FPT IS thắng thầu dự án ERP trị giá 9,1 triệu USD
Ngày 4-3, Công ty Hệ thống thông tin FPT ( FPT IS) vừa nhận thông báo thắng thầu “Thiết kế, cung cấp, cài đặt và triển khai phần mềm ERP/EAM cùng các hệ thống hỗ trợ liên quan và đào tạo” cho Công ty Truyền tải Gas Bangladesh (GTCL). Với tổng giá trị 9,1 triệu USD, đây là dự án ERP lớn nhất của Việt Nam ở nước ngoài tính tới thời điểm này.
Để thắng thầu dự án này, FPT IS đã vượt qua nhiều đối thủ quốc tế, trong đó có các tập đoàn toàn cầu lớn, các công ty hàng đầu của Ấn Độ. Đây là dự án mở đầu cho lĩnh vực điện, nước, gas của FPT IS tại Nam Á và các thị trường khác. GTCL là công ty truyền tải gas lớn nhất tại Bangladesh.
Hệ thống mạng lưới truyền tải Gas của CTCL
Với hơn 50% sản lượng điện được sản xuất từ gas, đây là tài nguyên quan trọng của Bangladesh trong lĩnh vực năng lượng và vận tải. Việc FPT IS triển khai dự án này sẽ góp phần giúp Bangladesh đảm bảo an ninh, an toàn năng lượng quốc gia, nâng cao hiệu quả quản lý và bảo trì tài sản với hàng nghìn km đường ống dẫn gas trải khắp cả nước.
Theo kế hoạch, dự án sẽ thực hiện trong vòng 18 tháng, bắt đầu từ tháng 4/2016, cho tất cả các công ty thành viên của GTCL trên toàn lãnh thổ Bangladesh. Dự án này nằm trong lộ trình hiện đại hóa công tác quản lý ngành năng lượng Bangladesh do World Bank tài trợ.
Dự án ERP cho GTCL là bước tiến tiếp theo trong chiến lược toàn cầu hóa của FPT IS tại Nam Á. Năm 2015, FPT IS đã giành được hợp đồng CNTT dưới hình thức chìa khóa trao tay lớn kỷ lục của Việt Nam tại nước ngoài trị giá 33,6 triệu USD cho cơ quan thuế Bangladesh.
Video đang HOT
Như vậy sau hơn 2 năm có mặt tại thị trường này, FPT IS đã giành được 3 hợp đồng với tổng giá trị lên đến 50 triệu USD, tương đương 1,1 nghìn tỷ đồng. Điều này khẳng định được vị thế, năng lực đang ngày càng lớn mạnh của FPT IS nói riêng và các doanh nghiệp CNTT Việt Nam nói chung tại Nam Á.
Theo_An ninh thủ đô
Khối ngoại vẫn mua ròng hơn 116 tỷ đồng cổ phiếu MBB phiên 22/2
Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài trong phiên 22/2 khá cân bằng trên cả hai sàn. Trong đó, tuy MBB vẫn được khối ngoại mua ròng mạnh hơn trăm tỷ đồng nhưng với việc bán khá mạnh các mã bluechip khiến khối này chỉ còn mua ròng chưa tới 5 tỷ đồng trong phiên đầu tuần.
Thống kê trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 12.953.150 đơn vị, tổng giá trị tương ứng đạt 276,72 tỷ đồng, giảm 58,69% về lượng và 63,96% về giá trị so với phiên 19/2.
Ngược lại, bán ra với khối lượng 13.375.460 đơn vị, trị giá tương ứng 275,28 tỷ đồng, tăng 5,21% về lượng nhưng giảm 48,83% về giá trị so với phiên 19/2.
Tổng cộng, khối này đã bán ròng 422.310 đơn vị, trong khi phiên cuối tuần trước mua ròng 18.645.260 đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là mua ròng 1,44 tỷ đồng, giảm 99,37% so với phiên trước.
Trong đó, MBB tiếp tục là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với khối lượng đạt 7.468.770 đơn vị, tương ứng tổng giá trị hơn 116 tỷ đồng.
Tiếp đó, SSI được mua ròng 871.580 đơn vị, trị giá 19,33 tỷ đồng.
Trái lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất HHS với tổng khối lượng 3.486.190 đơn vị, trị giá tương ứng 37,94 tỷ đồng.
Ngoài ra, DRC bị bán ròng 704.340 đơn vị, trị giá 30,57 tỷ đồng; DPM bị bán ròng 735.680 đơn vị, trị giá 20,85 tỷ đồng; VIC bị bán ròng 411.120 đơn vị, trị giá 18,5 tỷ đồng.
Trên HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng đạt 7.111.368 đơn vị, tổng giá trị tương ứng 174,75 tỷ đồng, gấp gần 8,6 lần về lượng và hơn 12 lần về giá trị so với phiên 19/2.
Ngược lại, bán ra với khối lượng 7.333.044 đơn vị, tổng giá trị tương ứng 172,84 tỷ đồng, gấp gần 8 lần về lượng và 11,6 lần về giá trị so với phiên 19/2.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 221.676 đơn vị, gấp hơn 2,5 lần so với phiên trước. Tuy nhiên, tổng giá trị là mua ròng 1,91 tỷ đồng, trong khi phiên trước bán ròng 0,74 tỷ đồng.
LAS là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với khối lượng đạt 317.300 đơn vị, tương ứng tổng giá trị hơn 8 tỷ đồng.
Tiếp đó, PVS được mua ròng 198.800 đơn vị, trị giá hơn 3 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, DBC là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất về giá trị đạt 2,53 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 85.800 đơn vị. Còn xét về khối lượng, SHB là cổ phiếu dẫn đầu danh mục đạt 319.900 đơn vị, trị giá bán ròng tương ứng 2,17 tỷ đồng.
Ngoài ra, khối ngoại còn bán ròng hơn 1 tỷ đồng đối với các mã VCG, LIG, CEO.
Đáng chú ý trong phiên, khối ngoại đã giao dịch thỏa thuận gần 6,18 triệu cổ phiếu PVI với tổng giá trị 155,11 tỷ đồng.
Tính chung trên 2 sàn trong phiên 22/2, khối ngoại đã bán ròng 643.986 đơn vị, trong khi phiên cuối tuần trước mua ròng 18.557.685 đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là mua ròng 3,35 tỷ đồng, giảm tới 98,54% so với phiên trước.
T.Thúy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Tuần qua, khối ngoại bán ròng mạnh trên HOSE, mua ròng trên HNX Chuỗi ngày bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa có dấu hiệu dừng, tuy nhiên, khối này đã có một tuần hoạt động sôi động với giao dịch mua-bán tăng mạnh trên hai sàn. Trên sàn HOSE, khối ngoại đã thực hiện 4 phiên bán ròng và 1 phiên mua ròng duy nhất vào giữa tuần (20/1). Tính chung, khối...