FPT, TNG hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm sau 11 tháng
TNG vừa mới chuyển đổi 35 tỷ đồng trái phiếu thành cổ phiếu cho quỹ ngoại với giá chuyển đổi 11.500 đồng/cp
FPT: 11 tháng đạt 4.439 tỷ đồng LNTT, tăng 24%
Lũy kế 11 tháng đầu năm 2019, doanh thu FPT đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD, đạt 24.533 tỷ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ, tương đương 92% kế hoạch năm. LNTT của FPT đạt 4.439 tỷ đồng, tăng 24,3% so với cùng kỳ, hoàn thành 100% kế hoạch năm.Kết quả kinh doanh theo khối: LNTT khối Công nghệ tăng trưởng 34,9%
Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ sau 11 tháng lần lượt đạt 3.734 tỷ đồng và 3.026 tỷ đồng, tăng 23,9% và 25,0% so cùng kỳ năm 2018. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 4.469 đồng, tăng 24,5%. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận tiếp tục được cải thiện, đạt 18,1% (11 tháng đầu năm 2018 đạt 17,4%).Kết quả kinh doanh theo thị trường: LNTT từ thị trường nước ngoài tăng 31,6%
Đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính của FPT, khối Công nghệ ghi nhận doanh thu và LNTT đạt lần lượt 13.797 tỷ đồng và 1.895 tỷ đồng, tăng tương ứng 23,0% và 34,9% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu tại thị trường nước ngoài đóng góp 9.817 tỷ đồng vào doanh thu của toàn khối công nghệ, tăng 31,5% và vượt 10.000 tỷ đồng vào ngày 3/12/2019; lợi nhuận trước thuế đạt 1.625 tỷ đồng, tăng 35,8%. Các thị trường tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu tốt, đặc biệt là thị trường Mỹ – thị trường lớn thứ hai của FPT tăng trưởng ấn tượng 53,7%, doanh thu vượt mốc 100 triệu USD.
Khối Viễn thông của FPT đạt 9.411 tỷ đồng doanh thu, tăng 16,7%; LNTT đạt 1.633 tỷ đồng, tăng 16,5% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu và LNTT của mảng dịch vụ Viễn thông lần lượt đạt 8.869 tỷ đồng và 1.350 tỷ đồng, tăng lần lượt 17,0% và 21,5% so với cùng kỳ.
Tính đến hết tháng 11/2019, thị trường nước ngoài mang về cho FPT 10.325 tỷ đồng doanh thu, tăng 28,1% và 1.747 tỷ đồng LNTT, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ trọng doanh thu và LNTT thị trường nước ngoài đóng góp vào kết quả hợp nhất của Tập đoàn lần lượt đạt 42% và 39% (11 tháng đầu năm 2018 lần lượt là 39% và 37%).
Video đang HOT
TNG: LNST 11 tháng tăng 32% lên 216 tỷ đồng
CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) vừa công bố báo cáo tài chính tháng 11 với doanh thu tăng 31% lên gần 366 tỷ đồng, tương ứng lợi nhuận gộp tăng 19% lên 60 tỷ đồng. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế thu về gần 20 tỷ đồng, tăng hơn 22%.
Lũy kế 11 tháng, TNG ghi nhận doanh thu tăng 31% lên 4.337 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 32% lên 216 tỷ đồng. Với kết quả này Công ty đã vượt 4% kế hoạch lợi nhuận đặt ra cả năm.
Tính đến thời điểm 30/9/2019, tổng tài sản Công ty gần 3.000 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở tài sản cố định (1.106 tỷ), hàng tồn kho (754 tỷ) và phải thu ngắn hạn (482 tỷ). Nợ phải trả vào mức 1.939 tỷ, nợ vay chiếm 70% (với 1.345 tỷ); vốn chủ sở hữu 1.018 tỷ đồng.
Mới đây, TNG đã phát hành thành công 136 tỷ đồng trái phiếu không tài sản đảm bảo, không kèm chứng quyền cho quỹ Asam (Hàn Quốc), đơn vị sở hữu 200 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi TNG đã phát hành thành công trong năm 2018. Sự kiện này thể hiện cam kết cùng phát triển lâu dài giữa Asam và TNG.
Nghị quyết HĐQT số 2433/TNG-NQHĐQT ngày 30/10/2019 đã thông qua việc chuyển đổi trái phiếu trái chuyển đổi phát hành ngày 12/12/2018 cho quỹ Asam. Trong đó tổng giá trị mệnh giá trái phiếu được chuyển đổi là 35 tỷ đồng, giá chuyển đổi 11.500 đồng/ 1 cổ phần, tương ứng với số lượng cổ phần là 3.043.478. Thời điểm phát hành dự kiến ngày 12/12/2019.
Đại diện Asam Vietnam cho biết, quỹ muốn đầu tư dài hạn vào TNG, cùng hợp tác phát triển mạnh trong thời gian tới. Theo kế hoạch dự kiến của Asam, sau đợt chuyển đổi trái phiếu trên, vào cuối năm 2020, Asam mới thực hiện chuyển đổi tiếp 30% giá trị khoản trái phiếu thành cổ phiếu với tổng mệnh giá trái phiếu bằng 60 tỷ đồng. 105 tỷ đồng còn lại sẽ được Asam thực hiện chuyển đổi thành cổ phần vào cuối năm 2021.
Trên thị trường, cổ phiếu TNG đang giảm giá mạnh, hiện giao dịch ở mức 14.800 đồng/cp, giảm gần phân nửa so với mức đỉnh ngắn hạn thiết lập đầu tháng 7/2019.
Túc Mạch
Theo Trí thức trẻ
Lợi nhuận đạt trên 4.400 tỷ đồng sau 11 tháng, FPT hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2019
Lũy kế 11 tháng trong năm 2019, doanh thu của FPT đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD, đạt 24.533 tỷ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ, tương đương 92% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế của FPT đạt 4.439 tỷ đồng, tăng 24,3% so với cùng kỳ, hoàn thành 100% kế hoạch năm 2019.
FPT hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2019 trước 1 tháng
FPT cũng cho biết lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ sau 11 tháng lần lượt đạt 3.734 tỷ đồng và 3.026 tỷ đồng, tăng 23,9% và 25% so cùng kỳ năm 2018.
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 4.469 đồng, tăng 24,5%. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận tiếp tục được cải thiện, đạt 18,1% (11 tháng đầu năm 2018 đạt 17,4%).
Đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính của FPT, khối công nghệ của doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt lần lượt 13.797 tỷ đồng và 1.895 tỷ đồng, tăng tương ứng 23,0% và 34,9% so với cùng kỳ.
Trong đó, doanh thu tại thị trường nước ngoài đóng góp 9.817 tỷ đồng vào doanh thu của toàn khối công nghệ, tăng 31,5% và vượt 10.000 tỷ đồng vào ngày 3/12/2019; lợi nhuận trước thuế đạt 1.625 tỷ đồng, tăng 35,8%.
"Các thị trường tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu tốt, đặc biệt là thị trường Mỹ - thị trường lớn thứ 2 của FPT tăng trưởng 53,7%, doanh thu vượt mốc 100 triệu USD", FPT cho biết.
Khối viễn thông của FPT đạt 9.411 tỷ đồng doanh thu, tăng 16,7%; lợi nhuận trước thuế đạt 1.633 tỷ đồng, tăng 16,5% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của mảng dịch vụ viễn thông lần lượt đạt 8.869 tỷ đồng và 1.350 tỷ đồng, tăng lần lượt 17,0% và 21,5% so với cùng kỳ.
FPT cũng cho biết tính đến hết tháng 11/2019, thị trường nước ngoài mang về cho tập đoàn này 10.325 tỷ đồng doanh thu, tăng 28,1% và 1.747 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận trước thuế thị trường nước ngoài đóng góp vào kết quả hợp nhất của FPT lần lượt đạt 42% và 39% (11 tháng năm 2018 lần lượt là 39% và 37%).
Ngọc Lưu
Theo vietnamfinance.vn
Lọc dầu Dung Quất (BSR) giảm kế hoạch lợi nhuận từ 3.000 tỷ về 1.165 tỷ đồng, cổ phiếu vẫn dò đáy Về BSR, trong tình trạng mỏ Bạch Hổ và các mỏ nội địa khác đang dần cạn kiệt, giá dầu trong nước có xu hướng tăng mạnh hơn giá dầu nhập khẩu, ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của Công ty. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa ban hành Nghị quyết chấp thuận điều chỉnh kế hoạch hoạt động sản...