FPT Retail (FRT) với bài toán dòng tiền khi nào quay trở về trước thềm ĐHCĐ 2020
CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (Mã chứng khoán FRT – sàn HOSE) sẽ tổ chức đại hội cổ đông 2020 vào chiều ngày 28/04/2020.
Doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu 15.320 tỷ đồng, lợi nhuận là 220 tỷ đồng, lần lượt giảm 8% và 21% so với thực hiện năm 2019. Đồng thời, FRT lên kế hoạch chia cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 10% tiền mặt, thời gian dự kiến là quý II/2020 và kế hoạch cổ tức tiền mặt năm 2020 không lớn hơn 15%.
Định hướng ngành bán lẻ dược phẩm với chuỗi Long Châu, FRT dự kiến mở rộng chuỗi này lên 220 cửa hàng và gia tăng phủ sóng ra toàn quốc. Tính tới 31/3/2020, FRT có tổng cộng 603 cửa hàng FPTshop và 83 cửa hàng Long Châu, chuỗi cửa hàng Long Châu hiện đang có mặt ở 19 tỉnh thành, tính tới hết quý I, FRT đã chốt được 40 địa điểm mở mới chuỗi Long Châu.
Trong báo cáo quý I/2020, FRT ghi nhận doanh thu 4.093 tỷ đồng, lợi nhuận 35,6 tỷ đồng, lần lượt tăng 1,9% và giảm 44,7% so với cùng kỳ năm 2019, tương ứng hoàn thành 27% và 16% kế hoạch năm. Trong đó, doanh thu của FPTshop là 3.854 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 94%; doanh thu chuỗi Long Châu là 239 tỷ đồng, chiếm 6%.
Trong báo cáo tài chính năm 2019, doanh nghiệp cho biết doanh thu dược phẩm là 510,8 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế lỗ 41,9 tỷ đồng. Đối với lĩnh vực còn lại, doanh thu đạt 16.123,2 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 319,9 tỷ đồng.
Video đang HOT
Như vậy, giới đầu tư sẽ rất quan tâm tới những vấn đề về doanh nghiệp trong ngày đại hội sắp tới như:
Thứ nhất đó là kết quả kinh doanh quý I với chỉ tiêu lợi nhuận của từng mảng như thế nào. Doanh nghiệp mặc dù định đẩy mạnh mở mới tới 220 cửa hàng Long Châu, nhưng năm 2019 các cửa hàng hiện hữu vẫn lỗ, trong khi báo cáo quý I/2020 không thuyết minh cụ thể lời hay lỗ, chỉ ghi doanh thu.
Như vậy, nếu chuỗi Long Châu chưa có lãi thì tại sao vẫn đẩy mạnh mở rộng chuỗi và doanh nghiệp dự kiến mất bao lâu để một cửa hàng dược phẩm Long Châu đi qua điểm hoà vốn. Trước đây trên thế giới thông thường, các chuỗi cửa hàng thường tìm được mô hình kinh doanh tạo lợi nhuận trước khi đẩy mạnh mở cửa hàng.
Thứ hai mảng kinh doanh đóng góp doanh thu lợi nhuận chính là chuỗi FPTshop đang cho thấy dấu hiệu bão hoà, cạnh tranh cao, trong khi chuỗi Long Châu không thể đóng góp đà tăng trưởng gối đầu kịp cho tổng công ty. Như vậy, kế hoạch kinh doanh có gặp thách thức nào lớn khi đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng trọng yếu tới khuynh hướng tiêu dùng chủ yếu tăng tiêu dùng hàng thiết yếu, như Thế giới Di động có Bách Hoá Xanh, hàng hoá thiết yếu hỗ trợ ngành cốt lõi bảo hoà, cũng Điện Máy Xanh.
Thứ ba, doanh nghiệp liên tục thực hiện việc mở rộng kinh doanh bằng sử dụng nợ vay, trong khi hoạt động kinh doanh chính không tạo ra tiền. Điều này về trung và dài hạn đang đẩy vị thế tài chính của doanh nghiệp mất cân đối hơn đặc biệt dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp tới các chuỗi bán lẻ, nếu việc kinh doanh tiếp tục khó khăn kéo dài thì doanh nghiệp sẽ gặp khó vốn lưu động. Doanh nghiệp có biện pháp nào để cải thiện dòng tiền hay vẫn tiếp tục chiến lược dùng nợ vay để mở rộng kinh doanh chuỗi Long Châu.
Mặc dù giá cổ phiếu gần đây có sự hồi phục khá mạnh nhưng các cổ đông tổ chức nước ngoài vẫn liên tục thoái ra. Có thể thấy, đại hội cổ đông lần này nhà đầu tư đang kỳ vọng doanh nghiệp sẽ đưa ra một kế hoạch kinh doanh mới để cải thiện dòng tiền thay vì chiến lược tiếp tục dùng vốn huy động để đẩy mạnh mở rộng chuỗi trong điều kiện mới.
Chuỗi siêu thị Con Cưng được định giá gần 1.300 tỷ đồng
Với giá chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu là 485.000 đồng/cổ phần, hệ thống bán lẻ Con Cưng được định giá lên tới gần 1.300 tỷ đồng.
Trong đợt phát hành trái phiếu mới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư Con Cưng đã huy động thành công 41 tỷ đồng trái phiếu. Mỗi trái phiếu có mệnh giá 1 triệu đồng, kỳ hạn 1 năm, lãi suất 8%/năm. Lô trái phiếu lần này của Con Cưng là trái phiếu chuyển đổi, không có tài sản bảo đảm, không kèm chứng quyền.
Theo Con Cưng, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 28 tỷ đồng trái phiếu, chiếm 69% tỷ trọng giá trị trong đợt phát hành lần này. Nhà đầu tư trong nước mua 13 tỷ đồng trái phiếu, chiếm tỷ lệ 31%. Danh tính cụ thể của các nhà đầu tư trong và ngoài nước không được phía Con Cưng tiết lộ.
Đặc biệt, trái chủ của Con Cưng được quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu với giá chuyển đổi 485.000 đồng/cổ phần. Với mức giá này, hệ thống bán lẻ Con Cưng được định giá lên tới gần 1.300 tỷ đồng.
Năm 2018, hệ thống bán lẻ các sản phẩm cho mẹ và bé Con Cưng đạt doanh thu thuần 1.567 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 28 tỷ đồng với hệ thống hơn 400 cửa hàng.
Đồ họa: Việt Đức.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần FPT Retail, đơn vị vận hành hệ thống bán lẻ hàng điện tử FPTShop trong cùng năm ghi nhận doanh thu hơn 15.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 435 tỷ đồng hiện mới đạt giá trị vốn hóa hơn 1.500 tỷ đồng.
Con Cưng được thành lập vào năm 2011, hiện là một trong những chuỗi bán lẻ dẫn đầu thị trường sản phẩm cho mẹ và bé bên cạnh một số thương hiệu khác như Bibomart, Kids Plaza. Chuỗi này đặt mục tiêu có 1.000 cửa hàng vào đầu năm 2022 với doanh thu hàng năm 10.000 tỷ đồng.
Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, trong năm 2020, quy mô thị trường thực phẩm cho trẻ em Việt Nam sẽ vượt mốc 34.000 tỷ đồng, thị trường tã trẻ em có giá trị gần 14.000 tỷ trong khi nhu cầu quần áo trẻ em cũng gần ngưỡng 11.000 tỷ đồng.
Theo Zing.vn
Vì sao FPT Retail dự kiến giảm lãi ròng trong năm 2020? Tài liệu họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 Công ty cổ phần Bán lẻ kĩ thuật số FPT (FPT Retail; Mã: FRT) vừa công bố cho thấy, kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp này sẽ giảm khoảng 21%. FPT Retail đặt mục tiêu lợi nhuận giảm trong năm 2020 Cụ thể, theo tài liệu...