FPT đặt mục tiêu doanh thu chuyển đổi số tăng trưởng 30%, phát triển các sản phẩm công nghệ mới “make in Vietnam”
Các sản phẩm công nghệ của FPT không chỉ tiên phong ở Việt Nam mà còn được đưa vào danh sách Gartner Pear Insights (akaBot, akaChain, Cloud MSP).
Từ năm 2021, FPT đã đề chiến lược là data driven – customer centric. Đến năm 2022 – 2204, FPT sẽ tập trung phát triển sản phẩm mới trên quy mô lớn hơn, hướng đến paperless solutions.
Ngày 31/5, CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – HSC (mã CK: HCM) đã tổ chức Hội thảo trực tuyến C2C với chủ đề “FPT: Công nghệ Việt Nam – Vị thế toàn cầu”. Tại buổi hội thảo, có sự hiện diện của bà Vũ Thị Thu Thuỷ – Giám đốc tư vấn và Nhận định thị trường khối KHCN của HSC; ông Vũ Anh Tú – Giám đốc công nghệ FPT và ông Nguyễn Thế Phương – Phó Tổng giám đốc kiểm CEO FPT.
Tiềm năng chuyển đổi số
Tại buổi hội thảo, bà Thuỷ đã có chia sẻ về ảnh hưởng của việc FED tăng lãi suất và tác động đến thị trường chứng khoán. Từ trước đến nay, nhà đầu tư thường có suy nghĩ rằng khi FED tăng lãi suất, thị trường chứng khoán sẽ giảm. Nhưng trên thực tế, thống kê cho thấy thị trường chứng khoán thường đi trước, phản ánh thông tin và điều chỉnh sớm. Đến khi ngân hàng trung ương liên tục tăng lãi suất, giá cổ phiếu lại tăng.
Trong 12 giai đoạn FED tăng lãi suất có 11 lần S&P500 tăng điểm
Sau 1 năm FED tăng lãi suất, có nhiều ngành ghi nhận mức tăng tốt, trong đó đứng đầu là ngành công nghệ với 19%.
Video đang HOT
Đối với Việt Nam, công nghệ chính là động lực tăng trưởng mới và ngành càng quan trọng. Theo tổ chức nghiên cứu về năng suất của Châu Á (APO), các nhân tố tổng hợp (TFP) – thường để chỉ tiến bộ khoa học – công nghệ, được dự báo sẽ tăng đáng kể tỷ trọng đóng góp trong tăng trưởng GDP của Việt Nam, ước tính lĩnh vực này đóng góp 2,4% trong mức tăng trưởng 7% giai đoạn 2025-2030, tương đương mức đóng góp 34%.
Về tiềm năng chuyển đổi số toàn cầu, ông Vũ Anh Tú cho biết tăng trưởng chuyển đổi số trên toàn cầu là 16%, dự kiến giá trị đầu tư chuyển đổi số đạt 2.400 tỷ USD vào năm 2024. Hiện nay có 70% tổ chức và doanh nghiệp toàn cầu đã đầu tư, tăng tốc chuyển đổi số. Trong đó, các công nghệ chính thúc đẩy chuyển đổi số: AI, Bockchain, Cloud, Bigdata.
Tại Việt Nam, làn sóng chuyển đổi số đang tràn vào tất cả lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội. Nhiều mục tiêu chuyển đổi số của 10 – 20 năm được đẩy nhanh trong 3-5 năm. Có 55/63 địa phương đã ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số. Với tổng doanh thu toàn ngành đạt 3.462.170 tỷ đồng, tăng 9,6%.
Mục tiêu của FPT với vị thế đứng đầu ngành công nghệ Việt Nam
Nói về tiềm năng của FPT, ông Nguyễn Thế Phương chia sẻ FPT là công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam, hoạt động với 3 khối kinh doanh là công nghệ, viễn thông và giáo dục.
Trong đó, khối công nghệ là khối mũi nhọn và động lực tăng trưởng chính cho FPT. FPT cung cấp 1 hệ thống đầy đủ các sản phẩm dịch vụ công nghệ từ tư vấn chuyển đổi số; đến các giải pháp chuyển đổi số dựa trên công nghệ; các nền tảng điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo toàn diện; các giải pháp, dịch vụ chuyên sâu cho các lĩnh vực: Tài chính – Ngân hàng, Sản xuất, Y tế, …; tích hợp chuyển đổi hệ thống công nghệ.
FPT đang kinh doanh công nghệ chủ yếu ở thị trường nước ngoài với 4 thị trường: Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu, Châu Thái Bình Dương. Tỷ lệ gia công của FPT chỉ chiếm vài %, mà chủ yếu là phát triển toàn bộ platform cho các công ty. Doanh thu bình quân của FPT ở thị trường nước ngoài là 36.000 USD/người/năm và tăng trưởng đều đặn 10%/năm.
Đối với thị trường trong nước khác hàng chính của FPT là chính phủ, các tỉnh thành và các doanh nghiệp vừa và lớn.
Với khối viễn thông, FPT có vị thế và quy mô của top 3 nhà cung cấp dịch vụ internet hàng đầu Việt Nam, các sản phẩm và dịch vụ đang dạng từ viễn thông, truyền hình FPT đến hệ sinh thái truyền thông số đứng đầu.
Với khối giáo dục, đây là khối tăng trưởng tốt nhất của FPT trong năm 2021 với 32,5%.
Ông Vũ Anh Tú cho biết thêm về mảng công nghệ, trong năm qua FPT đã có cơ hội làm việc với nhiều đối tác lớn, và có 2 chuyên gia hàng đầu về công nghệ tham gia HĐQT là ông Hiroshi Yokotsuka, ông Hampapur Rangadore Binod.
Nắm bắt cơ hội đó, FPT đặt mục tiêu trở thành Top 50 công ty hàng đầu chuyển đổi số thế giới. FPT đặt mục tiêu cho tăng trưởng doanh thu chuyển đổi số là 30 – 40%.
Các sản phẩm công nghệ của FPT không chỉ tiên phong ở Việt Nam mà còn được đưa vào danh sách Gartner Pear Insights (akaBot, akaChain, Cloud MSP).
Từ năm 2021, FPT đã đề chiến lược là data driven – customer centric. Đến năm 2022 – 2204, FPT sẽ tập trung phát triển sản phẩm mới trên quy mô lớn hơn, hướng đến paperless solutions.
Khi được hỏi về rủi ro lạm phát, thị trường của FPT có bị ảnh hưởng không, ông Phương chia sẻ, trong môi trường lạm phát, các doanh nghiệp khi khó khăn sẽ cắt giảm chi tiêu, nhưng sau Covid quá trình chuyển đổi số vẫn diễn ra mạnh mẽ. Các công nghệ mới đã chứng tỏ được lợi thế giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả sản xuất rất nhiều.
Bắc Giang nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
"Tỉnh Bắc Giang tập trung phát triển, nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong thời gian tới" - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ô Pích cho biết.
Chăm sóc vườn rau trong nhà màng tại Hợp tác xã Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ Organic (Bắc Giang). Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Theo đó, tỉnh Bắc Giang tập trung phát triển nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nâng cao chất lượng, hiệu quả, bền vững. Tỉnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị, khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường trong nước và xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Tỉnh tập trung vào các sản phẩm chủ lực và sản phẩm đặc trưng có tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phấn đấu đến năm 2030, sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh thuộc nhóm tiên tiến đứng đầu toàn quốc.
Từ nay đến năm 2025, tỉnh Bắc Giang phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông, lâm, thủy sản đạt 3%/năm. Giá trị sản xuất bình quân trên ha đất sản xuất nông nghiệp đạt 140 triệu đồng/năm; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản được sản xuất dưới hình thức hợp tác và liên kết đạt 20%; giá trị sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt 20%.
Tỉnh Bắc Giang tập trung phát triển 7 sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, gồm: Cây ăn quả; cây lúa; cây rau mầu; con lợn, con gà; con cá; cây lấy gỗ. Bên cạnh đó, tỉnh lựa chọn vùng sản xuất, mở rộng quy mô để phát triển thương hiệu, nhãn hiệu, bao bì sản phẩm gắn với xúc tiến, quảng bá mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đối với nhóm sản phẩm tiềm năng có thế mạnh của địa phương, phấn đấu mỗi huyện có từ 2-3 sản phẩm tiềm năng có thế mạnh của địa phương như: Chè, cây dược liệu, dê, mì Chũ, sâm Nam, cây con đặc sản...
Để đạt mục tiêu, tỉnh Bắc Giang tập trung hoàn thiện và đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo hướng khắc phục tình trạng dàn trải, chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang kết hợp với hỗ trợ gián tiếp, hỗ trợ lãi suất tín dụng, tập trung vào các sản phẩm chủ lực và địa bàn trọng điểm. Tỉnh quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp về ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao trình độ canh tác, quản trị kinh doanh để sản xuất an toàn, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, phát triển nông nghiệp bền vững.
Cùng với đó, Bắc Giang đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp. Tỉnh tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực, phấn đấu giá trị 7 sản phẩm chủ lực của tỉnh tăng bình quân 5%/năm; nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, chuẩn hóa và nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi. Tỉnh xây dựng mã QRcode, tiêu thụ nông sản qua nền tảng online, sàn thương mại điện tử; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, cơ giới hóa trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm của chuỗi giá trị.
Ngoài ra, Bắc Giang đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trong phát triển nông nghiệp; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Trong đó, quan tâm hỗ trợ nông dân kết nối với các doanh nghiệp chế biến, hệ thống tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích đưa các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng của tỉnh vào hệ thống các chuỗi siêu thị, cửa hàng phân phối, điểm dừng nghỉ tại các tỉnh, thành phố; đẩy mạnh việc xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh vào thị trường Trung Quốc và mở rộng xuất khẩu vào thị trường EU, Mỹ, Australia, Nhật Bản...
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang Dương Thanh Tùng, đến nay, nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang luôn là điểm sáng, nổi bật, đứng trong tốp đầu so với các tỉnh, thành phố trong cả nước với nhiều đặc sản nổi tiếng như: Vải thiều Lục Ngạn, rau chế biến, mỳ Chũ, rượu Làng Vân, bánh đa Kế, gà đồi Yên Thế... được người tiêu dùng trong nước và ngoài nước biết đến tin tưởng dùng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản của tỉnh Bắc Giang giai đoạn từ năm 2016 đến nay đạt 2,8%/năm. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh năm 2021 đạt 135 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh năm 2021 đạt 21.668 tỷ đồng.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô từ vài chục ha đến vài chục nghìn ha với một số loại cây trồng chủ lực như lúa chất lượng, rau chế biến, rau an toàn, vải thiều, cam, bưởi... Toàn tỉnh triển khai xây dựng 304 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với cây rau và cây hoa, với tổng diện tích diện tích nhà lưới, nhà màng trên 540.000 m2...
Triển khai chuyển đổi số trong ngành du lịch vẫn thiếu đồng bộ Hoạt động chuyển đổi số trong ngành du lịch được coi là tất yếu trước sự thay đổi của nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số của ngành du lịch được nhìn nhận chưa đồng bộ, mạnh ai người đó làm. Tránh loạn ứng dụng Ông Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở du lịch Ninh Bình cho biết, trên...