FPT: Thị trường nước ngoài cải thiện, LNTT 11 tháng tăng 10% lên 4.439 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế trong tháng 11 của FPT tăng trưởng 21% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất kể từ đầu mùa dịch đến nay.
Theo thông tin từ bản tin kết quả kinh doanh 11 tháng vừa được FPT gửi đi cho nhà đầu tư, trong tháng 11, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của mảng công nghệ tăng trưởng lần lượt 19% và 27% so với cùng kỳ, nhờ vào hoạt động kinh doanh tại thị trường trong nước được cải thiện cũng như biên lợi nhuận cao của thị trường nước ngoài.
Trong 11 tháng, doanh thu ký mới của mảng công nghệ tại thị trường trong nước đạt 4.826 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ. Mới đây nhất, FPT đã ký kết hợp đồng tư vấn chuyển đổi số toàn diện cho Thiên Long. Tại thị trường quốc tế, FPT cũng trở thành đối tác công nghệ chiến lược của một khách hàng lớn tại Nhật Bản, với tiềm năng đem về hơn một trăm triệu USD dịch vụ trong vòng 5 năm tới.
Nhờ nhanh chóng chuyển đổi nhiều hợp đồng sang mô hình cung cấp dịch vụ từ xa giúp tiết giảm chi phí, nên biên lợi nhuận của thị trường nước ngoài của FPT tăng trưởng 19,4%, so với cùng kỳ.
Với đà tăng trưởng cao của tháng 11, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT trong 11 tháng đạt lần lượt đạt 24.533 tỷ đồng và 4.439 tỷ đồng, tăng 7,4% và 10,1% so với cùng kỳ. Nếu so sánh với các công ty cùng ngành lớn tại Ấn Độ, FPT vẫn đang giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Các công ty lớn của Ấn Độ như TCS, Infosys, Wipro có mức tăng trưởng doanh thu trong 9 tháng đầu năm lần lượt là -2,9%; 2,4% và -2,8%.
Với nhu cầu chuyển đổi số đang tăng rất cao, tăng trưởng 18-25% / năm và xu hướng các tập đoàn lớn trên thế giới tối ưu chi phí đầu tư cho CNTT bằng cách “rút gọn” danh sách các đối tác cung cấp dịch vụ, FPT đang có những lợi thế nhất định về công nghệ mới, nguồn nhân lực trẻ để lấy lại đà tăng trưởng cao trong các năm tới.
Video đang HOT
Bên cạnh việc đảm bảo kinh doanh ổn định và tăng trưởng bền vững, FPT cũng là một trong số ít công ty được đánh giá cao về quản trị. Quản trị công ty được xem là một trong những điểm đặc biệt quan tâm của nhà đầu tư.
Chứng khoán ngày 9/12: Cổ phiếu ngân hàng "bùng nổ"
Thị trường chứng khoán ngày 9/12: VN-Index lấy lại sắc xanh và tiến gần đến mốc 1.040 điểm nhờ công lớn của nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Thị trường chứng khoán có một phiên khởi sắc khi VN-Index vượt thành công ngưỡng cản 1.030 điểm. Ảnh minh họa
Khép lại phiên giao dịch chứng khoán ngày 9/12, chỉ số VN-Index tăng 9,87 điểm (tương đương 0,96%) lên 1.039,13 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 586,051 triệu đơn vị, giá trị hơn 11.708 tỷ đồng.
Tương tự, chỉ số HNX-Index tăng 2,14 điểm (tương đương 1,36%) lên 158,74 điểm. Còn chỉ số UPCoM-Index tăng nhẹ 0,32 điểm (tương đương 0,47%) lên 69,26 điểm.
Hôm nay, chỉ số sàn HOSE lấy lại sắc xanh ngay ở những phút đầu mở cửa nhờ dòng tiền tham gia tích cực. Sau đó, VN-Index dần nới rộng đà tăng trong suốt thời gian giao dịch của phiên sáng với điểm tựa là các cổ phiếu trụ cột.
Tới phiên chiều, diễn biến tích cực tiếp tục được duy trì. Lực cầu chiếm ưu thế, lan tỏa trên nhiều nhóm ngành đã kéo VN-Index "leo dốc" và tiến sát ngưỡng 1.040 điểm khi đóng cửa.
Góp công lớn cho sự bứt phá của chỉ số chung phải nhắc đến nhóm cổ phiếu ngân hàng với những cái tên tiêu biểu như VCB tăng 3,65%, BID tăng 2,58%, TCB tăng 3%, HDB tăng 2,03%, TPB tăng 1,81%...
Đáng chú ý, "tân binh" ACB trong ngày đầu chào sàn đã tăng tới 8,14% lên 28.550 đồng/CP, khớp lệnh hơn 24 triệu đơn vị.
Ngoài ra, hỗ trợ cho VN-Index còn VIC tăng 0,95%, VHM tăng 0,71%, VRE tăng 0,71%, NVL tăng 3,63%, PLX tăng 3,16%, FPT tăng 2,31%, VJC tăng 1,27%...
Trong khi, một số mã vẫn hiện sắc đỏ có SAB giảm 2,67%, BCM giảm 0,38%...
Trên sàn Hà Nội, đóng vai trò dẫn dắt HNX-Index đi lên thuộc về VCS tăng 1,81%, VCG tăng 1,72%, NVB tăng 1,22%, PVI tăng 0,98%, SHS tăng 1,29%, CEO tăng 1,28%, PVS tăng 0,65%...
Ở chiều ngược lại, SHB giảm 0,57%, IDC giảm 1,48%, VIF giảm 2,29%, TNG giảm 0,66%....
Theo dự báo của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), sau khi xuyên phá qua vùng kháng cự quanh 1.030 điểm, nhiều khả năng thị trường sẽ chịu áp lực rung lắc, điều chỉnh trong ngắn hạn và thử thách lại vùng 1.030 điểm một lần nữa.
Trong trường hợp VN-Index kiểm định lại được vùng 1.030 điểm thành công, nhiều khả năng đà tăng điểm này có thể sẽ đưa VN-Index tiến tới thử thách vùng kháng cự quanh mức 1.050 điểm.
Còn trong trường hợp VN-Index xuyên phá xuống dưới vùng mốc 1.030 điểm, chỉ số có thể sẽ giảm về vùng hỗ trợ quanh mốc 1.015-1.020 điểm.
Chiến lược đầu tư được đưa ra là tiếp tục duy trì tỷ trọng ở mức 50% cổ phiếu. Nhà đầu tư được khuyến nghị nên hạn chế mở vị thế mới nhất là trong bối cảnh VN-Index đang ở vùng giá cao như hiện tại.
Đối với các vị thế đang nắm giữ, nhà đầu tư có thể xem xét bán giảm tỷ trọng hoặc chốt lời trong trường hợp chỉ số kiểm định thất bại vùng 1.030 điểm và xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ quanh 1.015-1.020 điểm.
VCB bùng nổ, giá vượt đỉnh lịch sử Dòng tiền khổng lồ tiếp tục đổ dồn vào thị trường phiên này giúp số lượng cổ phiếu sàn HSX nhiều gần gấp đôi số giảm. VN-Index tăng 9,87 điểm là mức mạnh nhất 16 phiên lên sát 1.040 điểm. VN-Index đã tiến sát ngưỡng 1040 điểm. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cực kỳ xuất sắc, tăng giá mạnh và chiếm 3 trong...