FLEGT “mở đường”, gỗ Việt rộng cửa vào EU
Sau hơn 1 năm Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu có hiệu lực, Việt Nam đang nỗ lực luật hóa các quy định để có thể tiến tới cấp giấy phép FLEGT.
Giấy phép này được kỳ vọng sẽ mở đường để gỗ Việt “rộng cửa” vào EU và các thị trường uy tín khác.
Cấp giấy phép đầu tiên vào cuối 2021
Tháng 10/2010, Liên minh châu Âu (EU) thông qua quy chế gỗ của EU nhằm ngăn chặn việc buôn bán gỗ khai thác bất hợp pháp và các sản phẩm được sản xuất từ loại gỗ này.
Quy chế gỗ của EU cũng quy định nhà nhập khẩu và thương nhân nhập khẩu gỗ hoặc sản phẩm gỗ vào cửa khẩu đầu tiên của EU phải thực hiện trách nhiệm giải trình nhằm giảm thiểu nguy cơ mua bán gỗ bất hợp pháp.
Chế biến gỗ ván ép tại Công ty CP Vĩnh An (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Ảnh: K.N
Video đang HOT
Australia, Indonesia, Nauy, Mỹ và 28 nước thành viên EU đã thông qua quy định pháp luật nhằm ngăn chặn gỗ bất hợp pháp đi vào thị trường. Thụy Sĩ đang xem xét thông qua quy định pháp luật tương tự. Tháng 10/2018, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á thực hiện quy định bắt buộc về tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ nội địa và nhập khẩu. Sản phẩm gỗ được xác minh là hợp pháp theo các quy định của VPA/FLEGT được coi là tuân thủ các yêu cầu về tính hợp pháp theo quy định pháp luật mới của Hàn Quốc.
Hiện nay, gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam được xuất khẩu sang EU phải tuân theo quy chế gỗ của EU.
Việc này sẽ tiếp tục cho đến khi cơ chế cấp phép FLEGT của Việt Nam được vận hành.
Quy chế gỗ của EU công nhận tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ có giấy phép FLEGT mà đã được xác minh thông qua các hệ thống kiểm soát của một số quốc gia đối tác được thống nhất trong Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (VPA/FLEGT).
Do đó, gỗ và sản phẩm gỗ có giấy phép sẽ không phải thực hiện trách nhiệm giải trình theo quy định của quy chế gỗ EU. Hiệp định VPA/FLEGT có hiệu lực từ ngày 1/6/2019. Hiện nay, phía Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị nội luật hóa các quy định để có thể nhanh chóng cấp giấy phép FLEGT.
Bà Nguyễn Tường Vân – Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo về FLEGT và Lacey (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NNPTNT) cho biết, quan trọng nhất trong thực thi Hiệp định này là nội luật hóa các quy định.
Việt Nam đề nghị không áp dụng trực tiếp Hiệp định mà thông qua việc ban hành bổ sung Nghị định quy định “Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS)”, tập trung vào các nội dung như: Kiểm soát gỗ nhập khẩu, hệ thống phân loại tổ chức/doanh nghiệp, xác minh xuất khẩu, đánh giá tính sẵn sàng của hệ thống VNTLAS, cấp phép FLEGT cho thị trường EU.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về dự kiến thời điểm Việt Nam cấp giấy phép FLEGT đầu tiên, bà Vân nhấn mạnh: “Hiện nay, dự thảo nghị định đã được xây dựng hoàn thiện chờ Chính phủ xem xét phê duyệt. Nếu suôn sẻ, nghị định dự kiến được ký ban hành khoảng tháng 9/2020. Sau khi nghị định có hiệu lực, vấn đề quản lý gỗ nhập khẩu phải áp dụng luôn theo quy định trong nghị định, trong khi đó 6 tháng sau mới có thể tiến hành phân loại doanh nghiệp. Đến đầu năm 2021, Việt Nam có thể vận hành được hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp. Theo kinh nghiệp, dự đoán phải đến cuối năm 2021, đầu năm 2022 mới có giấy phép FLEGT đầu tiên được cấp”.
“Rộng cửa” vào EU
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, EU là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ quan trọng của Việt Nam, bên cạnh các thị trường khác như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU đạt trên 1,03 tỷ USD, tăng 15,8% so với năm 2018, chiếm 9,2% thị phần xuất khẩu.
EU là thị trường quan trọng của Việt Nam bởi các sản phẩm chính dành cho người tiêu dùng EU là các sản phẩm gỗ nội và ngoại thất có giá trị cao.
Nhìn nhận về cơ hội đặt ra cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ từ Hiệp định VPA/FLEGT, ông Ngô Sỹ Hoài – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư Ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phân tích, những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu gỗ sang thị trường EU khoảng 1-1,2 tỷ USD/năm.
Đây là thị trường rất quan trọng vì bao gồm liên minh các nước khá “khó tính”. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường EU sản phẩm đồ gỗ tinh chế nội thất, ngoại thất có giá trị gia tăng cao. Với Hiệp định VPA/FLEGT, dù xuất khẩu sản phẩm gỗ sang EU không thể gia tăng đột biến nhưng hoàn toàn có thể kỳ vọng trị giá sẽ tăng lên, thu về nhiều kết quả.
“Đáng chú ý, ngoài câu chuyện tác động đến xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường EU thì việc ký kết và thực thi Hiệp định VPA/FLEGT sẽ giúp ngành gỗ Việt Nam nâng cao uy tín, chiếm được lòng tin tại các thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản” – ông Hoài nói.
Ở góc độ sự chuẩn bị của doanh nghiệp để tận dụng cơ hội mà VPA/FLEGT đem lại, theo ông Hoài, đến nay, các doanh nghiệp lớn có chế biến, xuất khẩu gỗ sang EU cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong Hiệp định. Hiệp định này thực chất là sự tổng hợp, hệ thống hóa tất cả những gì ngành gỗ Việt Nam đã làm từ trước tới nay.
“Tôi muốn khẳng định lại là nếu làm tốt thì với Hiệp định này các đối tượng bị chi phối nhiều nhất, đồng thời cũng là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất là trên 3.000 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ; 324 làng nghề có kinh doanh trong lĩnh vực chế biến gỗ và 1,4 triệu hộ nông dân trồng rừng” – lãnh đạo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đánh giá.
Các hãng xe chạy đua với hạn chót về cắt giảm khí thải của EU
Các nhà sản xuất ô tô vẫn chưa có dấu hiệu gì là có thể đáp ứng các quy định khí thải mới của EU, dù hạn chót đang cận kề.
Uỷ ban châu Âu (EC) đã nhấn mạnh rằng, các nhà sản xuất xe hơi cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về giảm khí thải, trong bối cảnh các mục tiêu về giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính của EU sẽ có hiệu lực trong năm nay.
Tuy nhiên, theo số liệu từ Cơ quan môi trường EU (EEA), năm 2019 đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp lượng khí thải từ các loại xe ô tô tiếp tục tăng trên toàn cầu.
Theo thống kê của EEA, phát thải trung bình đối với các xe mới được đăng ký tại 27 quốc gia thành viên EU, cùng với Anh, Iceland và Na Uy trong năm 2019 là 122,4g CO2/km, tăng 1,6g so với năm 2018. Mức này thấp hơn con số mục tiêu 130g CO2/km mà EU đã đặt ra cho năm 2019, nhưng còn cách xa tiêu chuẩn mới sẽ có hiệu lực từ năm nay của EU.
Để đạt được mục tiêu, tránh bị phạt, các nhà sản xuất ô tô cần nhanh chóng giảm 22% mức phát thải so với mức quy định của năm 2019. Giới hạn khí thải trung bình dành các hãng xe từ năm 2020 là 95g CO2/km.
Theo thống kê, mức phát thải tăng cao là do số lượng xe SUV chạy xăng dầu truyền thống bán ra thị trường tiếp tục tăng cao trong năm vừa qua, chiếm tới 38% tổng tiêu thụ xe mới tại EU. Doanh số xe bán tải của năm 2019 cũng tăng năm thứ 2 liên tiếp. Xe điện, xe hybrid chỉ chiếm 3,5% doanh số bán xe trên toàn cầu năm 2019; trong đó, thị trường Na Uy chiếm tới 56%.
Trong nửa đầu năm 2020, doanh số xe ô tô mới bán ra trên thị trường EU đã giảm mạnh do dịch bệnh Covid-19.
EC đang kêu gọi các quốc gia thành viên EU sớm đưa ra các chương trình khuyến khích sản xuất các xe ô tô giảm phát thải, đầu tư vào lĩnh vực xe điện, xây dựng hạ tầng cơ sở để phát triển xe điện.
Trước đó, Pháp và Đức đã đưa ra các chính sách hỗ trợ cho người mua xe điện mới như một gói kích cầu kinh tế sau đại dịch Covid-19.
212 mặt hàng thuỷ sản được hưởng thuế 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực EVFTA là cơ hội tốt cho thủy sản Việt Nam tăng xuất khẩu, cạnh tranh trên thị trường EU. 212 mặt hàng thủy sản có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó chủ yếu ở mức từ 6-22% sẽ về 0% kể từ ngày 1/8. Ảnh minh họa. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) là Hiệp định có mức...