FSC xác định Samsung BioLogics Co. vi phạm quy định tài chính kế toán
Ủy ban các dịch vụ tài chính Hàn Quốc (FSC) khẳng định Công ty sinh học Samsung BioLogics Co. đã cố tình vi phạm các quy định về tài chính kế toán trong năm 2015.
Công ty sinh học Samsung BioLogics Co.. (Nguồn: pulsenews)
Kết luận này của FSC có thể khiến Samsung BioLogics Co. bị loại khỏi danh sách các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Samsung BioLogics Co. đã trở thành mục tiêu bị điều tra của Ủy ban chứng khoán và hợp đồng tương lai Hàn Quốc sau khi công ty này công bố các khoản lãi đột ngột trong năm 2015 sau nhiều năm kinh doanh thua lỗ.
Trong năm này, Samsung BioLogics Co. thông báo hãng đạt lợi nhuận 1.900 tỷ won (khoảng 1,68 tỷ USD) sau khi thay đổi phương thức tính toán giá trị công ty chi nhánh Samsung Bioepis Co. – một liên doanh với công ty Biogen Inc. có trụ sở tại Mỹ.
Việc làm này của Samsung BioLogics Co. bị coi là bất thường vào thời điểm công ty này chuẩn bị niêm yết cổ phiếu vào năm 2016.
Video đang HOT
FSC quyết định phạt Samsung BioLogics 8 tỷ won (khoảng 7 triệu USD), đồng thời yêu cầu công ty này cách chức giám đốc điều hành.
Samjong KPMG – công ty chịu trách nhiệm kiểm toán Samsung BioLogics năm 2015 sẽ bị không được kiểm toán Samsung BioLogics Co. trong vòng 5 năm tới.
Theo Phó Chủ tịch FSC, Kim Yong-beom, ủy ban này đã chuyển hồ sơ liên quan cho giới công tố viên.
Ngay sau thông tin trên được công bố, nhà điều hành chứng khoán Korea Exchange đã ngừng giao dịch cổ phiếu của Samsung BioLogics Co và công ty giao dịch chứng khoán này sẽ có 15 ngày để xem xét khả năng có loại Samsung BioLogics khỏi danh sách các công ty niêm yết hay không./.
LAN PHƯƠNG (TTXVN/VIETNAM )
Nhật Bản: Đơn đặt hàng máy móc từ nước ngoài giảm mạnh trong hơn 2 năm
Trong tháng Chín vừa qua, các đơn đặt hàng máy móc của Nhật Bản từ nước ngoài đã giảm 12,5%, mức giảm mạnh nhất trong hơn hai năm.
Hàng hóa được xếp tại cảng ở Tokyo của Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo các chuyên gia, đây có thể là dấu hiệu về sự suy yếu nhu cầu xuất khẩu.
Trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản ước tính giảm trong quý 3 vừa qua, số liệu trên đang vẽ ra triển vọng không mấy sáng sủa cho đà phục hồi trong quý 4 này một khi xuất khẩu và đầu tư doanh nghiệp mất đà.
Chính phủ dự kiến đơn đặt hàng máy móc chủ chốt sẽ tăng 3,6% trong quý 4 vừa qua, sau khi tăng 0,9% trong quý 3 trước đó. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cho rằng dự báo này quá lạc quan.
Nhà kinh tế Hiroaki Muto, thuộc Tokai Tokyo Research Center, đã bày tỏ lo ngại về nhu cầu từ Trung Quốc, trước sự suy yếu chi tiêu vốn trong tháng quý 3 vừa qua cộng thêm đà sụt giảm các đơn đặt hàng ở nước ngoài.
Cũng trong tháng Chín vừa qua, doanh số bán lẻ của Nhật Bản thấp hơn so với tháng trước đó. Đây là dấu hiệu cho thấy chi tiêu tiêu dùng cá nhân ở Nhật Bản có thể đã không đủ mạnh để giúp nền kinh tế nước này tránh khỏi nguy cơ giảm tốc sâu hơn.
Chi tiêu tiêu dùng cá nhân, chiếm khoảng 60% hoạt động kinh tế của Nhật Bản, là yếu tố chính trong nỗ lực của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) nhằm đưa lạm phát lên mức mục tiêu 2%.
Dự kiến, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 3 vừa qua sẽ được công bố vào ngày 14/11 tới.
Một số chuyên gia kinh tế kỳ cựu tại BNP Paribas Securities dự báo GDP của Nhật Bản trong quý trước có thể sụt giảm 0,1%, sau khi tăng trưởng ấn tượng 3% trong quý trước đó - mức mạnh nhất kể từ năm 2016./.
Theo vietnamplus.vn
Khối tài sản của Ngân hàng BoJ đã vượt GDP của Nhật Bản Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đã trở thành nước đầu tiên trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sở hữu lượng tài sản với tổng giá trị lớn hơn cả Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, sau 5 năm mạnh tay chi tiêu nhằm thúc đẩy lạm phát. Trụ sở Ngân hàng...