FPT – FPT Retail (FRT) ước lãi 200 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm
CTCP Bán lẻ kỹ thuật số FPT – FPT Retail (mã FRT) cho biết, ước tính trong 6 tháng đầu năm 2019, Công ty đạt doanh thu 7.900 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 200 tỷ đồng (trong đó, lợi nhuận quý I là 64 tỷ đồng).
Năm 2019, FRT đặt mục tiêu doanh thu 17.700 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 418 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 16% và 20% so với năm 2018.
Kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2019 cũng được đưa ra với tỷ lệ chi trả không thấp hơn 10% mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu), đồng thời đưa ra chính sách phát hành ESOP dựa trên kết quả kinh doanh năm 2019.
Trong báo cáo phân tích mới đây về FRT, CTCK Bản Việt (VCSC) đã nâng mức dự phóng lợi nhuận sau thuế năm 2019 của FRT thêm 2%, chủ yếu nhờ chi phí quản lý dự báo thấp hơn. Tuy nhiên, VCSC điều chỉnh giảm lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2020-2021 thêm 4-5% do doanh số thấp hơn dự báo từ chương trình trợ giá nhà mạng.
Trong giai đoạn này, VCSC dự phóng biên lợi nhuận gộp của mảng iPhone phục hồi, cùng với đóng góp cao hơn từ doanh số bán phụ kiện và chi phí lãi vay thấp hơn sẽ hỗ trợ cho lợi nhuận Công ty. Ngoài ra, theo VCSC, chỉ số được sử dụng để định giá một cổ phiếu (PEG) của FRT khá hấp dẫn với dự phóng tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS trong giai đoạn 2018-2021 là 14%.
Bên cạnh đó, chuỗi nhà thuốc Long Châu tiếp tục đạt doanh thu cao, trong khi tốc độ mở rộng được đẩy mạnh. FRT cho biết, trong quý I/2019, trung bình hàng tháng, mỗi nhà thuốc Long Châu đạt doanh thu 1,6 tỷ đồng so với ước tính cho cả năm 2018 là 1,7 tỷ đồng/cửa hàng/tháng.
Ngoài ra, chỉ tính riêng tháng 4/2019, FRT đã mở thêm 7 nhà thuốc Long Châu, trong khi cả quý I/2019 chỉ mở 6 nhà thuốc, qua đó nâng tổng số nhà thuốc của chuỗi tính đến cuối tháng 4/2019 lên 35 nhà thuốc.
Hoàng Anh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Video đang HOT
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 28/6
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 28/6 của các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị phù hợp thị trường cho VNM với giá mục tiêu 120.400 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
CTCP Sữa Việt Nam (VNM) công bố đã mua thêm 5,8 triệu cổ phiếu của CTCP GTNFoods (GTN) thông qua giao dịch thỏa thuận ngày 19/06/2019, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu tương ứng từ 38,34% lên 40,68%.
Theo dữ liệu giao dịch từ HOSE, mức giá thỏa thuận là 19.900 đồng/CP. Giao dịch này tương ứng với giá mua trung bình cho toàn bộ 40,68% cổ phần GTN của mà VNM nắm giữ là 13.400 đồng/CP.
Theo VNM, công ty có ý định sẽ tăng cổ phần tại GTN lên mức 49%.
Theo quan điểm của chúng tôi, với mức lợi nhuận thấp của GTN (lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2019 là 25 tỷ đồng, theo dự báo của chúng tôi), thương vụ sẽ không có tác động đáng kể đến lợi nhuận của VNM.
VNM cũng công bố sẽ tạm ứng cổ tức tiền mặt đợt 1 cho năm 2019 là 2.000 đồng/CP (lợi suất cổ tức 1,6%). Ngày chốt danh sách là ngày 06/09/2019, và ngày thanh toán là ngày 26/09/2019. Cho năm tài chính năm 2019, chúng tôi dự phóng tổng cổ tức tiền mặt là 4.700 đồng/CP (lợi suất cổ tức 3,8%).
Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị phù hợp thị trường cho VNM với giá mục tiêu 120.400 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 1,3% bao gồm lợi suất cổ tức 3,8%).
Khuyến nghị mua MSH với giá mục tiêu 68.322 đồng/CP
CTCK ACB (ACBS)
Niêm yết vào tháng 11/2018, cổ phiếu MSH của CTCP May Sông Hồng có vốn hóa thị trường lớn thứ hai trong số các công ty dệt may được giao dịch trên HSX, HNX và UPCOM (sau Vinatex).
MSH là một trong10 công ty maymặc xuất khẩu tốp đầu tại Việt Nam, đóng góp 0,8% tổng giá trị hàng may mặc xuất khẩu năm 2018. Xuất khẩu chiếm 89% doanh thu thuần của MSH, trong khi thị trường nội địa góp phần còn lại. Mỹ, EU, Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu lớn của công ty. Theo đó, nếu hiệp định EVFTA có hiệu lực kết hợp với xu hướng dịch chuyển đơn hàng ra khỏi Trung Quốc sang các quốc gia khác nhưViệt Nam hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cơ hội hơn cho MSH và cả ngành dệt may.
Không giống phần lớn các công ty may mặc tại Việt Nam thường phụ thuộc vào hình thức may gia công (CMT), MSH là một trong số ít các công ty thiên về FOB, một trong những hình thức sản xuất có tỷ suất lợi nhuận cao hơn CMT.
Trong giai đoạn 2013-2018, công ty ghi nhận tốc độ CAGR 5 năm 12,6% đối với doanh thu thuần, 33,6% đối với lợi nhuận trước thuế và biên lợi nhuận gộp mở rộng nhờ tỷ trọng hàng FOB tăng.
Trong năm 2018, MSH công bố đạt 3.951 tỷ đồng doanh thu thuần và 450 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng 20,4% và 94,5% so với năm trước, chủ yếu nhờ khách hàng mới tăng giá trị đơn hàng.
Về triển vọng tương lai, chúng tôi cho rằng sản xuất hàng FOB vẫn là trụ cột của MSH, có khả năng sẽ nâng tỷ trọng lên 79% doanh thu năm 2021 (2018: 72%, ACBS ước tính). MSH dự kiến hoàn thành một xưởng may mới trong quý III/2020 để bổ sung 20% công suất.
Quý I/2019, MSH ghi nhận 972 tỷ đồng doanh thu thuần (tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái) và 108 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng trưởng 77,8%). Biên lãi gộp đạt 20,6%, khá gần với mức của quý II-III-IV/2018, so với mức 17,5% trong quý I/2018. Điều này giải thích cho sự tăng trưởng mạnh của lợi nhuận trước thuế quý I/2019 dù tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần nhích lên.
Tuy nhiên, chúng tôi không cho rằng biên lợi nhuận gộp sẽ tiếp tục mởrộng mạnh trong 2019, theo đó, chúng tôi dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế 2019 tương ứng là 4.528 tỷ đồng (tăng trưởng 14,6%) và 509 tỷ đồng (tăng trưởng 13,2%).
Mặc dù, MSH tăng vốn nhanh trong những năm qua nhưng tỷ lệ ROE vẫn khá cao (43,8% trong năm 2018 và 28-29% trong năm 2015-2017). Công ty duy trì mức cổ tức tiền mặt 4.000-4.500 đồng/cổphiếu/năm, tương ứng với suất sinh lợi cổ tức 6,9% -7,8%. Tuy nhiên,việc phát hành ESOP thường xuyên với tỷ lệ cao (5%) dành cho các quản lý và quản lý cấp cao gây nhiều tranh luận giữa các nhà đầu tư.
Kết hợp phương pháp DCF và P/E, chúng tôi đưa ra giá mục tiêu cho cổ phiếu là 68.322 đồng/CP, tương đương với tổng tỷ suất lợi nhuận 25,8%, đồng thời khuyến nghị mua cổ phiếu MSH.
NDN sẽ tiếp tục tích lũy và điều chỉnh ngăn hạn
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (mã NDN) đang vận động dưới vùng đỉnh 16.80.
Chỉ báo RSI nằm trong vùng mua và có xu hướng vận động về vùng trung tính ủng hộ trạng thái tích lũy ngắn hạn. Chỉ báo MACD tiếp tục cho thấy vùng giá của NDN sẽ có khả tăng tiếp tục tích lũy và tăng giá ở các phiên tiếp theo.
Vận động của tất cả các đường MA tiếp tục tăng cùng thanh khoản duy trì ở mức tích cực.
Do vậy, NDN sẽ tiếp tục xu hướng tích lũy và điều chỉnh ngắn hạn và giữ đà tăng trong trung hạn. Ngưỡng kháng cự của NDN là 17, ngưỡng hỗ trợ tại 13.79 và 14.50.
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 20/6 Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 20/6 của các công ty chứng khoán. FRT đưa ra giá mục tiêu 59.500 đồng/CP CTCK Bản Việt (VCSC) CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) hôm nay đã tổ chức ĐHCĐ bất thường để xin ý kiến cổ đông về việc thêm...