FLC ước lãi gần 600 tỷ đồng quý III/2020
Đánh giá sơ bộ về kết quả kinh doanh quý 3/2020, nguồn tin từ FLC cho biết lợi nhuận hợp nhất dự kiến của Tập đoàn là gần 600 tỷ đồng, tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Sau giai đoạn bị nhiều ảnh hưởng do Covid-19 trong hai quý đầu năm, FLC đã có một quý 3 tương đối tích cực. Đóng góp vào con số này là sự phục hồi khả quan trên hầu hết các lĩnh vực cốt lõi như bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng và mảng hàng không.
Đối với lĩnh vực bất động sản, từ đầu tháng 6, FLC đã đồng loạt đẩy mạnh tiến độ thi công tại các công trường xây dựng trên cả nước, từ Hạ Long (Quảng Ninh), Quy Nhơn (Bình Định), Kon Tum đến Sa Đéc (Đồng Tháp)…
Hai dự án quy mô tại Bình Định của FLC cũng được chuẩn bị khánh thành trước cuối năm nay: khách sạn FLC Grand Hotel Quy Nhơn, một trong những khách sạn lớn nhất Việt Nam và tổ hợp thương mại, căn hộ, khách sạn 5 sao FLC Sea Tower Quy Nhơn.
Đồng thời, FLC cũng tiến hành động thổ công trình tòa tháp 72 tầng tại Hải Phòng và tổ hợp Trung tâm Hội nghị Quốc tế tại Vĩnh Phúc.
Trong mảng hàng không, Bamboo Airways tiếp tục dẫn đầu về tỷ lệ đúng giờ – yếu tố đã được duy trì liên tục từ khi cất cánh. Tính riêng 9 tháng đầu năm, Bamboo Airways đúng giờ nhất toàn ngành với tỉ lệ OTP đạt 95,6% – tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2019. Đây cũng là hãng hàng không Việt Nam duy nhất vượt công suất khai thác cùng kỳ năm 2019, với số liệu tăng trưởng chuyến bay đạt 18,8%.
Một đơn vị có liên quan đến hệ sinh thái của FLC là FLC Homes cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý 3 với nhiều điểm sáng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, FLCHomes đạt 1.583 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 93% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 63,7 tỷ đồng, tăng cao gấp 3,5 lần so với 9 tháng đầu năm 2019.
Video đang HOT
Trước đó, cổ đông FLCHomes đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với tổng doanh thu hợp nhất 1.500 tỉ đồng, lợi nhuận hợp nhất trước thuế 100 tỉ đồng và lợi nhuận hợp nhất sau thuế 80 tỉ đồng. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm 2020, FLCHomes đã hoàn thành gần 80% mục tiêu lợi nhuận.
BOS báo lỗ quý 1, danh mục tự doanh toàn 'họ' FLC, thảm nhất là ROS
CTCP Chứng khoán BOS (HNX: ART) vừa báo lỗ ròng hơn 38 tỷ đồng trong quý 1/2020 do tự doanh lỗ nặng, nhất là với cổ phiếu ROS.
Trong quý 1/2020, tổng doanh thu của BOS tăng tới 191% lên mức 107 tỷ đồng nhờ chênh lệch tăng đánh giá lại các tài sản tài chính và doanh thu môi giới tăng mạnh.
Cụ thể, lãi từ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) đạt 72 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ khoản thu này ghi nhận không đáng kể.
Công ty cũng ghi nhận gần 7.7 tỷ đồng lãi từ khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn, doanh thu từ lãi các khoản cho vay và phải thu, doanh thu môi giới tăng lần lượt 38% và 44% so với cùng kỳ năm trước.
Ngược lại, lỗ tài sản tài chính ghi nhận qua lỗ (FVTPL) chiếm hơn 135.6 tỷ đồng, gấp 5.5 lần so với cùng kỳ.
Trong đó, Công ty lỗ gần 110 tỷ đồng khi bán 8.45 triệu cổ phiếu ROS ở mức giá gần 9,700 đồng/cp. Trong khi số cổ phiếu trên được Công ty mua với giá bình quân khoảng 22,600 đồng/cp.
Đáng nói, danh mục tự doanh của Chứng khoán BOS đều là những đơn vị có liên quan đến Tập đoàn FLC đang niêm yết như FLC, HAI, ROS, GAB, KLF và các hai mã cổ phiếu chưa niêm yết là BAV (Bamboo Airways) và FHH (FLCHomes).
Danh mục tài sản FVTPL của BOS cuối quý 1/2020
Doanh thu hoạt động không đủ bù đắp chi phí nên khép lại quý 1 đầu năm, Chứng khoán BOS ghi nhận lỗ hơn 38 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 4 tỷ đồng.
Theo BOS, sở dĩ công ty thua lỗ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến giá cổ phiếu trong danh mục đầu tư sụt giảm, trong khi tỷ lệ tăng chi phí tới 403% lên gần 140 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/3/2020, BOS ghi nhận tổng tài sản giảm vài chục tỷ đồng so với đầu năm, ở mức 1,108 tỷ đồng. Nợ phải trả của Công ty giảm 43%, chiếm hơn 19.6 tỷ đồng, chủ yếu là do giảm các khoản nợ ngắn hạn.
Được biết, năm 2020, BOS đặt mục tiêu doanh thu hoạt động đạt 201 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế 87 tỷ đồng, cũng suy giảm 12%. Như vậy kết quả kinh doanh quý 1 của BOS còn cách rất xa so với kế hoạch đặt ra là có lãi.
Ngoại trừ GAB, cổ phiếu 'họ' FLC đều bằng ly trà đá
Trên thị trường chứng khoán, hiện cổ phiếu ART đóng cửa phiên chiều 20/4 tại mốc 2.400 đồng/cp, giảm hơn 22,5% trong vòng 1 tháng qua.
Hiện cổ phiếu FLC cũng chỉ ở mức giá 3.040 đồng/cổ phiếu chốt phiên 20/4, giảm 16% trong 1 tháng qua.
Cổ phiếu HAI chốt phiên hôm nay cũng ở mức ly trà đá với 2.750 đồng/cổ phiếu, giảm tới 39% trong tháng qua. FLC đang sở hữu 12,65% vốn của HAI tại thời điểm cuối năm 2019.
ROS chốt phiên 20/4 tại 3.860 đồng/cổ phiếu, giảm 31% trong 1 tháng qua. Tính đến ngày 10/4, ông Trịnh Văn Quyết còn nắm 41,83% vốn ROS.
KLF giá thảm nhất với 1.500 đồng/cổ phiếu, giảm 21% trong tháng qua. Tại thời điểm năm 2015, FLC nắm 14,76% vốn KLF.
GAB hiện là cổ phiếu có giá cao nhất trong nhóm liên quan đến FLC khi đóng cửa hôm nay tại giá 151.900 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 7% trong 1 tháng qua.
FLC đang nắm 8,99% vốn GAB, còn ông Trịnh Văn Quyết sở hữu 7,97%.
Tại thời đểm cuối năm 2019, ông Trịnh Văn Quyết sở hữu 3,26% vốn BOS. Chủ tịch của BOS bà Hương Trần Kiều Dung cũng chính là Tổng giám đốc của FLC.
Minh An
FLCHomes báo lãi quý 3 tăng 83% lên 60 tỷ đồng Nhờ ghi nhận doanh thu tài chính đột biến, FLCHomes báo lãi trước thuế gần 77 tỷ đồng, lãi ròng gần 60 tỷ đồng, tăng 83% so cùng kỳ. CTCP Đầu tư Kinh doanh và Phát triển Bất động sản FLCHomes (FHH) báo doanh thuần quý 3 tăng mạnh 73% so cùng kỳ lên mức 415 tỷ đồng. Theo đó, lãi gộp đạt...