FLC gia nhập ngành nông nghiệp bằng chuỗi dự án “khủng”
Tập đoàn FLC xác định nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là một trong những lĩnh vực đầu tư trọng điểm và được đẩy mạnh thời gian tới, trong đó việc lựa chọn hợp tác về công nghệ với những quốc gia hàng đầu thế giới về NNCNC như Nhật Bản, Israel, Hà Lan… sẽ được đặc biệt ưu tiên.
Đón đầu xu thế
Được xác định là trụ đỡ của nền kinh tế, khi nông nghiệp được đầu tư có trọng điểm, nền kinh tế sẽ được củng cố và phát triển bền vững; chính vì vậy, nông nghiệp là lĩnh vực ngày càng được Chính phủ chú trọng hỗ trợ và phát triển. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên công nghệ như ngày nay, việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp sẽ là hướng đi tất yếu giúp ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh khi hội nhập quốc tế.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhận xét: “Chưa bao giờ xã hội có sự quan tâm đến nông nghiệp như hiện nay, khi hàng loạt doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Sự chuyển hướng này mang theo khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật phát triển NNCNC. Điều này kỳ vọng tạo sự bứt phá mạnh mẽ cho nền nông nghiệp nước ta”.
Trang trại trồng dưa lưới của FAM tại Quy Nhơn.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020 tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước.
Chính bởi những tiềm năng phát triển của ngành, Chính phủ đã quyết định nâng gói hỗ trợ tín dụng cho NNCNC từ 60.000 tỷ đồng lên 100.000 tỷ đồng nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Tận dụng xu thế của kỷ nguyên mới và chủ trương hỗ trợ của Chính phủ, Tập đoàn FLC đang có những kế hoạch đầu tư quy mô và bài bản vào lĩnh vực NNCNC.
Những kế hoạch gia nhập thị trường đã được Tập đoàn FLC ấp ủ từ lâu, điển hình là trước đó FLC đã mua 100% vốn của Công ty CP Nông dược H.A.I với truyền thống 30 năm sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Từ cuối năm 2017, thông qua việc sáp nhập Công ty CP Sản xuất và Xuất nhập khẩu nông sản FAM, Tập đoàn FLC đã chính thức phát triển mảng sản xuất để chủ động sản xuất được các sản phẩm nông nghiệp sạch, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, từ đó sẽ thực hiện mô hình liên kết với các hộ dân.
“Mục tiêu của FLC là tạo ra những sản phẩm chất lượng cao cho thị trường; góp phần xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững vì sức khỏe và tương lai lâu dài của người dân. Để làm được điều này, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất là hướng đi tất yếu” – ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC cho biết.
Việc Tập đoàn FLC nêu định hướng mở rộng đầu tư này đã khiến thị trường bất ngờ bởi một “đại gia” trong ngành dịch vụ và thương mại tưởng như “ngoại đạo” trong lĩnh vực nông nghiệp giờ đây lại tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông sản. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Tập đoàn FLC đang sở hữu quỹ đất nông nghiệp lớn tại những khu vực được đánh giá là có thời tiết thuận lợi để phát triển những giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Video đang HOT
Trang trại thanh long chuẩn bị xuống giống tại Quy Nhơn.
Từ đầu năm đến nay, Tập đoàn FLC đã khảo sát trên 20 tỉnh thành tại nhiều vùng khí hậu khác nhau trên cả nước và trước mắt sẽ tiến hành triển khai canh tác tại Hà Tĩnh, Nghệ An và Quảng Trị ngay trong năm 2018.
Ngoài ra, FLC cũng đang ưu tiên lựa chọn hợp tác về công nghệ với những quốc gia hàng đầu về NNCNC như Nhật Bản, Israel, Hà Lan… Vào tháng 12/2017, Tập đoàn FLC đã ký thoả thuận hợp tác với Công ty Farmdo (Nhật Bản) phát triển hệ thống trang trại NNCNC kết hợp năng lượng mặt trời, đồng thời Farmdo cũng sẽ chuyển giao công nghệ cho FLC những kỹ thuật canh tác đang được áp dụng tại Nhật Bản, như kỹ thuật Hydroponics (thuỷ canh với hệ thống phân bón tự động), điều hoà không khí và rèm mái che tự động, chọn lọc giống có hàm lượng dinh dưỡng cao…
Sau đó, đầu năm 2018, P.Maron – công ty hàng đầu của Israel về các giải pháp phát triển nông nghiệp tiên tiến – cũng đã có những trao đổi bước đầu về hợp tác với Tập đoàn FLC. Theo đó, P.Maron sẵn sàng hỗ trợ FLC xây dựng dây chuyền sản xuất, chuyển giao công nghệ, tham gia đào tạo nguồn nhân lực cũng như giám sát và tư vấn trên nhiều hạng mục. Bên cạnh đó, rất nhiều đối tác khác từ New Zealand, Nga, Hàn Quốc… cũng đang được FLC xem xét hợp tác.
Tham vọng lớn
Nhằm tận dụng tối đa các tiềm năng và cơ hội hiện có của thị trường, cũng như đón đầu các cơ hội kinh tế mới, Tập đoàn FLC xác định NNCNC là một trong những lĩnh vực trọng điểm với tổng vốn đầu tư dự kiến đạt 1,5 tỷ USD trong giai đoạn 2018 – 2020 và quỹ đất lên tới 15.000 ha trải dài tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
FAM tiên phong đầu tư ở những vùng đất bạc màu, khó canh tác.
“Để có kế hoạch đầu tư bài bản và bước phát triển đột phá, công tác chuẩn bị mất nhiều thời gian. Chúng tôi cần khảo sát các vùng đất ở các địa phương để đánh giá một cách kỹ lưỡng về tính khả thi và khả năng liên kết tạo vùng NNCNC. Sau đó, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng các trang trại sản xuất, nhà máy sơ chế, chế biến và hệ thống liên kết cũng như logistic để bao tiêu sản phẩm của tập đoàn và của các hộ dân liên kết” – ông Bùi Đình Hiếu, Phó Giám đốc Thường trực FAM cho biết.
Theo kế hoạch, Tập đoàn FLC sẽ triển khai đồng loạt nhiều dự án nông sản có quy mô lớn tại các khu quần thể nghỉ dưỡng của tập đoàn, hiện có tại Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Bình Định, Quảng Bình, và sắp tới là Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Ngãi…
Với định hướng phát triển quy mô lớn, Tập đoàn FLC đặt mục tiêu sản xuất không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước bao gồm các khu nghỉ dưỡng của FLC mà còn xuất khẩu ra thế giới.
Trong vòng 5 năm tới, FLC dự định tập trung phần lớn nguồn lực cho các loại cây ăn quả ngắn ngày, rau củ và hải sản, hướng tới mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm trái cây.
“Với việc gia nhập lĩnh vực mới này, Tập đoàn FLC kỳ vọng sẽ góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng sản xuất sạch, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu nông sản trong tương lai, đồng thời rút ngắn khoảng cách về công nghệ và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp với các nước tiên tiến trên thế giới” – ông Hiếu cho biết.
Hiện tại, FAM có nông trường tại Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bình Định và Hà Tĩnh.
Trong tháng 10, FAM ra mắt thị trường 2 sản phẩm là dưa lưới vỏ vàng ruột cam và dưa lưới vỏ xanh ruột cam. Sản phẩm sẽ được ưu tiên cung cấp cho các quần thể du lịch nghỉ dưỡng của Tập đoàn FLC, sau đó là một số thị trường bán lẻ khác.
Theo Danviet
Bộ trưởng Nông nghiệp: "Ruộng đất manh mún gây cản trở ứng dụng công nghệ cao"
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, một trong những nguyên nhân khiến việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp hiện nay còn hạn chế là kinh tế hộ với ruộng đất manh mún gây lực cản cho việc ứng dụng công nghệ cao (cơ giới hóa, tự động hóa) trên quy mô lớn, vì vậy hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao,...
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong nông nghiệp đã được nhiều địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện, nhất là từ sau khi Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các Bộ ngành vào cuộc hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch. Ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp đã được triển khai mạnh mẽ tại một số vùng, tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế cao như rau hoa cao cấp, tôm, bò sữa, lợn, gà (tại Lâm Đồng, Kiên Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nghệ An...).
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trong lần đăng đàn trả lời chất vấn đầu tiên tại Quốc hội.
Tuy nhiên, theo ông Cường, đóng góp của khoa học và đổi mới công nghệ trong tăng trưởng nông nghiệp còn hạn chế; Năng suất lao động nông nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với đòi hỏi của một nước mới nổi với thu nhập trung bình; Phat triên doanh nghiêp khơi nghiêp trong linh vưc KH&CN nông nghiệp trong nhưng năm qua con găp nhiêu kho khăn; Công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp - dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư và đổi mới công nghệ; Thiếu hạ tầng kết nối, hạ tầng thông tin trong nông nghiệp nông thôn; Khó tiếp cận vốn cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Những nguyên nhân gây cản trở ứng dụng CNC vào nông nghiệp
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã chỉ ra những nguyên nhân gây cản trở việc ứng dụng CNC vào nông nghiệp, đó là: Kinh tế hộ với ruộng đất manh mún đã gây lực cản cho việc ứng dụng CNC (cơ giới hóa, tự động hóa) trên quy mô lớn, vì vậy hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC chưa đồng bộ; Chưa có nhiều CNC trong nông nghiệp có thể áp dụng có hiệu quả cao tại Việt Nam.
Bên canh đó, trong tổ chức sản xuất, chưa có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp vào mối liên kết giữa nghiên cứu KH&CN và chuyển giao, ứng dụng. Liên kết giữa 3 nhà khoa học - Doanh nghiệp - Nông dân còn yếu và thiếu bền vững, số lượng doanh nghiệp trong nông nghiệp còn ít, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các hộ dân sản xuất kinh doanh nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch thiếu thông tin đầy đủ về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước và xuất khẩu. Công tác nghiên cứu, dự báo cung cầu thị trường còn bất cập, chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của nhiều doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp.
Công tác thông tin tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC đến doanh nghiệp còn hạn chế.
"Nhận thức của một số địa phương về khu và vùng nông nghiệp ứng dụng CNC còn chưa phù hợp theo quy định tại Luật Công nghệ cao và Luật Đất đai năm 2013. Một số địa phương chạy đua trong việc xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng CNC nhưng nguồn lực có hạn, trông chờ chủ yếu vào ngân sách Trung ương. Nhiều địa phương chưa chủ động trong công tác quy hoạch, bố trí đất sạch, xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh trên cơ sở khai thác lợi thế, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng và phát triển các khu đã quy hoạch" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC tại Việt Nam
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần phải phát triển nguồn nhân lực như chú trọng nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật, quản trị; nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề để cung ứng lực lượng lao động chất lượng cao.
Đầu tư công cho phát triển khoa học công nghệ nông nghiệp bằng cách ưu tiên hỗ trợ đầu tư hạ tầng trong các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao, các cụm liên kết ngành kinh doanh nông nghiệp bằng các nguồn vốn, qua đó tăng cường các mối liên kết (hợp tác và cạnh tranh) và chuyển giao, ứng dụng công nghệ giữa doanh nghiệp và người sản xuất.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, chúng ta cần nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển thị trường khoa học công nghệ tại Việt Nam. Tập trung nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, thực thi các chính sách ưu đãi cho nhập khẩu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới. Đồng thời, tập trung đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng để nhanh chóng nâng cao năng lực công nghệ trong nước, trình độ thiết kế, chế tạo, ứng dụng công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp sẽ đem lại năng xuất cao.
Tạo vốn cho doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp bằng cách mở rộng các loại tài sản để các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thế chấp vay vốn, điều chỉnh cơ chế định giá để sát với giá thực tế đối với các tài sản hình thành trên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC và các tài sản là sáng chế khoa học công nghệ đã được công nhận.
"Ngoài các giải pháp trên, chúng ta phải đổi mới quản lý nhà nước. Chúng ta tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai các dịch vụ hành chính công tại các cơ quan hành chính. Đẩy mạnh phát triển mô hình Chính phủ điện tử gắn với công tác cải cách hành chính; nâng cao tính hiệu quả, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Cuối cùng, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cần phải phát triển các mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và chính sách, các chuẩn mực, tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ về thành lập và vận hành hệ thống vườn ươm, các cơ chế chính sách tài trợ vốn và các ưu đãi khuyến khích tài chính và tạo cơ chế huy động vốn cho thành lập và hoạt động của vườn ươm.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Ngành chăn nuôi: Chọn hướng đi đúng, vượt nhiều rào cản khó Những chuyển động mạnh mẽ của ngành chăn nuôi thời gian qua cho thấy, ngành đã có quá trình tái cơ cấu vô cùng đúng hướng khi lần đầu tiên thịt lợn Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Myanmar, trong khi thịt gà thẳng tiến Nhật Bản. Đón những tin vui Theo thống kê của Cục Chế biến và...