Forbes: Tất cả các tỷ phú dưới 30 tuổi trên thế giới đều nhờ thừa kế tài sản
Một nghiên cứu của tạp chí kinh doanh Forbes mới đây cho hay tất cả các tỷ phú dưới 30 tuổi trên thế giới đều thuộc dạng được thừa hưởng tài sản.
Leonardo Maria del Vecchio, 28 tuổi, người trở thành tỷ phú sau cái chết của cha mình, Leonardo Del Vecchio, vào năm 2022. Ảnh: Getty Images
Cũng theo nghiên cứu này, làn sóng “đại chuyển giao tài sản” đầu tiên sắp xảy ra, trong đó hơn 1.000 người giàu dự kiến sẽ chuyển hơn 5.200 tỷ USD tài sản cho những người thừa kế của họ trong hai thập kỷ tới.
Hiện thế giới đã có nhiều tỷ phú hơn bao giờ hết với 2.781 người. Con số này dự kiến sẽ tăng cao trong những năm tới, khi thế hệ người siêu giàu lớn tuổi chuẩn bị trao tài sản cho con cái họ.
Nghiên cứu của Forbes cho hay thế giới có 15 tỷ phú ở độ tuổi từ 30 trở xuống, nhưng không ai tự tạo ra khối tài sản riêng mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa kế khổng lồ.
Video đang HOT
Một số cái tên đáng chú ý bao gồm Firoz Mistry (27 tuổi) và em trai Zahan (25 tuổi), mỗi người có khoảng 4,9 tỷ USD từ cổ phần của họ tại Tata Sons, công ty mẹ của tập đoàn Tate Group của Ấn Độ. Công ty này sở hữu nhiều thương hiệu xe hơi nổi tiếng, bao gồm Jaguar Land Rover. Họ được thừa kế 4,6% cổ phần của công ty vào năm 2022 sau khi người cha của họ, ông Cyrus Mistry qua đời.
Ba người con của Leonardo Del Vecchio, người sáng lập công ty kính râm cao cấp Luxottica, đã trở thành tỷ phú sau khi ông qua đời vào năm 2022. Leonardo Maria (28 tuổi), Luca (22 tuổi) và Clemente Del Vecchio (19 tuổi) được thừa kế mỗi người 12,5% cổ phần tại công ty trên. Ba anh em có khối tài sản ước tính trị giá 4,7 tỷ USD mỗi người.
Tỷ phú trẻ nhất thế giới là Livia Voigt (19 tuổi), người có khối tài sản 1,1 tỷ USD nhờ sở hữu 3,1% cổ phần của WEG Industries, một nhà sản xuất thiết bị điện của Brazil (Bra-xin) do ông nội cô là Werner Ricardo đồng sáng lập.
Các chuyên gia tại ngân hàng Thụy Sỹ UBS cho biết trong vòng 20 năm đến 30 năm tới, hơn 1.000 tỷ phú ngày nay có khả năng chuyển hơn 5.200 tỷ USD cho những người thừa kế của họ. Làm thế nào để UBS tính toán được con số này? Đơn giản bằng cách cộng tổng tài sản của 1.023 tỷ phú đang có độ tuổi từ 70 trở lên hiện nay.
Nhìn về lâu dài, khối tài sản tích lũy nhờ sự bùng nổ trong hoạt động kinh doanh kể từ những năm 1990 đã tạo nền tảng cho các thế hệ gia đình tỷ phú tương lai.
Người giàu nhất hành tinh là chủ sở hữu đa số của tập đoàn hàng xa xỉ LVMH Bernard Arnault. Ông đã 75 tuổi và gần đây đã bổ nhiệm các con mình vào những vai trò chủ chốt trong tập đoàn. Ông Arnault hiện nắm giữ khối tài sản ước tính 233 tỷ USD, tăng 10% so với năm ngoái.
Tỷ phú giàu thứ 3 thế giới sắp bổ nhiệm thêm hai con vào hội đồng quản trị LVMH
Năm người con của ông Arnault đều giữ những vai trò danh giá tại LVMH và hai người đã có chân trong hội đồng quản trị.
(Từ trái qua) Alexandre, Frédéric và Bernard Arnault vào tháng 1/2020. Ảnh: Getty Images
Tờ La Lettre của Pháp đưa tin, Bernard Arnault - người giàu thứ ba thế giới, có kế hoạch bổ nhiệm hai con trai của mình vào hội đồng quản trị của LVMH (Moet Hennessy Louis Vuitton).
Tỷ phú người Pháp muốn đề cử các con trai của ông là Alexandre Arnault (31 tuổi) và Frédéric Arnault (29 tuổi) làm thành viên hội đồng quản trị. Việc bổ nhiệm họ sẽ cần phải được các cổ đông chấp thuận tại cuộc họp thường niên của công ty vào tháng 4, nhưng đó chủ yếu chỉ là hình thức.
Nếu việc bổ nhiệm được thông qua, sẽ có đến bốn trong số năm người con của tỷ phú Bernard Arnault ngồi vào những chiếc ghế trong hội đồng quản trị LVMH. Delphine - con cả và cũng là con gái duy nhất của ông - đã tham gia hội đồng quản trị từ năm 2003, còn con trai thứ hai Antoine trở thành giám đốc từ năm 2006.
Những động thái này làm dấy lên những suy đoán mới về việc một ngày nào đó con của ông Arnault có thể tiếp quản LVMH - nơi được định giá khoảng 335 tỷ euro, trở thành công ty có giá trị thứ hai ở châu Âu sau Novo Nordisk - tập đoàn dược phẩm lớn của Đan Mạch.
Ông Arnault vẫn chưa đưa ra bình luận công khai về người kế nhiệm. Vào năm 2022, LVMH đã nâng giới hạn độ tuổi đối với giám đốc điều hành từ 75 lên 80, kéo dài nhiệm kỳ của ông Bernard Arnault. Ông sẽ tròn 75 tuổi vào tháng ba.
Alexandre, con trai thứ ba của ông Arnault, trở thành phó chủ tịch điều hành sản phẩm và truyền thông tại Tiffany & Co khi mới 28 tuổi, sau khi LVMH mua lại nhà sản xuất trang sức này với giá 15,8 tỷ USD vào năm 2020. Anh cũng từng có khoảng 4 năm làm Giám đốc điều hành của Rimowa sau khi thuyết phục được cha mình mua 80% cổ phần thương hiệu hành lý hạng sang của Đức vào năm 2016.
Frédéric, con trai thứ tư, được bổ nhiệm làm người đứng đầu đảm nhận vai trò mới, điều hành bộ phận kinh doanh đồng hồ của LVMH vào tháng 1/2024. Trước đây Frédéric là Giám đốc điều hành của hãng đồng hồ Thụy Sĩ TAG Heuer và giữ vai trò này từ năm 2020 khi mới 25 tuổi.
LVMH là tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới với hàng chục thương hiệu bao gồm Louis Vuitton, Dior, Marc Jacobs, Mot & Chandon, Fenty Beauty và Tiffany & Co. Công ty có hơn 5.600 cửa hàng và đạt doanh thu khoảng 86 tỷ USD vào năm 2022. Ông Arnault đồng sáng lập LVMH vào những năm 1980 và là Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch của công ty.
Vào tháng 5/2023, theo Bloomberg, ông trở thành tỷ phú giàu thứ ba trên thế giới với tài sản ước tính khoảng 162 tỷ USD, chủ yếu là từ cổ phần của ông tại LVMH, xếp sau Elon Musk (217 tỷ USD) và Jeff Bezos (180 tỷ USD).
Thành phố ở Ý ra quy định khiến nhiều tỉ phú thất vọng Quy định mới được áp dụng ở thành phố du lịch Napoli của Ý đã khiến nhiều du khách chuyển sang các khu vực khác để nghỉ dưỡng. Một siêu du thuyền của tỉ phú Pháp Bernard Arnault, người giàu thứ hai thế giới, đã bị cấm nhập cảng Mergellina ở TP.Napoli (Ý) do vượt quá kích thước quy định. Lệnh cấm đã...