FPT đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông trực tuyến giữa đại dịch như thế nào?
FPT là công ty VN30 đầu tiên tổ chức được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) theo 2 hình thức trực tuyến và trực tiếp ngày 8/4 vừa qua. “Đây sẽ là chuẩn cho nhiều doanh nghiệp khác trong mùa đại hội 2020″, ông Vũ Hữu Điền, đại diện Dragon Capital nhận xét.
Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình cho biết, việc tổ chức ĐHĐCĐ trong bối cảnh dịch bệnh là một minh chứng cho tinh thần kinh doanh thời chiến
Không chỉ phải đảm bảo xử lý chặt chẽ các vấn đề liên quan pháp lý, việc tổ chức một sự kiện trực tuyến với sự tham dự của cả ngàn cổ đông trong bối cảnh dịch bệnh đòi hỏi tinh thần thép và quyết tâm vượt mọi thách thức của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo FPT đã quyết “dù còn một khe cửa hẹp cũng vẫn lách qua”
Và họ đã thành công!
Việc tổ chức ĐHĐCĐ trực tuyến phải được quy định trong Điều lệ công ty
FPT đã bảo đảm tuân thủ các quy định của Điều lệ công ty và các quy định pháp luật liên quan. Điều lệ FPT quy định, cổ đông được tham dự và biểu quyết tại cuộc họp dù bằng hình thức trực tiếp, ủy quyền hoặc thông qua hội nghị trực tuyến và các hình thức điện tử khác. Ở mục 20 của điều này cũng quy định, dưới sự chấp thuận của Chủ tịch HĐQT, cổ đông có thể tham dự bằng điện thoại, hoặc phương tiện điện tử khác.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện e-voting (bỏ phiếu trực tuyến). Tuy nhiên, xét trên tình hình thực tế, nhằm đảm bảo tối đa tính minh bạch của việc biểu quyết tại đại hội, FPT đã lựa chọn hình thức bỏ phiếu từ xa. Cổ đông cần gửi thư bản cứng với đầy đủ chữ ký cho công ty.
Lấy lợi ích cổ đông làm trọng nên nhận được sự đồng thuận lớn
ĐHĐCĐ đã được tiến hành với số cổ đông dự họp đại diện 67,7% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. FPT đã thuyết phục được các cổ đông, trong đó có nhiều tổ chức như SCIC, Dragon Capital… tin tưởng và ủng hộ hình thức tổ chức sáng tạo này nhờ hai nguyên tắc: đảm bảo an toàn sức khỏe và lợi ích cho cổ đông trong mùa dịch.
Với việc tổ chức đại hội đúng thời hạn, doanh nghiệp sớm thông qua được các phương án kinh doanh và chi trả cổ tức cho cổ đông. Đại hội đã thông qua phương án trả cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 35%, gồm 20% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu.
Việc chi trả được thực hiện ngay trong quý 2/2020. Công ty dự kiến trả cổ tức 2020 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%. Giữa bối cảnh dịch bệnh, việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt có thể xem là “đưa than sưởi ấm ngày gió rét”.
Năng lực công nghệ và năng lực tổ chức
Video đang HOT
Doanh nghiệp cần phải đảm bảo được 3 yếu tố: Hạ tầng công nghệ thông tin thông suốt; Lựa chọn nền tảng phù hợp để triển khai sự kiện; Phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu. FPT có đầy đủ thế mạnh để đưa ra một giải pháp tổng thể cho ĐHĐCĐ trực tuyến khi vừa có năng lực làm phần mềm, triển khai hạ tầng và truyền hình.
Để xác thực và định danh cổ đông, xác thực email giao dịch chính thức của cổ đông, FPT ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo với giải pháp FPT.AI eKYC. Cổ đông cần nhập email, số điện thoại và gửi ảnh chụp hoặc scan giấy tờ tùy thân. Thông tin này sẽ tự động được bóc tách, lưu trữ và đối chiếu với kho dữ liệu trên hệ thống. Tiếp đó, cổ đông được yêu cầu chụp một bức ảnh chân dung để hệ thống đánh giá mức độ trùng khớp với ảnh trên giấy tờ. Một email được gửi về email đăng ký của cổ đông để đảm bảo địa chỉ chính xác. Quy trình định danh trực tuyến được thực hiện tối đa 2 giây.
FPT đã triển khai hạ tầng đường truyền đủ mạnh và giải pháp hợp lý để kết nối Đoàn chủ tịch ở hai đầu cầu Hà Nội và TP.HCM, đồng thời tối ưu các vấn đề kỹ thuật để đảm bảo cổ đông dù ở nước ngoài vẫn có thể theo dõi và tham dự được.
Để cung cấp hình ảnh và âm thanh tốt nhất, FPT thu nhận, xử lý hình ảnh và âm thanh qua hệ thống truyền hình FPT Pay TV trước khi kết nối với nền tảng giải pháp Cisco Webex Event. Với hệ thống trực tuyến này, Ban tổ chức có thể chủ động điều phối hội nghị để hàng ngàn cổ đông tham dự, đặt câu hỏi trực tuyến trên hệ thống, thậm chí gọi trực tuyến đến đại hội để hỏi đáp với Đoàn chủ tịch.
Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa trả lời câu hỏi của cổ đông từ đầu cầu TP.HCM
ĐHĐCĐ FPT 2020 có thể trở thành chuẩn cho các doanh nghiệp trong mùa đại dịch
Theo khảo sát nhanh sau đại hội, 98% cổ đông tham dự hài lòng với ĐHĐCĐ FPT 2020. Ông Vũ Hữu Điền đánh giá: “ĐHĐCĐ FPT sẽ tạo ra tiêu chuẩn cho hàng trăm, hàng ngàn đại hội sắp tới. Không cần chờ dịch kết thúc mà có thể tận dụng công nghệ để tổ chức trực tuyến”.
Ngay trong dịch bệnh, tinh thần quyết thắng mọi khó khăn, nhanh chóng tìm kiếm cơ hội mới đã mang về cho FPT một số hợp đồng chuyển đổi số giá trị từ thị trường toàn cầu; tăng trưởng doanh thu (16%) và lợi nhuận (19%) trong quý I.
T.N
[BizDEAL] Con trai Tổng Giám đốc VPBank dự chi 220 tỷ đồng mua cổ phiếu VPB
Dưới tác động của dịch Covid-19, cổ phiếu VPB đã giảm 34% từ đỉnh xuống còn 18.650 đồng/cổ phiếu.
Ảnh minh họa.
Thị giá VPB giảm 34% từ đỉnh, con trai Tổng Giám đốc VPBank muốn mua 12 triệu cổ phiếu
Ông Nguyễn Đức Giang, con trai ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - mã VPB) đã đăng ký mua vào 12 triệu cổ phiếu VPB để phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên sàn và/hoặc thỏa thuận trong khoảng thời gian từ 15/4 - 14/5/2020.
Trước giao dịch, ông Nguyễn Đức Giang không sở hữu bất kỳ cổ phiếu VPB nào trong khi ông Nguyễn Đức Vinh hiện đang nắm giữ hơn 32,4 triệu cổ phiếu VPB.
Trên thị trường, cổ phiếu VPB đã có từng có giai đoạn là một trong những cái tên tăng mạnh nhất hồi đầu năm 2020. Từ vùng giá quanh mức 19.000 đồng/cổ phiếu cuối năm 2019, VPB liên tục leo dốc lên đạt đỉnh 28.350 đồng/cổ phiếu, ghi nhận mức tăng gần 50% sau 2 tháng.
Tuy nhiên sau đó, cổ phiếu này cũng không nằm ngoài xu hướng giảm điểm chung của thị trường do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Cổ phiếu này quay đầu giảm sâu và có thời điểm chỉ còn 16.000 đồng/cổ phiếu trước khi hồi phục về mức 18.650 đồng/cổ phiếu, giảm 34% so với đỉnh. Tạm tính theo thị giá hiện tại, số tiền ông Nguyễn Đức Giang phải chi ra cho thương vụ này vào khoảng 220 tỷ đồng.
Quỹ thành viên bán hơn 9 triệu cổ phiếu NKG, nhóm Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Thép Nam Kim
Vietnam Enterprise Investments Limited và Amersham Industries Limited, 2 quỹ thành viên do Dragron Capital quản lý đã báo cáo giao dịch cổ phiếu CTCP Thép Nam Kim (mã NKG).
Theo đó, Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) bán ra hơn 8 triệu cổ phiếu, còn Amersham Industries Limited cũng bán toàn bộ hơn 1,17 triệu cổ phiếu NKG đang sở hữu.
Giao dịch được thực hiện trong ngày 8/4 với tổng giá trị vào khoảng gần 47 tỷ đồng. Sau giao dịch, nhóm quỹ này đã giảm sở hữu tại Thép Nam Kim từ hơn 18,24 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 10,0226%) xuống còn hơn 8,94 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,9156%) và không còn là nhóm cổ đông lớn từ ngày 10/4/2020.
Ở chiều ngược lại, CTCP ầu tư Thương mại SMC, cổ đông liên quan đến ông Võ Hoàng Vũ, thành viên HĐQT Thép Nam Kim lại liên tục gia tăng tỷ lệ sở hữu. Hiện ông Võ Hoàng Vũ đang là cổ đông lớn thứ 2 nắm giữ 10,45% cổ phần trong khi SMC cũng sở hữu 5% cổ phần tại Thép Nam Kim.
SHB thoái vốn công ty tài chính tiêu dùng SHBFC cho đối tác nước ngoài
Hội đồng thành viên Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHBFC) mới đây đã ra Nghị quyết trình Hội đồng Quản trị SHB đề xuất thông qua Đại hội đồng cổ đông về việc thoái vốn tại SHBFC cho đối tác chiến lược lớn nước ngoài.
SHB cho biết, việc thoái vốn SHBFC cho đối tác chiến lược lớn nước ngoài là hướng đi phù hợp với xu thế thị trường và với hoạt động của công ty hiện nay theo Đề án thành lập Công ty SHBFC đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Hiện SHB chưa công bố giá trị chuyển nhượng cũng như danh tính của đối tác nhận chuyển nhượng, tuy nhiên, cho biết, sẽ thu được lợi nhuận lớn từ thương vụ này.
SHBFC có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng do Ngân hàng SHB sở hữu 100% vốn. Trước thời điểm sáp nhập, SHBFC tiền thân là Công ty Tài chính Vinaconex Vietel.
Do quy định cơ cấu hệ thống các công ty tài chính của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, công ty này đã lựa chọn SHB là đối tác chính trong việc sáp nhập.
Nam Long Group (NLG) lên phương án mua 10 triệu cổ phiếu quỹ
CTCP Đầu tư Nam Long (mã NLG) đã thông qua nghị quyết HĐQT về việc đầu tư vào cổ phiếu NLG năm 2020 với lượng mua dự kiến 10 triệu cổ phiếu.
Trên thị trường, cổ phiếu NLG đang giao dịch ở mức giá 21.200 đồng/cổ phiếu, giảm gần 22% từ đầu năm 2020. Tạm tính theo mức giá này, Nam Long Group có thể phải chi ra 212 tỷ đồng cho thương vụ lần này.
Ghi nhận trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019, Nam Long Group hiện đang nắm giữ 19,5 triệu cổ phiếu quỹ với giá trị ghi sổ vào khoảng gần 383 tỷ đồng. Ngoài ra, tính đến cuối năm 2019, công ty còn tích lũy được 1.839 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bên cạnh 988,5 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.
Trước đó, ông Nguyễn Xuân Quang, chủ tịch HĐQT Nam Long Group đã đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu nhằm gia tăng tỷ lệ sở hữu từ 13,4% lên 15,33% (tương đương hơn 39,8 triệu cổ phiếu) trong khoảng thời gian từ 30/3 - 28/4/2020.
Trước ông Quang, quỹ ngoại PYN Elite Fund cũng liên tục mua vào hơn 1,5 triệu cổ phiếu NLG từ đầu tháng 3/2020 qua đó nâng mức sở hữu lên hơn 15 triệu cổ phiếu, tương ứng xấp xỉ 6% cổ phần tại Nam Long.
Cổ phiếu giảm 40% từ đầu năm, Chủ tịch CenLand đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu
Ông Nguyễn Trung Vũ, Chủ tịch HĐQT CTCP Bất động sản Thế kỷ (CenLand - mã CRE) đã đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu CRE để đầu tư. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ 13/4 đến 12/5/2020.
Hiện ông Nguyễn Trung Vũ không sở hữu cổ phiếu CRE nào. Tuy nhiên ông Nguyễn Trung Vũ đang là người đại diện cho gần 41 triệu cổ phiếu tương ứng 51,15% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty do Tập đoàn Thế Kỷ nắm giữ.
Ông Nguyễn Trung Vũ đăng ký mua cổ phiếu CRE trong bối cảnh giá cổ phiếu này đã sụt giảm mạnh từ đầu năm 2020 đến nay với mức giảm khoảng 40%. Hiện CRE đang giao dịch quanh mức 14.850 đồng/cổ phiếu.
THANH HÀ
Một loạt quỹ ngoại "tranh thủ" sang tay cổ phiếu MWG Tạm tính theo thị giá cổ phiếu MWG ngày 9/4, tổng giá trị các giao dịch "trao tay" giữa các quỹ ngoại có thể lên đến gần 140 tỷ đồng. Ảnh minh họa. Thông tin từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), hàng loạt quỹ ngoại trên thị trường như Pyn Elite Fund, nhóm Dragon Capital, Ntasian Emerging Leaders Master...