Frontier Digital Ventures thoái toàn bộ vốn khỏi startup bất động sản Propzy
Việc lựa chọn thoái vốn của Frontier Digital Ventures ( FDV) diễn ra ngay trước khi Propzy quyết định gọi vốn vòng tiếp theo.
Ảnh: Dealstreetasia
Mới đây, quỹ đầu tư Frontier Digital Ventures (FDV) của Malaysia đã xác nhận thoái toàn bộ 20% vốn cổ phần tại startup Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản là Propzy và thu về khoản tiền mặt 4,7 triệu USD.
Việc lựa chọn thoái vốn của FDV diễn ra ngay trước khi Propzy quyết định gọi vốn vòng tiếp theo. Nếu gọi vốn thành công và mở rộng qui mô, có thể tỉ suất lợi nhuận thu về giảm xuống, đồng thời tỉ lệ sở hữu của FDV nhiều khả năng sẽ hạ xuống dưới 10%.
Theo hồ sơ tài chính của FDV, việc đầu tư vào Propzy đã giúp quỹ đạt tỉ lệ lợi nhuận 300% sau gần 3 năm. Trước đó, vào năm 2017, FDV đã rót 1,2 triệu USD đầu tư vào Propzy.
Video đang HOT
Theo Dealstreetasia, Propzy đang có kế hoạch gọi vốn vòng Series B với giá trị lên đến 25 triệu USD. Ngoài FDV, hiện công ty đã nhận 12 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm, Stonebridge Capital, Insignia Ventures, GS Shop, TNB Aura và Next Billion Ventures.
Năm 2019, tăng trưởng doanh thu của Propzy đạt 417%, mức cao nhất trong số các công ty thuộc danh mục đầu tư của FDV. Tuy nhiên, theo ông Shaun Di Gregorio, CEO của FDV, Propzy đóng góp tới 50% lỗ EBITDA của quỹ này.
Quỹ ngoại FDV đã bán toàn bộ 20% vốn cổ phần tại Propzy. Ảnh: TL
“Mặc dù tăng trưởng doanh thu của Propzy mạnh mẽ, song chúng tôi tin rằng việc bán cổ phần của startup này là cơ hội để FDV đi đúng lộ trình và đạt được lợi nhuận trong năm 2020. Cùng với đó, chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá lại một loạt các cơ hội đầu tư khác để tối ưu hóa doanh mục đầu tư”, ông Shaun Di Gregorio nói.
FDV cũng cho biết họ sẽ sử dụng số tiền thu được từ việc bán cổ phần để đầu tư vào các công ty hoạt động tốt hơn trong danh mục đầu tư của mình.
Nguồn Dealstreetasia
FLC nhượng gần 49% vốn tại hãng hàng không Bamboo Airways
Báo cáo tài chính quý IV/2019 của FLC cho thấy tập đoàn này đã chuyển nhượng 48,89% vốn tại hãng hàng không Bamboo Airways, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 51,11%.
Trước đó, trong III/2019, tỷ lệ sở hữu của FLC tại hãng hàng không Bamboo Airways là 100%.
Theo báo cáo, trong quý IV/2019, FLC ghi nhận 5.093 tỷ đồng doanh thu, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
FLC nhượng gần 49% vốn tại hãng hàng không Bamboo Airways.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của tập đoàn không mang lại lợi nhuận khi chịu lỗ gộp hơn 368 tỷ đồng. Toàn bộ phần lợi nhuận sau thuế gần 600 tỷ trong quý IV chủ yếu nhờ vào hoạt động tài chính.
Cũng trong quý IV, công ty này còn ghi nhận khoản hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 85 tỷ đồng khiến lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp này ghi nhận được riêng 3 tháng cuối năm lên tới 591 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ.
Tính cả năm 2019, doanh thu tập đoàn FLC đạt hơn 16.400 tỷ đồng, nhưng lỗ gộp hơn 340 tỷ. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính hơn 2.500 tỷ đồng giúp bù đắp khoản lỗ, chi phí hoạt động. Tính chung cả năm, FLC báo lãi sau thuế hơn 780 tỷ đồng, tăng 16%.
Ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng dương nhưng toàn bộ phần lãi FLC thu về được trong năm 2019 đều đến từ hoạt động tài chính trong khi hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ lỗ gộp.
Điểm đáng chú ý nhất trong báo cáo quý IV/2019 của Tập đoàn FLC là việc chuyển nhượng gần 49% vốn tại hãng hàng không Bamboo Airways.
Thông tin về thương vụ cũng như đối tác nhận chuyển nhượng không được tiết lộ nhưng đây là thương vụ chuyển nhượng vốn duy nhất tập đoàn này thực hiện trong quý IV. Vì vậy, phần lớn khoản tăng thêm (hơn 1.000 tỷ đồng) ở hoạt động tài chính trong quý vừa qua đều đến từ thương vụ này.
NGỌC VY
Theo VTC News
Vì sao SABECO không phải nộp ngân sách hơn 2.495 tỷ đồng như kết luận của Kiểm toán Nhà nước Kiểm toán Nhà nước vừa có thông tin cụ thể về việc Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) không phải nộp hơn 2.495 tỷ đồng vào ngân sách theo kiến nghị trước đó của cơ quan này. Theo đó, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết, ngày 25/12/2019, KTNN đã có công văn gửi...