FPT đạt lợi nhuận gần 3.000 tỷ đồng sau 10 tháng, tăng trưởng mạnh lĩnh vực chuyển đổi số
Tập đoàn FPT vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm với các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của FPT đều ghi nhận ở mức tăng trưởng tốt.
Công ty cổ phần FPT (Mã: FPT) vừa công bố kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm với doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) lần lượt đạt 23.635 tỉ đồng và 4.349 tỉ đồng, tăng 7,4% và 8,9% so với cùng kì năm ngoái. Biên LNTT đạt 18,4% so với 18,1% cùng kì.
Lợi nhuận sau thuế công ty là 3.625 tỉ đồng, tăng 8,2%. Lãi sau thuế cho cổ đông công ty mẹ đạt 2.927 tỉ đồng, tăng 7,7% so với 10 tháng năm 2019; EPS là 3.739 đồng, tương ứng tỉ lệ tăng 7,2%.
Hoạt động tài chính hiệu quả hơn với doanh thu tăng 32% lên 218 tỷ đồng nhưng chi phí giảm 16,5% xuống 109 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản lãi từ công ty liên doanh liên kết chỉ ở mức gần 68 tỷ đồng, giảm đến 43% so với cùng kỳ. Cùng với đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 12,2% và 14,3%.
Video đang HOT
Khoản tiền và tương đương tiền tăng từ 3.453 tỷ đồng lên 4.307 tỷ đồng, trong đó chủ yếu tăng khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng từ 841,7 tỷ đồng lên thành 1.948 tỷ đồng. Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn) tăng gần 50% so với đầu năm lên 9.991 tỷ đồng. Con số này ở quý II là 8.823 tỷ đồng.
Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 9,3% xuống còn 5.930,8 tỷ đồng và chủ yếu do giảm phần phải thu ngắn hạn của khách hàng.
Trong cơ cấu doanh thu của FPT, doanh thu chuyển đổi số đạt 2.704 tỉ đồng, tăng 38% so với cùng kì, tập trung vào các công nghệ như điện toán đám mây, vạn vật kết nối internet, và low code.
Riêng tháng 10, FPT cho biết lượng đơn hàng gửi về tiếp tục đà tăng trưởng mạnh của quí III/2020.
Nợ ngắn hạn tăng từ 16.102 tỷ đồng lên 18.551 tỷ đồng, trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng 36,4% lên 10.256 tỷ đồng. Nợ dài hạn gấp đôi và ở mức 1.024 tỷ đồng.
Doanh thu của dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) nước ngoài trong 10 tháng đầu năm đạt 10.944 tỉ đồng đồng, tăng 25,4% so với cùng kì. Doanh thu kí mới của dịch vụ CNTT trong nước đạt 4.387 tỉ đồng đồng, tăng 16,1%.
Vietravel trình không trả cổ tức 2 năm liên tiếp, phát hành 4,3 triệu cổ phiếu riêng lẻ
Công ty xin giữ lại lợi nhuận năm 2019 và lên kế hoạch không trả cổ tức 2020.
Doanh nghiệp muốn phát hành 4,33 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược tăng vốn điều lệ lên gần 170 tỷ đồng.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2020, HĐQT Công ty Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel (UPCoM: VTR) trình cổ đông xin giữ lại lợi nhuận sau thuế hết năm 2019 và năm 2020 cũng dự kiến không trả cổ tức.
Doanh nghiệp muốn phát hành 4,33 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược tăng vốn điều lệ lên gần 170 tỷ đồng. Giá phát hành không thấp hơn giá thị trường tại thời điểm phát hành hoặc giá trị sổ sách theo BCTC được soát xét gần nhất. Thời gian dự kiến thực hiện trong quý I hoặc II năm 2021.
Nguồn tiền thu được dùng để bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, Vietravel cũng có phương án phát hành tối đa 200 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và được bảo đảm bằng tài sản. Trái phiếu có lãi suất cố định 11%/năm, kỳ hạn 3 năm. Thời điểm phát hành dự kiến trong quý III.
Năm 2019, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 7.432 tỷ đồng, tăng 3%; lãi ròng 45,3 tỷ đồng, giảm 19,5% so với năm 2018. Nguồn thu chính của toàn công ty đến từ mảng dịch vụ du lịch lữ hành khai thác khách Việt Nam với đóng góp hơn 90% doanh thu. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt của các công ty du lịch nên tỷ lệ lãi gộp giảm. Công ty phát triển kênh bán qua các đại lý môi giới, các trang mạng trực tuyến làm chi phí vật tư và hoa hồng môi giới tăng.
Công ty chưa có báo cáo về kế hoạch kinh doanh cụ thể cho năm 2020. Tuy nhiên, hoạt động trong lĩnh vực du lịch, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề khi dịch Covid-19 bùng phát. Riêng quý đầu năm, công ty lỗ ròng 40 tỷ đồng.
Đại hội OGC bất thành, đa phần dự án trục trặc, trình xin cổ đông xoá nợ Ngày 20/6/2020, Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 lần thứ nhất và không gây bất ngờ khi Đại hội bất thành. Sau 2 lần kiểm tra tư cách cổ đông, Đại hội không thể tiến hành bởi số cổ đông tham dự chỉ đại diện cho 10,1% số cổ...