Flycam quay vị trí nhạy cảm Đà Nẵng: Tràn lan dịch vụ
Việc quay phim bằng flycam chỉ thực hiện khi đã được cấp phép, tuy nhiên, nhiều dịch vụ khẳng định vẫn bay “núp” theo kiểu đánh nhanh thắng nhanh được.
Giá nào cũng có
Chỉ cần gõ tìm kiếm &’dịch vụ flycam’ hay &’cho thuê flycam’ trên mạng, chúng tôi dễ dàng thấy hàng chục dịch vụ flycam chuyên nghiệp với đủ mức cam kết về giá cả và chất lượng.
Trong vai người có nhu cầu thuê quay phim, chụp ảnh bằng flycam trong tiệc cưới ngoài trời sắp tổ chức tại Đà Nẵng, chúng tôi tìm đến một số dịch vụ flycam tại Hà Nội. Liên hệ với H…flycam (quận Đống Đa), người đại diện giới thiệu cho chúng tôi gói dịch vụ 5 triệu đồng/buổi.
Dịch vụ quay phim, chụp ảnh đám cưới bằng flycam ngày càng phổ biến
Theo lời quảng cáo, với gói này, thiết bị bay được đầu tư hiện đại nhất với Phantom 4 Pro (2017), êkip gồm 1 chuyên gia flycam, 1 máy quay chuyên dụng dưới mặt đất, chụp không giới hạn số lượng ảnh, quay phim không giới hạn clip, hậu kỳ toàn bộ ảnh chụp, dựng clip hoàn chỉnh (lồng nhạc, hậu kỳ, thêm text…). Khách hàng cũng được trả 1 file DVD đã dựng.
Để giảm bớt chi phí, khách hàng có thể bớt đi máy quay dưới mặt đất và chỉ sử dụng 1 flycam, khi ấy mức giá còn 3 triệu đồng.
Trong khi đó, tại dịch vụ quay phim, chụp ảnh cưới bằng flycam khác mang tên FlyT…, khi nghe khách có nhu cầu muốn quay tiệc cưới ngoài trời với khoảng 100 người, nhân viên ở đây “hét” giá 12 triệu đồng với 2 máy quay dưới mặt đất và 1 flycam.
Giải thích về mức giá quá cao, nhân viên này cho biết: “Chất lượng bên mình khác hẳn nơi khác nên giá cao hơn một chút. Nếu không cần máy quay dưới đất, chỉ dùng flycam thì giá 4 triệu đồng”.
Bay kiểu &’đánh nhanh thắng nhanh’
Khi chúng tôi tỏ ra e ngại việc quay flycam phải xin phép và có thể bị giới hạn ở một số khu vực nhạy cảm, đại diện của H…flycam khẳng định “quay ở bất kỳ đâu cũng được” và hứa “nếu có rắc rối bên chúng tôi lo hết”.
Video đang HOT
“Theo lý thuyết là phải xin phép, nhưng xin phép phải mất tới vài tháng, mà lúc đấy thì bạn đã… cưới xong rồi, hơn nữa mất tới mấy chục triệu đồng để xin phép. Vì thế cứ bay thôi!”, người này cho biết.
Anh cũng nói thêm rằng: “Giả sử cơ quan chức năng đến thì coi như không biết gì, chỉ bay chơi bời, không ai biết gì ai. Chúng tôi bay mấy nghìn lần rồi chưa bị bắt lần nào”.
Nhân viên của FlyT… cũng trấn an khách khi khẳng định “không phải lo và không cần” khi khách đề cập đến chuyện xin phép trước khi bay.
Anh cho biết, đúng là Đà Nẵng có một số khu vực cấm quay phim, chụp ảnh bằng flycam, chẳng hạn như khu vực sân bay, tuy nhiên điều đó không thành vấn đề bởi họ sẽ bay theo kiểu “đánh nhanh thắng nhanh”.
“Nếu tổ chức ở khu vực mấy nhà hàng bên bờ biển, theo chúng tôi được biết, thuộc khu vực cấm nhưng vẫn có thể bay được. Trường hợp nào gần sân bay quá mới cần xin nhưng xin phép rất lằng nhằng, tiền xin phép gấp 3-4 lần tiền thuê quay.
Tốt nhất khách cứ cho biết địa điểm chính xác trước, trường hợp gần quá thì cố gắng quay cho khách nhưng kiểu đánh nhanh thắng nhanh. Nếu tổ chức trong khu vực trung tâm Đà Nẵng, tổ chức xong là bên dịch vụ sẽ thu đồ rút ngay vì càng đứng thì càng… nguy hiểm”, nhân viên FlyT… nói.
(Theo Đất Việt)
Những bức ảnh xuất sắc từ cuộc thi ảnh cộng đồng flycam
SkyPixel, cộng đồng của hơn một triệu nhiếp ảnh gia và quay phim chuyên sử dụng flycam, tổ chức cuộc thi để tìm ra những bức ảnh chụp từ trên cao xuất sắc nhất năm 2016.
Cuộc thi nhận được 27.000 tác phẩm của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và nghiệp dư từ 131 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bức ảnh chụp một ngư dân câu cá ở Trung Quốc của tác giả Ge Zheng giành giải thưởng lớn nhất.
Hanbing Wang chụp bức ảnh đầy mê hoặc về một đàn lạc đà đi trong sa mạc. Hình dáng ngoằn ngoèo khiến chúng trông giống một đoàn tàu.
Bức ảnh này được tác giả Dixonltd_user chụp khi anh nằm trên cây cầu bắc qua một đập tràn, giành giải nhì cuộc thi.
"Meet the Phantom" là tên của bức ảnh này. Nó miêu tả cuộc gặp gỡ của máy bay không người lái và con thiên nga đang cất cánh bay từ hồ nước. Ảnh của Hacker Sunday.
Tác giả Noman Nollau đứng vị trí thứ 3 với bức ảnh về một máy bay không người lái nán lại trên những ngọn cây phủ đầy sương mù ở Rừng Đen (Đức).
Hình ảnh siêu thực về vùng đất nhấp nhô màu xanh và một đốm pháo hoa của Heng Li giành vị trí thứ ba trong hạng mục ảnh đẹp chuyên nghiệp.
Roman Neimann với bức ảnh lột tả sự phấn khích của một người đàn ông khỏa thân nhảy vào hồ nước trong một sớm bình minh.
Cảnh quan huyền ảo dưới bầu trời sao lấp lánh về một thành phố châu Á trong bức ảnh này được đặt tên Starry Night, giành giải nhất trong thể loại ảnh 360. Tác giả là Zingwen Chan.
Vị trí thứ 2 trong thể loại ảnh 360 là ảnh chụp Hidden Lakes (Iceland) của Paul Oostveen.
Bức ảnh chụp những núi đá đầy màu sắc của công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà (Trung Quốc) đứng vị trí thứ ba thể loại ảnh 360. Ảnh: Shoushan.
Một cây cầu trên đường cao tốc bao phủ trong sương mù của Chenghan đoạt giải thưởng cao nhất trong thể loại vẻ đẹp đam mê.
Bức ảnh có tên Sóng Xanh là hình ảnh về một vùng đồng bằng ở Italy đứng thứ hai trong thể loại vẻ đẹp đam mê. Ảnh của Mauro Pagliai.
Vẻ đẹp tự nhiên của một sông băng ở phía đông bắc Trung Quốc trông giống như cảnh quan ngoài trái đất. Ảnh của Canloker.
The Phantom of the Earth của Lingdamowang là tên được đặt cho hình ảnh về một cánh đồng ở Trung Quốc, giành giải ba hạng mục cho nhiếp ảnh gia nghiệp dư.
Minh Hải
Theo Daily Mail
Màn sương mù che phủ Thủ đô nhìn từ flycam Hôm nay, 19/12, khu vực Thủ đô Hà Nội vô cùng mù mịt. Giữa 12 giờ trưa mà sương mù dày đậm đặc khiến cho tầm nhìn rất hạn chế. Từ góc nhìn trên cao của flycam, chúng ta càng nhận thấy hiện tượng bất thường này rõ ràng hơn. Giữa trưa nhưng quang cảnh của khu vực cầu Nhật Tân như đang...