Forbes: Tỷ phú Ai Cập, Liban đứng đầu giới siêu giàu Arab
Theo tạp chí Forbes, Ai Cập và Liban là hai quốc gia có các tỷ phú giàu nhất thế giới Arab trong năm 2021.
Doanh nhân Ai Cập Nassef Sawiris – người giàu nhất trong số các tỷ phú Arab với tài sản ròng ước tính khoảng 9,1 tỷ USD. Ảnh: egyptindependent.com
Phóng viên TTXVN tại Cairo dẫn báo cáo thường niên của Forbes tiết lộ tổng tài sản của các gia đình giàu có nhất thế giới Arab đã tăng từ mức 47,3 tỷ USD của năm 2020 lên 55 tỷ USD trong năm 2021.
Danh sách năm nay bao gồm 22 tỷ phú người Arab, trong đó có 10 nhân vật thuộc về 4 gia đình nổi tiếng. Họ là các gia đình Sawiris và Mansour tại Ai Cập, trong khi phía Liban là gia đình Mikati và Hariri. Tổng tài sản của 4 gia đình này ước tính lên tới 29 tỷ USD.
Video đang HOT
Doanh nhân Ai Cập Nassef Sawiris chính là người giàu nhất trong số các tỷ phú Arab với tài sản ròng ước tính khoảng 9,1 tỷ USD, trong khi tổng tài sản của gia đình Sawiris là khoảng 14 tỷ USD.
Xếp sau là hai doanh nhân Liban Taha Mikati và Najib Mikati, với khối tài sản 5,4 tỷ USD, trong khi gia đình Mansour sở hữu 5,1 tỷ USD. Tổng tài sản của các con trai cố Thủ tướng Liban Rafik Hariri ước tính khoảng 4,5 tỷ USD.
Tạp chí Forbes cũng thống kê tổng tài sản của các tỷ phú người Ai Cập lên tới 19,1 tỷ USD, trong khi con số tương ứng của các tỷ phú Liban là 9,9 tỷ USD.
Kể từ năm 2018, tạp chí Forbes không đưa các tỷ phú Saudi Arabia vào danh sách nhóm tỷ phú các nước Arab.
EU thông qua khuôn khổ pháp lý trừng phạt đối với Liban
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, đại diện của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 30/7 đã thông qua một khuôn khổ pháp lý áp đặt trừng phạt với những cá nhân liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị tại Liban.
Người biểu tình đốt lốp xe và thùng rác chặn nhiều tuyến đường chính ở Beirut, Liban, ngày 17/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo khung pháp lý này, các cá nhân trong danh sách trừng phạt sẽ bị cấm nhập cảnh vào EU, đóng băng tài sản, cấm tài trợ từ EU. Những biện pháp này nhằm giúp thúc đẩy quá trình thành lập chính phủ mới và các cải cách cần thiết tại quốc gia Trung Đông này.
Lệnh trừng phạt của EU sẽ nhắm vào các cá nhân hoặc tổ chức cụ thể có hành vi ảnh hưởng đến tiến trình chính trị dân chủ như liên tục cản trở việc thành lập chính phủ hoặc tổ chức các cuộc bầu cử và các hành vi khác.
Cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị tại Liban bùng phát từ năm 2019 và càng trở nên tồi tệ với việc chính phủ phải từ chức sau vụ nổ kinh hoàng của một nhà kho ở cảng Beirut hôm 4/8/2020 khiến hơn 200 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.
Do bất đồng giữa các đảng phái chính trị lớn, từ đó đến nay Liban vẫn chưa thành lập được chính phủ. Ngày 26/7, Tổng thống Michel Aoun đã chỉ định tỷ phú Najib Mikati, người từng 2 lần giữ chức thủ tướng, đứng ra thành lập chính phủ mới càng sớm càng tốt.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), sau gần 1 năm chia rẽ nội bộ nghiêm trọng, Liban đã rơi vào một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế giới kể từ năm 1850.
Ai Cập dừng dự án hạt nhân với Nga do quan điểm về đập thủy điện trên sông Nile Ai Cập đã quyết định lui dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân El-Dabaa ký với Nga thêm hai năm do không hài lòng trước thái độ của Moskva liên quan đến đập thủy điện Đại phục hưng (GESD) trên sông Nile do Ethiopia triển khai. Toàn cảnh công trình xây dựng đập thủy điện Đại Phục Hưng ở Guba, Ethiopia....