sẽ bị phá sản và có một cách tiếp tục theo lĩnh vực kinh doanh thế mạnh và đầy tiềm năng của Việt Nam này là làm thuê, chăn nuôi gia công cho các DN nước ngoài với lợi nhuận rất thấp.
CP Việt Nam có 9 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản.
Không chỉ trứng gia cầm, CP của Thái Lan đang dẫn đầu lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản tại Việt Nam. Hiện tại CP Việt Nam có 9 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Đắc Lắc, Hà Nội và Hải Dương. Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng đang mưa làm gió trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm từ gia cầm, gia súc... ở nhiều hệ thống siêu thị cửa hàng trên khắp thị trường Việt Nam.
Sự thống lĩnh của một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong đó có CP, Emivest, Japfa... trên các thị trường thức ăn chăn nuôi, con giống, sản phẩm gia cầm... đã và đang khiến người nông dân Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Họ phải mua con giống giá cao, thức ăn giá đắt... không có lãi, thậm chí thua lỗ nặng nếu chỉ dính dịch bệnh hoặc gặp đúng đợt các "ông lớn" hạ giá trên thị trường.
CP vào Việt Nam từ đầu những năm 90 với lĩnh vực đầu tiên là sản xuất thức ăn chăn nuôi và gà giống. Sau đó, DN này đã mở rộng sang hạt giống ngô, thức ăn thủy sản, chế biến thực phẩm, tôm giống, nuôi lợn và năm 2014 là phát triển hệ thống phân phối thịt lợn trên cả nước.
Trái ngược với sự khốn khó của các doanh nghiệp chăn nuôi nội địa, sau khoảng 10 năm, CP của tỷ phú Thái Dhanin Chearavanant - ông chủ Tập đoàn Chareon Pokphand Group (C.P Group) đã thống trị thị trường thức ăn chăn nuôi và không ngừng bành trướng, đang dần thay thế các doanh nghiệp cũng như trang trại, hộ gia đình Việt để tự chăn nuôi với thương hiệu của riêng mình.
Cuộc đổ bộ của tỷ phú Charoen
Với sự yếu thế của các doanh nghiệp nội, những đợt sốt nóng sốt lạnh về giá cả được dự báo còn tiếp diễn và lan ra nhiều loại mặt hàng khác bởi các tập đoàn nước ngoài, trong đó có Thái Lan vẫn không ngừng mở rộng, bánh trướng trên thị trường nội địa Việt Nam.
Không chỉ chăn nuôi, các đại gia Thái Lan đang nhắm tới rất nhiều lĩnh vực kinh doanh tiềm năng tại Việt Nam.
Hồi tháng 8 vừa qua, tỷ phú người Thái gốc Hoa Charoen Sirivadhanabhakd đã bỏ ra gần 900 triệu USD thâu tóm Metro Việt Nam từ tay người Đức để thâm nhập vào thị trường bán lẻ đầy triển vọng của Việt Nam.
Tỷ phú người Thái gốc Hoa Charoen Sirivadhanabhakd đã bỏ ra gần 900 triệu USD thâu tóm Metro Việt Nam
Trước đó, năm 2013, Berli Jucker (BJC) của tỷ phú người Thái này cũng đã mua cổ phần Family Mart Nhật Bản trong liên doanh Family Mart tại Việt Nam và đổi tên chuỗi cửa hàng tiện lợi này thành B'mart.
Trên thực tế, Tập đoàn TCC của Thái Lan (công mẹ của BJC) đã vào Việt Nam từ khá lâu với các nhà máy sản xuất giấy, thủy tinh, lon nước giải khát... Và TCC cũng không giấu giếm mục đích là đẩy mạnh bán hàng của tập đoàn tại Việt Nam.
Mới đây, Tập đoàn này còn đề xuất xin được mua cổ phần của Bia Sài Gòn. Trước đó, Trước đó, tỷ phú Charoen đã chi 1.800 tỷ đồng mua 11% cổ phần của Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) thông qua công ty con là F&N Dairy Investments - có trụ sở tại Singapore.
Khá nhiều đại gia Thái khác cũng đang âm thầm thâm nhập và xác lập vị thế trên thị trường Việt Nam trong các lĩnh vực khác như: nước giải khát, sữa, vật liệu xây dựng...
Sự thâm nhập của các tỷ phú Thái rất quyết liệt nhờ vào sức mạnh vốn, công nghệ và trình độ quản lý cao hơn Việt Nam. Đây là một thách thức không nhỏ trong bối cảnh chỉ hơn một tháng nữa Việt Nam sẽ gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Khi đó, hàng hóa và lao động, vốn sẽ tự do lưu chuyển trong khu vực. Nhiều rào cản pháp lý sẽ được gỡ bỏ.
Hội nhập sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nhưng cũng có rất nhiều thách thức. Ngay ở thị trường nội địa, các doanh nghiệp nội đang yếu thế ở nhiều lĩnh vực, về rất nhiều mặt, từ công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, tài chính, cho đến cả những ưu đãi.... Sự yếu thế của các doanh nghiệp nội chắc chắn là cơ hội để các tập đoàn lớn trong khu vực tăng sự hiện diện, bánh trướng hơn nữa.
Theo Huấn Tú
VEF
Thổ Nhĩ Kỳ đặt điều kiện trợ giúp phương Tây tại điểm nóng Kobane Thổ Nhĩ Kỳ đã nêu điều kiện trợ giúp phương Tây nhằm chấm dứt thế phong tỏa của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tại thị trấn Kobane ở Syria, nói rằng cuộc chiến phải do lực lượng nổi dậy Quân đội Giải phóng Syria đứng đầu, chứ không phải "các phần tử khủng bố người Kurd". Một mục tiêu bị...