Ford nhận định 8 xu hướng sống tại châu Á
Người tiêu dùng toàn cầu vẫn muốn thách thức tình trạng rất khó khăn hiện nay. Đã thất vọng và chịu đựng quá đủ, họ đang chuyển dần từ tâm thế đối mặt sang hi vọng.
Theo ông Sheryl Connelly, Giám đốc toàn cầu về xu hướng và tương lai thuộc tập đoàn ô tô Ford, gần hai phần ba dân số trưởng thành ngày nay nói rằng càng lớn họ càng thấy thế giới trở nên khó sống hơn. Nhìn lại những khó khăn của thập kỷ vừa qua, đặc biệt trong năm 2015 – suy nghĩ ảm đạm này có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên. Khủng hoảng di cư và tị nạn leo thang, hoạt động khủng bố tiếp diễn và sự xuống dốc bất ngờ của nhiều biểu tượng từng được tôn sùng chỉ là một số trong rất nhiều nỗi thất vọng dồn tụ làm sụp đổ nhiều ảo tưởng.
Tuy vậy, người tiêu dùng toàn cầu vẫn muốn thách thức tình trạng tuyệt vọng này. Đã thất vọng và chịu đựng quá đủ, họ đang chuyển dần từ tâm thế đối mặt sang hi vọng. Khao khát xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn luôn tồn tại, và giờ đây khao khát biến điều đó thành sự thực ngày càng được thôi thúc.
Ford Ranger
Vươn xa tầm nhìn cùng Ford (Looking Furrther with Ford ) là ấn bản thứ tư của báo cáo thường niên thực hiện bởi Ford về những xu hướng vi mô ấn tượng nhất trên toàn cầu, đang định hình lối sống, cách làm việc và tương tác với thế giới của chúng ta. Danh sách năm nay tập trung vào các chủ đề truyền tải được nhiều cảm hứng nhất và mang cá tính nổi trội nhất.
Anh hùng đời thường
Dân số trưởng thành trên toàn thế giới nói rằng nhiều nhà lãnh đạo và chính trị gia đang làm họ vỡ mộng. Thiện cảm đối với các nhà lãnh đạo đang giảm sút nhưng từ trong những cộng đồng dân cư và cá nhân, thiện chí đang dần lớn lên nhờ những suy nghĩ tích cực như về việc làm thế nào để trở thành một công dân tốt, một người hàng xóm tốt, là một con người tốt. Con người đã không còn trông mong vào một thế lực siêu nhiên hay một siêu nhân, mà thay vào đó những anh hùng đời thường đang lộ diện, truyền cảm hứng cho người khác cùng hành động.
Với quan điểm “Tìm thấy anh hùng thường ngày là điều đơn giản” , tỷ lệ người trưởng thành đồng tình tại các thị trường như sau:
Trong công việc: Indonesia: 41%; Malaysia: 47%; New Zealand: 43%; Philippines: 58%; Hàn Quốc: 55%, Đài Loan: 81%; Thái Lan: 66% và Việt Nam là 48%
Tại cộng đồng dân cư: Malaysia: 57%, New Zealand: 64%, Philippines: 59%, Hàn Quốc: 58%, Thái Lan 64%, Việt Nam: 63%
Trong các cơ quan nhà nước: Malaysia: 38%, New Zealand: 17%, Philippines: 40%, Hàn Quốc: 36%, Thái Lan: 51%, Việt Nam: 32%
Lan tỏa tin tốt
Video đang HOT
Truyền thông đại chúng thường có chiều hướng khai thác quá nhiều các tin tức xấu và tiêu cực. Tuy nhiên, hiện nay người tiêu dùng đang có xu hướng click chuột vào những câu chuyện hạnh phúc nhiều hơn. Một nghiên cứu thực hiện bởi giáo sư Jonah Berger, ĐH Wharon cho thấy những thông tin tích cực trên trang tin tức New York Times có xu hướng lọt vào danh sách “được gửi email” nhiều nhất, hơn là các câu chuyện tiêu cực.
Truyền thông cũng đang nắm bắt xu thế này, mang tới những liều thuốc đem lại phấn chấn cho người đọc đang xuống tinh thần. Người đọc có thể truy cập trang Upworthy để tìm cảm hứng, chuyên mục “Tin tốt lành” Feel-Good News của trang tin Mirror của Anh, “Những tin tức truyền cảm hứng” /”Tin vui” của Reddit, hoặc “Chuyện quan trọng thứ Hai: những tin tức tốt, video và chiến dịch tích cực nhất, gây sốt trong tuần trước” của Huffington Post.
“Tôi ngày càng chia sẻ những tin tức tích cực hơn là những câu chuyện tiêu cực trên mạng xã hội.” Ý kiến này được đồng tình bởi tỷ lệ người tham gia như sau: Malaysia: 80%, New Zealand: 74%, Philippine: 89%, Hàn Quốc: 77%, Thái Lan: 90%, Việt Nam: 79%.
Tinh thần tự lực – Sống nhiều hơn với ít hơn
Tinh thần tự lực ngày càng được chú trọng đã tạo nên tiêu chuẩn mới cho tính mục đích và sự hữu dụng. Từ những ngôi nhà tiết kiệm diện tích, điện thoại thông minh tới những chiếc xe đa dụng, người tiêu dùng đang có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm hội tụ ba đặc tính: chất lượng, đa năng và bền bỉ. Ngày nay, một cuộc sống trọn vẹn hơn không phải khi ta sở hữu nhiều hơn mà là khi ta biết sống thông minh hơn bằng cách tận dụng tối đa lợi ích của một số ít vật dụng hơn.
“Khi mua xe ô tô, tôi có ý định sử dụng chiếc xe ít nhất trong vòng 10 năm”: Malaysia: 76%, New Zealand: 67%, Philippines: 75%, Hàn Quốc: 63%, Thái Lan: 74%, Việt Nam: 71%.
Thiếu thốn thời gian
Ngày nay, sự kết nối mạnh mẽ hơn khiến con người ngày càng “trực tuyến”, thời gian dường như ít ỏi hơn bao giờ hết. Ranh giới mờ nhạt giữa văn phòng và gia đình đã hình thành nên một cộng đồng mạng với nhiều lo lắng thường trực khi tìm cách quản lý và giải quyết mọi vấn đề. Những người tiêu dùng trẻ đặc biệt thể hiện rõ rệt điều này gần một nửa những người trưởng thành dưới 35 tuổi nói rằng họ cảm thấy bắt buộc phải kiểm tra email văn phòng kể cả ngoài giờ làm việc. Ngoài ra mỏi cổ đang trở thành một bệnh lý phổ biến khi sử dụng smartphone qúa mức. Các chuyên gia cho biết giữ tư thế này trong một thời gian dài sẽ khiến dung tích phổi giảm đi tới 30%.
Số người đồng tình với ý kiến “Cập nhật mạng xã hội dần dần giống như một công việc toàn thời gian”: Malaysia: 61%, New Zealand: 45%, Philippines: 59%, Hàn Quốc: 46%, Thái Lan: 81%, Việt Nam: 75%.
“Người dùng ngày càng phản hồi nhanh chóng trên các thiết bị điện tử, di động.” : Phần trăm người đồng tình: Malaysia: 84%, New Zealand: 87%, Philippines: 74%, Hàn Quốc: 83%, Thái Lan: 91%, Việt Nam: 84%.
Công nghệ hỗ trợ người tiêu dùng giúp cuộc sống đơn giản hơn
Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự phát triển/sự trỗi dậy của công nghệ “dịch vụ trọn gói” khi các sản phẩm ngày càng độc lập và nhằm mục đích dự phòng. Với sự hỗ trợ ngày càng mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, chúng ta ngày càng có thể thuê ngoài những công nghệ có thể tìm hiểu và thích ứng với nhu cầu của chúng ta – điều này đem tới nhiều hi vọng cũng như sự khả thi của một cuộc sống tốt đẹp hơn phía trước.
“Tôi có thể sẽ mua một chiếc xe tự lái trong tương lai.” : % số người trưởng thành đồng tình: Malaysia: 71%, New Zealand: 39%, Philippines: 66%, Hàn Quốc: 75%, Thái Lan: 78%, Việt Nam: 75%.
Nỗi lo về tuổi già
Theo những chuyên gia về tuổi thọ và sự lão hóa, đã có người đầu tiên trên thế giới sống thọ 150 tuổi. Tuy con người đang sống lâu hơn, sức khỏe ổn định hơn nhưng quan niệm về tuổi thọ cũng đang được xác định lại. Những thay đổi trong dịch vụ chăm sóc y tế, dinh dưỡng và y học giúp những người cao tuổi ngày nay có thể vượt qua những định kiến thông thường về tuổi già và đảm bảo rằng những năm “sống thêm” của mình sẽ luôn khỏe mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng.
Tính đến năm 2050…
…2 tỷ người trên thế giới sẽ sống thọ hơn 60 tuổi, gấp 2 lần số người hiện nay.
…400 triệu người trên thế giới sẽ sống thọ hơn 80 tuổi. Con số này gần gấp 2 lần dân số của Brazil.
…hơn 40% dân số tương ứng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sẽ sống thọ hơn 60 tuổi.
“Xã hội hiện nay không quan tâm nhiều về tuổi thọ như trong quá khứ.”: Malaysia: 74%, New Zealand: 57%, Philippines: 70% , Hàn Quốc: 54% , Thái Lan: 85%, Việt Nam: 70%.
Không lãng phí
Nhiều người sẽ đồng tình rằng xã hội có nghĩa vụ phải tái sử dụng nhiên liệu và giảm thiểu lượng rác thải. Điều đó có nghĩa rằng tất cả mọi người đều cần chung tay đóng góp – kể cả các doanh nghiệp, chính phủ và từng các nhân. Hiện nay, những nhà sáng chế đang tìm phương pháp sáng tạo hơn để xử lý rác thải – tái tạo giá trị cho những đồ vật mà không ai muốn. Xu hướng về việc cam kết phát triển bền vững sẽ đẩy cao giới hạn của cả trí tưởng tượng và tình trạng thiếu hụt tài nguyên.
“Tôi thường ủng hộ những sản phẩm được làm từ vật liệu có thể tái chế hơn những sản phẩm khác.” Malaysia: 73%, New Zealand: 58%, Philippines: 85%, Hàn Quốc: 67%, Thái Lan: 89%, Việt Nam: 73%.
Thâm nhập vào nền kinh tế linh hoạt
Cách thế giới hoạt động đang thay đổi – rất nhanh. Sự tăng trưởng của mô hình kinh doanh chia sẻ và hình thức làm việc tự do đang khiến những công việc mang tính “cá nhân” dần trở nên dễ tiếp cận và hấp dẫn hơn. Các mô hình kinh doanh đang thích nghi với việc tối đa hóa nguồn nhân lực một cách linh hoạt và hiệu quả hơn. Đồng thời, người lao động cũng đang tìm cách để khiến những khoản đầu tư của mình xứng đáng, tạo ra giá trị thực tiến từ những vật dụng chỉ mua-một-lần như ô tô, nhà cửa và vật dụng.
*** Bước đi tiếp theo của Ford
Trong thế giới đang liên tục thay đổi, doanh nghiệp vừa phải xây dựng nền tảng vững chắc trong bối cảnh hiện nay, lại vừa phải luôn sẵn sàng cho tương lai. Những xu hướng này sẽ giúp Ford có cái nhìn xa hơn ngoài ngành công nghiệp ô tô để nhân biết những gì đang diễn ra trên các lĩnh vực xã hội, công nghệ, kinh tế, môi trường và chính trị, đồng thời hiểu rõ tầm ảnh hướng của những xu hướng này tới sản phẩm và thương hiệu trong những năm tiếp theo.
Vào năm 2016, công nghệ phần mềm và kế thối sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình đổi mới trong ngành công nghệ xe hơi sẽ tiến xa hơn và nhanh hơn. Những đối tác phi truyền thống sẽ khai thác được nhiều giải pháp trong ngành, và khách hàng thuộc mọi thế hệ cũng mong đợi rằng công nghệ sẽ giúp cuộc sống của họ dễ dàng và tốt đẹp hơn. Để dẫn đầu, Ford sẽ liên tục đầu tư và sáng tạo trong danh mục sản phẩm hàng đầu thế giới – và với Chương trình di chuyển thông minh ( Ford Smart Mobility), chúng ta sẽ khám phá được cách giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn trên toàn thế giới. Quá trình đô thị hóa, việc tăng trưởng của tầng lớp trung lưu, và sự thay đổi trong tư duy của khách hàng đòi hỏi Ford phải tạo nên những giải pháp có thể thay đổi cách thế giới đang hoạt động một lần nữa.
Thăng Long
Theo_VnMedia
Thị trường ôtô Việt ngày càng hút sự chú ý của giới đầu tư
Theo Thời báo tài chính (Anh), nhu cầu ôtô đang diễn biến "hai tốc độ" tại các nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.
Trong khi doanh số bán ôtô tại Philippines và Việt Nam tăng trưởng ấn tượng thì tình hình ở một số thị trường lâu đời hơn như Indonesia, Malaysia và Thái Lan, diễn ra ngược lại.
Thị trường ôtô Việt Nam đang ngày càng thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Các số liệu mới nhất cho thấy doanh số bán ôtô tại Việt Nam tính từ đầu năm đến hết tháng 10 tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi ghi nhận mức tăng 35% trong năm 2014 và 23% trong năm 2013.
Theo nghiên cứu của FT Confidential Research thuộc tờ Thời báo Tài chính, Việt Nam hiện chiếm 6,8% doanh số bán ôtô tại "ASEAN 5" - bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan - và có thể đạt mức 10% trong năm 2016, cao gấp năm lần so với mức 2% của năm 2012.
Việt Nam hiện vẫn là nước nghèo nhất Đông Nam Á, ngoài Myanmar, Campuchia và Lào. Mặc dù vậy, với dân số 90 triệu người và là một trong những nền kinh tế phát triển năng động nhất khu vực, Việt Nam đang ngày càng trở thành thị trường tiêu thụ ôtô hấp dẫn.
Nhu cầu ôtô cũng tăng mạnh tại Philippines. Sau mức tăng 29% năm ngoái, doanh số bán ôtô trong các tháng 1-10/2015 tăng 22%. Tuy nhiên, đà tăng trưởng ấn tượng tại Việt Nam và Philippines vẫn không bù đắp được nhu cầu đi xuống tại các thị trường lớn nhất trong khối. Tính cả khu vực, doanh số bán ôtô giảm 7% từ đầu năm đến hết tháng 10, tương đương gần 200.000 xe.
Tại Indonesia, doanh số bán xe trong cùng thời gian giảm 18% và nguyên nhân một phần được cho là do quyết định của Tổng thống Joko Widodo giảm trợ giá nhiên liệu.
Trong khi đó, Thái Lan tiếp tục chịu ảnh hưởng từ nhu cầu ôtô yếu đi sau khi chính phủ tiền nhiệm thực hiện chương trình giảm thuế ôtô, với khoảng 1,2 triệu xe đã được bán ra trong năm 2013 và 2014.
Tính trong "ASEAN 5", Toyota vẫn là thương hiệu xe được ưa chuộng số một, tiếp đó là Honda. Hai nhãn hiệu xe ôtô Nhật Bản này đang được hưởng lợi từ nhu cầu gia tăng mạnh tại Việt Nam và Philippines.
Theo_Zing News
Toyota dùng dằng đi hay ở lại Việt Nam "Hiện nay Toyota đang đứng trước hai con đường: hoặc sản xuất ô tô tại Thái Lan bán sang Việt Nam hoặc duy trì sản xuất tại Việt Nam". Đó là chia sẻ của ông Ichiro ABE, cố vấn cao cấp về xúc tiến đầu tư FIA-MPI tại Hội thảo liên kết doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ...