F&N tiếp tục gom hơn 17 triệu cổ phiếu VNM sau khi đã mua vào 6 triệu đơn vị
F&N Dairy Investments vừa công bố mua vào gần 6 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam ( Vinamilk, HoSE:VNM).
F&N tiếp tục gom hơn 17 triệu cổ phiếu VNM sau khi đã mua vào 6 triệu đơn vị
Giao dịch được thực hiện từ ngày 3/2 đến 3/3 theo phương thức thoả thuận và khớp lệnh trên sàn. Sau giao dịch, sở hữu của F&N tại Vinamilk đạt hơn 307 triệu cổ phiếu, tương đương 17,65% vốn.
Trước đó, F&N Dairy Investments đã đăng ký mua hơn 17,4 triệu cổ phiếu VNM nhưng không mua đủ số lượng đăng ký do điều kiện thị trường không cho phép.
Ngay lập tức, cổ đông ngoại này tiếp tục đăng ký mua thêm 17,413 triệu cổ phiếu VNM từ 6/3 đến 3/4.
F&N Dairy Investments bắt đầu rót vốn vào Vinamilk từ năm 2015 và hiện là cổ đông lớn thứ 2 tại Vinamilk, chỉ sau SCIC.Từ năm 2018 trở lại đây, F&N Dairy Investments liên tục mua vào cổ phiếu VNM nhằm gia tăng sở hữu tại đây.
Về hoạt động kinh doanh của Vinamilk, theo báo cáo tài chính được công bố, năm 2019, Vinamilk đạt 56.300 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 7,1% so với mức 52.600 tỷ của năm trước.
Video đang HOT
Lợi nhuận trước thuế tăng 6,2% lên 12.800 tỷ và lợi nhuận ròng tăng 3,5% lên 10.581 tỷ đồng, tương ứng với EPS đạt 5.478 đồng.
Tại thời điểm cuối năm 2019, Vinamilk đang nắm giữ 15.100 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn, tăng 4.900 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Bên cạnh đó công ty còn có 200 tỷ đồng tiền gửi trên 1 năm.
Trong năm 2019, Vinamilk hoàn tất việc thâu tómn75% cổ phần của GTNFoods, qua đó gián tiếp nắm quyền kiểm soát với Sữa Mộc Châu.
Việc thâu tóm GTNfoods được giới phân tích nhận định sẽ mang lại một số lợi ích cho Vinamilk trong dài hạn, điển hình là gia tăng thị phần cả về doanh thu lẫn sản lượng tiêu thụ trên thị trường sữa Việt Nam.
Mới đây, Vinamilk cũng được các cơ quan chức năng của Trung Quốc cho phép xuất khẩu sản phẩm sữa đặc có đường và các loại sữa đặc khác vào thị trường Trung Quốc. Đây là bước đi quan trọng giúp Vinamilk chinh phục thị trường tỷ dân này.
Minh An
Theo vietnamfinance.vn
Thị trường chứng khoán ngày 27/2 lấy lại sắc xanh nhờ cổ phiếu lớn hồi phục
Nhờ sự tích cực trở lại của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu ngân hàng đã giúp VN - Index lấy lại sắc xanh.
Cổ phiếu vốn hóa lớn phục hồi phiên 27/2. Ảnh: Văn Giáp/BNEWS/TTXVN
Thị trường chứng khoán trong phiên sáng 27/2 nối tiếp đà giảm giá mạnh hôm qua. Nhưng đến phiên chiều, nhờ sự tích cực trở lại của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu ngân hàng đã giúp VN - Index lấy lại sắc xanh.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/2, VN - Index tăng 2,47 điểm lên 898,44 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 163,2 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 3.526 tỷ đồng. Toàn sàn có 251 mã tăng giá, 56 mã đứng giá và 104 mã giảm giá.
HNX - Index tăng 2,65 điểm lên 109,26 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 41,9 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 459 tỷ đồng. Toàn sàn có 78 mã tăng giá, 47 mã đứng giá và 54 mã giảm giá.
Nhóm cổ phiếu VN30 (các mã cổ phiếu hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, về giá trị vốn hóa và thanh khoản) có tới 21 mã tăng giá, trong khi chỉ có 8 mã giảm giá.
Thực tế, phiên sáng cũng chính các mã trong rổ cổ phiếu VN30 khiến thị trường chung giảm điểm thì phiên chiều sự hồi phục của các mã cổ phiếu trong nhóm này đã giúp thị trường lấy lại sắc xanh.
Đáng chú ý, cổ phiếu VNM có sự hồi phục ấn tượng từ mức giá 103.800 đồng/cổ phiếu lên 107.100 đồng/cổ phiếu.
Các mã vốn hóa lớn khác như CTD tăng 3,8%, SSI tăng 2,5% MWG tăng 2,1%, FPT tăng 1,8%, BVH tăng 1,6%...
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng trưởng tích cực nhất thị trường. Cổ phiếu SHB tăng tới 10% lên mức giá trần 8.800 đồng/cổ phiếu, VIB tăng 4,5%, STB tăng 4%, ACB tăng 3,7%, TPB tăng 3,4%...
Dù vậy, trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn còn những mã giảm giá như VIC giảm VJC, VCB, SAB, GAS, POW... đã kìm hãm đà tăng của chỉ số VN- Index.
Khối ngoại vẫn bán ròng cũng khiến đà tăng thị trường bị ảnh hưởng. Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng tới hơn 239,24 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng mạnh là SVC (hơn 89,7 tỷ đồng), MSN (hơn 39 tỷ đồng), VHM (hơn 37 tỷ đồng).
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 10,78 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng mạnh là PVS (hơn 5 tỷ đồng), TIG (hơn 3,2 tỷ đồng), SHB (hơn 3 tỷ đồng).
Trên thị trường UPCoM, khối ngoại bán ròng 5,57 tỷ đồng. Mã bị bán ròng mạnh là VTP (hơn 1 tỷ đồng).
Trước đó, thị trường chứng khoán thế giới biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 26/2, nhờ xu hướng mua vào cổ phiếu giá hời đã lấn át phần nào mối quan ngại về sự lây lan của dịch COVID-19.
Kết thúc phiên này, tại sàn giao dịch chứng khoán Phố Wall của Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,5%, xuống 26.957,59 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ 0,4%, xuống 3.116,39 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite lại tăng 0,2%, đóng cửa ở mức 8.980,77 điểm.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã phục hồi trong gần hết phiên giao dịch buổi sáng, song đà tăng đã bị chặn lại sau đó, giữa bối cảnh lo ngại về dịch COVID-19 vẫn gây áp lực lên các nhà đầu tư, dù cho số người tử vong vì dịch bệnh này tại Trung Quốc trong 24 giờ qua đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn ba tuần.
Tuy nhiên, việc xuất hiện các ca nhiễm mới tại tám nước mới, nâng tổng số nước và vùng lãnh thổ có người bị nhiễm COVID-19 lên 40 tiếp tục khiến giới đầu tư hoang mang về diễn biến phức tạp của dịch bệnh này.
Phía bên kia bờ Đại Tây Dương, các chỉ số chứng khoán chủ chốt của thị trường châu Âu cũng biến động bất nhất, khi một số nước châu Âu như Áo, Hy Lạp vừa mới phát hiện các trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên.
Chốt phiên, tại thị trường London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,4%, lên 7.042,47 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cũng nhích nhẹ 0,1%, lên 5.684,55 điểm, còn chỉ số DAX 30 của Đức lại hạ 0,1%, xuống 1.774,88 điểm./.
Theo Văn Giáp/BNEWS/TTXVN
Vừa về một nhà với Vinamilk, cổ phiếu GTN bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt Đến cuối năm 2019, GTNfoods - công ty con do Vinamilk sở hữu 75% vốn phải gánh khoản lỗ luỹ kế hơn 200 tỷ đồng. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa thông báo đưa cổ phiếu của Công ty Cổ phần GTNFoods vào diện kiểm soát từ ngày 3/3. Lý do là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của GTNFoods...