Fortnite lại bị kiện, lần này do ăn cắp tác phẩm của họa sỹ
Fortnite dường như vẫn chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn của những cáo buộc ăn cắp bản quyền và bên cáo buộc hoàn toàn có lý do của mình.
Fortnite đã không còn xa lạ trước những lời tố cáo về việc ăn cắp bản quyền, đặc biệt qua những điệu nhảy trứ danh trong game. Tuy nhiên khác với những nội dung mang tính nghệ thuật khác, động tác nhảy lại khó có thể xác định tác quyền và khiến cho nhiều cáo buộc trên trở nên vô cơ sở. Tuy nhiên những mặt hình ảnh và sản phẩm hội họa thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Theo đó Fortnite mới đây đã cho ra một Skin mới mang tên Taro với đề tựa “Kẻ bảo vệ của thế giới hoang dã”. Bộ Skin này được đánh giá là khá bắt mắt, khiến nhiều fan hâm mộ Fortnite muốn bỏ ngay tiền túi để sở hữu. Tuy nhiên ít ai biết nó đã được copy trực tiếp từ tác phẩm của một họa sỹ chưa có tên tuổi Ruby Ramirez trên DeviantArt – Trang chia sẻ hình ảnh nghệ thuật lớn nhất trên thế giới.
Đăng tải qua Twitter, Ruby Ramirez so sánh sự tương đồng cực lớn giữa Taro trong Fortnite với bức vẽ của mình được đăng tải trên DeviantArt. Điều đáng nói là bức vẽ này đã xuất hiện từ hồi tháng 9 năm ngoái, tức là nhiều tháng trước khi Taro chính thức xuất hiện trong Fortnite.
Từ chi tiết mặt nạ, bộ sừng, mái tóc, cầu vai, áo quần cho đến cả đai lưng… tất cả đều giống hệt so với bức vẽ. Nhiều game thủ khi chứng kiến điều này đã buộc tội Epic Games cố tình ăn cắp tác phẩm của một họa sỹ ít tên tuổi và nghĩ rằng không ai có thể nhận ra.
Ngay sau khi Forbes đăng tải sự việc và yêu cầu Epic Games có câu trả lời cho cáo buộc này, đại diện của Epic Games đơn giản chỉ nói:
Chúng tôi tiếp thu những cáo buộc này một cách hết sức nghiêm túc và đang trong quá trình điều tra sự việc.
Video đang HOT
Một lần có thể còn coi là hiểu nhầm…. nhưng quá nhiều lần những cáo buộc ăn cắp bản quyền này đã xuất hiện, khiến game thủ thật sự nghi ngờ về đạo đức làm việc của Epic Games. Liệu đây có phải là một phong cách mà Epic Games vẫn luôn thực hiện trong suốt thời gian qua? Chờ một sản phẩm nào đó chất lượng ra mắt rồi mang về sao chép và rồi sửa đổi đôi chút để kiếm lời? Những PUBG trước đây hay Steam gần nhất cũng đang là nạn nhân? Hãy chờ Epic Games có câu trả lời cho cộng đồng game thủ.
Theo gamehub
Hacker tuổi teen kiếm được nghìn đô/tuần nhờ ăn cắp tài khoản Fortnite
Một số người chơi Fortnite có thể kiếm được hàng nghìn bảng trong một tuần, bằng cách đánh cắp tài khoản và sau đó bán lại với giá dao động từ 25 pence (khoảng 7500 đồng) đến hàng trăm bảng Anh/Account.
Trẻ em ở độ tuổi teen đang kiếm được hàng ngàn bảng mỗi tuần trong quá trình tham gia mạng lưới hack toàn cầu, được xây dựng xung quanh trò chơi điện tử nổi tiếng Fortnite. Khoảng 20 hacker nói với BBC rằng họ đang đánh cắp tài khoản chơi game riêng của người chơi và bán lại chúng trực tuyến.
Một hacker cho biết cậu đã tham gia vào "thị trường" khi chỉ mới 14 tuổi. Mọi chuyện bắt đầu từ việc tài khoản của chính cậu bị đánh cắp. Sau khi phàn nàn trên Twitter, cậu được một nhóm người dạy cách tìm tên người dùng và mật khẩu được công bố trực tuyến, nơi mua công cụ hack và làm thế nào để bán lại tài khoản cho cộng đồng lên đến hàng trăm triệu người của trò chơi.
Chỉ trong một ngày làm việc, cậu nói rằng bản thân đã có thể tự truy cập bất hợp pháp hơn 1.000 tài khoản và hiện hoạt động như một "trung gian", bán tài khoản thay mặt cho các tin tặc đã đánh cắp chúng. Trong vài tuần đầu tiên, cậu đã kiếm được 1.500 bảng (tương đương 1900 USD và khoảng 44 triệu đồng tiền Việt) để mua thêm trò chơi, cùng một chiếc xe đạp. Dù biết rằng đây là hành động phạm pháp, nhưng cha mẹ cậu không có động thái ngăn cản nào cả.
Ở Anh, những hành động như thế này thuộc dạng vi phạm Đạo luật lạm dụng máy tính, với án tù có thể là 2 năm.
Một số hacker khác không cho thấy dấu hiệu hối hận hoặc lo ngại. Ví dụ như một thanh niên 17 tuổi đến từ Slovenia, người bán hàng thông qua trang web của riêng mình.
"Bạn không thể bị bắt, không ai kiểm tra nó đâu", cậu nói với BBC từ trong trò chơi.
Giữa những tiếng súng và tiếng xây tường, cậu ta nói rằng mình đã kiếm được 16.000 bảng (20,252 USD ~ 472 triệu đồng) trong 7 tháng "hoạt động", và bà mẹ - vốn là một kế toán - đã giúp cậu tiết kiệm tiền cho chiếc 4 bánh đầu tiên.
Một hacker khác từ Pháp cho biết thu nhập trung bình từ 50 bảng mỗi ngày đến gần 300 bảng. Tuần "tốt nhất" từng có của cậu đã kiếm về được 2.300 bảng.
Giá trị của các tài khoản xuất phát từ những món đồ, vật phẩm trang trí gắn liền với từng account. Mặc dù không cung cấp bất kỳ lợi thế cạnh tranh nào, skin Fortnite có thể cực kỳ hiếm và các mỹ phẩm như Skull Trooper chỉ xuất hiện 1 hoặc 2 lần trong lịch sử của trò chơi. Một tài khoản có nhiều skin hiếm và đắt tiền rõ ràng sẽ được bán với giá cao hơn nhiều so với một bộ sưu tập thông thường.
Đây có lẽ là thời điểm tốt nhất để nhắc nhở bạn rằng nên cẩn thận bật xác thực 2 yếu tố cho tất cả các tài khoản trực tuyến của bạn. Dù không đảm bảo giúp bạn "miễn nhiễm" 100% nhưng điều này cũng khiến cho tin tặc khó truy cập vào tài khoản của bạn hơn.
Hiện tại, cộng đồng Fortnite đang chuẩn bị cho lễ Giáng sinh, với những thách thức hàng ngày và phần thưởng giá trị được cập nhật xuyên suốt kỳ nghỉ.
Theo Game4V
Fortnite tiếp tục bị từ người già tới trẻ nhỏ kiện ngập đầu vì ăn cắp các điệu nhảy Doanh thu lên tới cả tỷ USD nhưng Fortnite liên tục gặp lùm xùm về vấn đề bản quyền. Thực tế thì việc Fortnite bị kiện vốn không còn là điều mới mẻ nữa và các điệu nhảy "emote" mang đầy chất biểu cảm vô cùng đặc trưng của trò chơi này vốn được 'đạo' ý tưởng từ nhiều màn trình diễn ngoài...