Formosa Hà Tĩnh muốn tuyển thêm 1.300 lao động
Ông Ngưu Tấn Phát – Phó Tổng Giám đốc Formosa Hà Tĩnh cho hay, liên tục nhiều tháng qua, Formosa không thể tuyển đủ số lao động cần thiết ảnh hưởng không hề nhỏ đến sản xuất, kinh doanh. Do vậy công ty này muốn lấy thêm 1.300 lao động.
Sáng 24.8, trao đổi với PV Dân Việt, ông Phạm Trần Đệ-Phó Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh có văn bản gửi UBND tỉnh, Ban quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh cũng như các cơ quan chức năng về việc Công ty này mong muốn cần tuyển dụng 1.254 nhân viên người Việt, đặc biệt là lao động địa phương”.
Công ty Formosa Hà Tĩnh.
Theo công văn do ông Ngưu Tấn Phát – Phó Tổng Giám đốc Formosa Hà Tĩnh ký gửi các cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh, gần đây, nhất là trong các tháng 5 – 6, Formosa liên tục không thể tuyển đủ số lao động cần thiết, tỷ lệ tham gia phỏng vấn không cao, tỷ lệ đến nhận việc thực tế chỉ đạt 78% đã gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Formosa tại thời điểm này cũng như kế hoạch trong tương lai.
Formosa phỏng vấn tuyển dụng lao động.
Video đang HOT
Hiện, Formosa có nhu cầu tuyển dụng khoảng 1.254 nhân viên, trong đó hệ từ đại học trở lên là 167 người, hệ cao đẳng và trung cấp là 673 người (ngành cơ khí 311 người, điện 170 người, hóa học 46 người, tự động hóa 39 người, cần trục/cẩu trục 79 người, môi trường 8 người, hàng hải 6 người, ngành khác 14 người), trình độ từ cấp 3 trở xuống là 414 người.
Nhằm tiếp tục thực hiện trách nhiệm của công ty đối với địa phương Hà Tĩnh trong công tác tuyển dụng lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực khi Lò cao số 2 của Formosa đi vào hoạt động, công ty này đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh tạo điều kiện giúp đỡ và giới thiệu thêm đơn vị cung ứng nhân lực, giúp tuyển đủ số lao động cần thiết có thể đáp ứng yêu cầu công việc cũng như tạo thêm nhiều cơ hội việc làm tốt hơn nữa cho con em địa phương.
Cũng theo ông Ngưu Tấn Phát, hiện nay tổng số nhân viên người Việt làm việc tại Formosa khoảng hơn 5.000 người, trong đó người Hà Tĩnh chiếm hơn 64%.
Theo Danviet
Trưởng thôn dùng tiền hỗ trợ mua bò cho hộ nghèo để làm đường
Những ngày này, câu chuyện trưởng thôn tự ý lấy tiền hỗ trợ mua bò cho hộ nghèo để làm đường ở xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang gây bất bình trong dư luận.
Hộ nghèo "dài cổ" chờ tiền hỗ trợ
Năm 2016, xóm 5, xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) được Chương trình 135 hỗ trợ 35 triệu đồng để phát triển sản xuất cho hộ nghèo và cận nghèo mua bò. Các hộ thuộc đối tượng nhận tiền hỗ trợ gồm: Phan Thị Bê, Nguyễn Thanh Hương, Phan Xuân Anh, Lê Thị Lan và Nguyễn Thị Thương. Theo đó, gia đình thuộc diện hộ nghèo sẽ được nhận tiền hỗ trợ 7 triệu đồng, hộ cận nghèo là 4 triệu đồng. Điều lạ kỳ, hơn 1 năm trôi qua chỉ 2/5 hộ dân nhận được tiền hỗ trợ.
Chị Nguyễn Thị Thương bên ngôi nhà xập xệ, hơn 1 năm mong ngóng tiền hỗ trợ.
Trong căn nhà cấp 4 xập xệ, chị Nguyễn Thị Thương (SN 1984) chia sẻ: "Gia đình tôi 3 năm liền thuộc diện hộ nghèo của xã. Chồng tôi từng là một người dính vào tệ nạn ma túy, phải rất khó khăn anh mới có thể hòa nhập lại được với cộng đồng. Tháng 9.2016, gia đình tôi được bình xét nhận hỗ trợ của Chương trình 135 về mua bò phát triển sản xuất, nhưng chỉ ký vào danh sách mà chờ mãi không thấy tiền hỗ trợ".
Cùng tâm trạng với chị Thương, bà Phan Thị Bê cho biết: "Năm 2016, thôn báo tôi xuống UBND ký tên để nhận tiền hỗ trợ chăn nuôi. Gần một năm sau khi tôi ký tên vào danh sách nhưng vẫn không thấy tiền hỗ trợ. Khoảng giữa năm 2017, vẫn chưa được tiền hỗ trợ tôi có hỏi xóm trưởng thì ông trả lời làm đường bê tông xây dựng nông thôn mới hết rồi".
"Khi người dân chưa nhận được tiền hỗ trợ, nhưng ông Phan Xuân Thanh - Trưởng xóm 5 - xuống tận gia đình "dặn dò" nếu có đoàn nào hỏi về việc đã nhận được tiền hỗ trợ để mua bò hay chưa thì bảo đã nhận đủ 7 triệu đồng rồi" - bà Bê cho biết thêm.
Sự việc bị phát giác, cán bộ thôn gọi dân đến trả lại
Trước sự việc người dân phản ánh đã 2 lần ký vào biên bản nhận tiền hỗ trợ phát triển sản xuất của hộ nghèo và cận nghèo nhưng không nhận được tiền, phóng viên Dân Việt đã liên lạc với ông Phan Xuân Thanh - Trưởng xóm 5, xã Sơn Bình. Ông Thanh phân trần: "Xóm được giao làm 400m đường bê tông, đặc biệt là con đường vào hội quán xóm đất trũng buộc phải móng nền do đó số tiền dự kiến ban đầu bị vượt quá số tiền thu của người dân đóng nộp. Trong khi đó nhà thầu lại đòi tiền thi công, sẵn tiền hỗ trợ người nghèo mua bò tôi đã bàn với cấp ủy, ban cán sự xóm mượn tạm số tiền này trả cho bên thi công, sau khi thu lại được tiền sẽ trả lại cho dân".
Ban cán sự xóm trả lại tiền cho hộ nghèo sau khi sự việc bị phát giác.
Nói về việc vì sao người nghèo chưa nhận được tiền hỗ trợ mà lại bắt dân ký vào biên bản đã nhận tiền, ông Thanh trần tình: "Xã về kiểm tra vì muốn khớp hồ sơ nên tôi đến từng nhà xin các hộ gia đình chữ ký, tiền thì tôi nói thu đóng góp làm đường sang năm sẽ trả lại. Làm đường cho tập thể chứ tôi không hề lấy tiền của hộ nghèo đút túi riêng".
Nói về sự việc thu, chi sai mục đích ở xóm 5, xã Sơn Bình, ông Lê Quang Hồ - Trưởng phòng NNPTNT huyện Hương Sơn - cho biết: "Ngay sau khi nhận được thông tin UBND huyện đã chỉ đạo phòng ban chuyên môn về kiểm tra tình hình thực tế ở địa phương để kịp thời có phương án xử lý".
Ngay sau sự việc ban cán sự xóm 5 dùng tiền hỗ trợ của người nghèo để làm đường khiến người dân bức xúc, trước sự chứng kiến của phóng viên, ngày 22.8, tại hội quán xóm 5, xã Sơn Bình, ban cán sự xóm đã phải trả toàn bộ số tiền hỗ trợ mua bò cho người dân.
Theo Danviet
Hàng chục công nhân ở Hà Tĩnh nghỉ việc vì bị nợ lương Bị nợ lương hơn 4 tháng, không được hưởng các quyền lợi lao động, hàng chục công nhân Công ty cổ phần 474 (Hà Tĩnh) đồng loạt nghỉ việc. Sáng 23/8, hàng chục công nhân Công ty cổ phần 474 (thuộc Tổng công ty Cienco 4, trụ sở tại phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh) tập trung tại khuôn viên công ty để...