FPT, Thế giới Di động vẫn thu nghìn tỷ thời dịch Covid-19
Giữa thời dịch Covid-19, các doanh nghiệp bán lẻ điện tử như FPT hay Thế giới Di động vẫn duy trì mức tăng trưởng ấn tượng.
FPT cho biết, tuy bị ảnh hưởng nhẹ trong quý I/2020 bởi đại dịch Covid-19, FPT vẫn tiếp tục đạt kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng. Trong đó, doanh thu hợp nhất và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 6.631 tỷ đồng và 1.142 tỷ đồng, tăng 17,0% và 18,9% so với cùng kỳ năm 2019, tương đương 102% kế hoạch lũy kế. Tỷ suất lợi nhuận được cải thiện so cùng kỳ, đạt 17,2% (quý 1 năm 2019 đạt 16,9%).
FPT, Thế Giới Di Động tăng trưởng ấn tượng thời dịch Covid-19. Ảnh minh họa
Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt mức 937 tỷ và 747 tỷ đồng, lần lượt tăng 18,0% và 19,3% so với cùng kỳ. Nhờ vậy, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) ở mức 1.101 đồng mỗi cổ phiếu, tương đương mức tăng trưởng 18,7%.
Theo kết quả kinh doanh theo mảng hoạt động, lợi nhuận trước thuế của mảng Dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài và Dịch vụ Viễn thông lần lượt tăng trưởng 27% và 29%.
Trong khi đó, mảng dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài và dịch vụ Viễn thông có mức lợi nhuận trước thuế 425 tỷ đồng và 401 tỷ đồng, tăng trưởng 27% và 29%, đạt 103% kế hoạch đề ra, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu và lợi nhuận.
Trong quý I, FPT đã thực hiện nhiều dự án chuyển đổi số lớn, ghi nhận doanh thu 729 tỷ từ mảng dịch vụ này, tăng trưởng 55% so với cùng kỳ 2019.
Trong khi đó, ông lớn trong lĩnh vực bán lẻ là Thế giới Di động cũng đã có 2 tháng đầu năm kinh doanh ấn tượng.
Video đang HOT
Cụ thể, lũy kế 2 tháng đầu năm 2020, Thế giới Di động đã ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 20 541 tỷ đồng (tăng trưởng 18%) và lợi nhuận sau thuế đạt 845 tỷ đồng (tăng trưởng 16%) so với cùng kỳ năm 2019.
Theo ngành hàng, so với lũy kế 2 tháng đầu năm 2019, sản phẩm điện thoại và điện tử tăng trưởng dương trong khi nhóm điện lạnh và gia dụng tăng trên 15%. Đặc biệt, ngành hàng máy tính xách tay ghi nhận mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ do nhu cầu học tập và làm việc tại nhà trong mùa dịch Covid 19.
Với 253 cửa hàng kinh doanh đồng hồ tại thời điểm cuối tháng 2 ngành hàng này mang về gần 300 tỷ đồng doanh thu lũy kế cho Thế giới Di động.
Báo cáo doanh thu của nhà bán lẻ này cho biết, thực phẩm và tiêu dùng nhanh (FMCGs) tiếp tục tăng trưởng hơn gấp đôi so với cùng kỳ 2019
Thế giới Di động cho biết, từ tháng 2/2020 đến nay, tình hình dịch bệnh Covid 2019 đã có nhiều diễn biến phức tạp, Công ty nhận thấy các cửa hàng TGDĐ và ĐMX ngoài khu vực Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hơn so với 2 thành phố chính (các cửa hàng ngoài Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chiếm gần 80 tổng số lượng cửa hàng của MWG).
Trong khi đó do kinh doanh nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân doanh thu của các cửa hàng BHX khá ổn định và đang có xu hướng tăng lên.
Theo bản báo cáo, mặc dù chịu tác động của dịch bệnh doanh thu thuần riêng tháng 2 của Thế giới Di động vẫn tăng trưởng 13% nhờ và chuỗi cửa hàng TGDĐ và Điện máy xanh duy trì được tổng doanh số tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2019 và (sự đóng góp tích cực từ chuỗi BHX). Cụ thể là đóng góp doanh thu từ chuỗi BHX có sự tăng trưởng vượt bậc từ mức 5% thời điểm tháng 2/2019 lên tới 16% vào tháng 2/2020.
Hà Thanh
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 23/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 23/4 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
* VCI: Pyn Elite Fund (Non-Ucits), cổ đông củ CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCI - HOSE) đã mua vào hơn 1,3 triệu cổ phiếu VCI trong ngày 13/4. Sau giao dịch, cổ đông trên đã nâng sở hữu tại VCI lên hơn 8,91 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,43%.
* PC1: Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT CTCP Xây lắp điện 1 (PC1 - HOSE) chỉ mua được 210.000 cổ phiếu PC1 trong tổng số 500.000 cổ phiếu PC1 đăng ký mua từ ngày 19/3 đến 20/4 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Tuấn đã nâng sở hữu tại PC1 lên hơn 28,83 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 18,1%.
* VNG: CTCP Khu công nghiệp Thành Thành Công, cổ đông của CTCP Du lịch Thành Thành Công (VNG - HOSE) đã mua bất thành hơn 5,11 triệu cổ phiếu VNG đăng ký mua từ ngày 25/3 đến 23/4 theo phương thức thỏa thuận. Như vậy, hiện tại cổ đông trên vẫn chỉ đang nắm giữ hơn 2,88 triệu cổ phiếu VNG, tỷ lệ 2,9%.
* CAV: Ngày 04/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2019 của CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CAV - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 05/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 25%, thanh toán bắt đầu từ ngày 20/5/2020.
* TIX: CTCP Dịch vụ Logistics Nam Sài Gòn, cổ đông lớn, tổ chức có liên quan đến ông Nguyễn Đình Minh Triết- Phó tổng giám đốc CTCP Taninex (TIX - HOSE) đăng ký bán toàn bộ hơn 1,76 triệu cổ phiếu TIX sở hữu, tỷ lệ 5,89%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 05/5 đến 03/6 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
* BWE: Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT CTCP Nước Môi trường Bình Dương (BWE - HOSE) đã mua vào hơn 778.000 cổ phiếu BWE từ ngày 23/3 đến 21/4 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, cổ đông trên đã nâng sở hữu tại BWE lên hơn 4,89 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 3,26%. Ngay sau đó, từ ngày 27/4 đến 25/5, ông Thiền đăng ký mua tiếp 1 trieuj cổ phiếu BWE, qua đó, muốn nâng sở hữu lên hơn 5,89 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 3,93%.
* BMP: Ngày 05/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2019 của CTCP Nhựa Bình Minh (BMP - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 06/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 20%, thanh toán bắt đầu từ ngày 20/5/2020.
* MWG: Ông Đặng Minh Lượm, Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG - HOSE) đã mua bất thành 290.000 cổ phiếu MWG đăng ký mua từ ngày 23/3 đến 21/4 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Như vậy, hiện tại ông Lượm vẫn chỉ đang nắm giữ hơn 1,09 triệu cổ phiếu MWG, tỷ lệ 0,24%.
* SCR: Ông Vũ Quốc Thái, Tổng giám đốc CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR - HOSE) chỉ mua được hơn 1 triệu cổ phiếu SCR trong tổng số 3 triệu cổ phiếu SCR đăng ký mua từ ngày 20/3 đến 17/4 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Thai đã nắm giữ tổng cộng hơn 1,86 triệu cổ phiếu SCR, tỷ lệ 0,5%.
* SIC: Ông Bùi Văn Hùng, Ủy viên HĐQT CTCP ANI (SCI - HNX) đã bán ra toàn bộ hơn 1,44 triệu cổ phiếu SIC sở hữu, tỷ lệ 6,03% trong ngày 15/4 theo phương thức thỏa thuận.
* SDA: Bà Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Phó chủ tịch HĐQT CTCP SIMCO Sông Đà (SDA - HNX) đã mua vào 2,1 triệu cổ phiếu SDA, tỷ lệ 8,01% từ ngày 10/4 đến 17/4. Trước giao dịch, bà Ngọc không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu SDA nào.
* NTP: CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP - HNX) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2020 với doanh thu giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ năm 2019 xuống còn 960 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 75,6 tỷ đồng tăng gần 6%.
Lạc Nhạn
Chuyển động quỹ đầu tư tuần 13-19/4: Thỏa thuận lớn tại MBB và MWG Các quỹ ngoại thỏa thuận ngoài sàn 2 triệu cổ phiếu MBB và hơn 1,7 triệu cổ phiếu MWG.PYN Elite bán mạnh cổ phiếu CII, trong khi mua vào lượng lớn SCS.VinaCapital trở thành cổ đông lớn của PHR, bán ra BFC và CSV. Thỏa thuận tại MBB và MWG JPMorgan Vietnam Opportunities Fund đã chuyển nhượng 2 triệu cổ phiếu Ngân hàng...