FLC Faros chỉ đạt 56% kế hoạch lợi nhuận, cổ phiếu bị bán tháo lao dốc
Năm 2019, FLC Faros báo doanh thu thuần tăng 40% nhưng lãi ròng lại giảm 4% so với năm 2018. Cổ phiếu ROS cũng có những phiên giao dịch cuối năm Kỷ Hợi bị bán tháo, lao dốc thảm hại.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2019 mới công bố, CTCP Xây dựng FLC Faros (HoSE: ROS) đạt doanh thu thuần 1.326 tỷ đồng trong kỳ, giảm 7% so với quý 4/2018. Do giá vốn hàng bán giảm 12%, chiếm 1.154 tỷ đồng nên Công ty vẫn báo lãi gộp tăng 53%, đạt 172 tỷ đồng.
Doanh thu hoạt động tài chính của FLC Faros giảm hơn 7%, bên cạnh đó chi phí bán hàng tăng đột biến nên lãi ròng trong quý 4/2019 của Công ty chỉ tăng 10%, ghi nhận 101 tỷ đồng.
Như vậy trong năm 2019, FLC Faros báo doanh thu thuần 4.840 tỷ đồng, tăng 40% nhưng lãi ròng lại giảm 4% so với năm 2018 về mức 178 tỷ đồng.
Nguyên nhân giảm lãi có thể do các chi phí của Công ty tăng mạnh so năm trước như chi phí tài chính tăng 21%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 24% và chi phí bán hàng tăng đột biến gấp 24 lần.
Năm 2019, Đại hội đồng cổ đông của FLC Faros đề ra mục tiêu tổng doanh thu 4.000 tỷ đồng (bao gồm doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính, thu nhập khác), kế hoạch lãi sau thuế 320 tỷ đồng.
Thực tế, FLC Faros vượt xa mục tiêu doanh thu nhưng chỉ hoàn thành gần 56% kế hoạch lợi nhuận.
Lãi ròng của ROS giảm 4% so với năm 2018 về mức 178 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tại ngày cuối năm 2019, FLC Faros ghi nhận tổng tài sản đạt 10.649 tỷ đồng, xấp xỉ so hồi đầu năm. Khoản phải thu ngắn hạn của Công ty lên tới 5.147 tỷ đồng, chiến gần 50% tổng tài sản. Khoản mục lớn tiếp theo trong cơ cấu tài sản của FLC Faros là hàng tồn kho với 2.565 tỷ đồng, chiếm 24% tổng tài sản.
Nợ phải trả của Công ty ghi nhận 4.608 tỷ đồng, giảm nhẹ so hồi đầu năm, trong đó khoản vay nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng 42%, chiếm 1.468 tỷ đồng, khoản vay nợ tài chính dài hạn gấp 7 lần so đầu năm lên hơn 191 tỷ đồng.
Còn trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ROS của FLC Faros đóng cửa phiên giao dịch cuối năm tại giá 10.300 đồng/cổ phiếu, giảm 67% trong năm Kỷ Hợi.
Kể từ cuối tháng 12/2019, cổ phiếu ROS liên tục bị bán tháo, đẩy giá cổ phiếu lao dốc. Trong 20 phiên giao dịch cuối năm, cổ phiếu ROS giảm giá tới 15 phiên, trong đó 12 phiên là giảm sàn.
Trong cơ cấu cổ đông của FLC Faros, ông Trịnh Văn Quyết là người sở hữu nhiều nhất khi đang nắm giữ 291 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị khoảng 3.000 tỷ đồng. Tổng cộng, tài sản ông Quyết trên sàn chứng khoán hiện chỉ còn 3.600 tỷ đồng, giảm khoảng 12.000 tỷ đồng so với năm trước.
Anh Nhi
Theo Vietnamdaily.net.vn
Tiền bắt đầu quay lại chứng khoán, hàng loạt cổ phiếu tăng giá trở lại
Bộ 3 cổ phiếu ngân hàng CTG, VPB, BID tăng giá tốt phiên hôm nay là một trong những yếu tố lớn giúp thị trường tăng giá và cải thiện tâm lý e ngại của nhà đầu tư.
Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, VnIndex lại "bẻ trend" một lần nữa. Chỉ số tăng hơn 1 điểm khi đóng cửa phiên sáng.
Đáng chú ý nhất là ROS. Đến gần cuối phiên sáng, ROS chạy từ sàn lên trần và chốt phiên sáng ở mức giá 15-sát trần. Đáng nói là giai đoạn vừa qua, ROS đã giảm 50% từ mức giá ổn định ~26.000 đồng. Sáng nay, khi ROS về ngưỡng giá 13.x thì cả dòng tiền nội và ngoại nhập cuộc khá mạnh. Khối ngoại mua hơn 511 nghìn cổ phiếu ROS. Các cổ phiếu khác "họ" FLC cũng tăng khá mạnh.
Bộ 3 cổ phiếu ngân hàng CTG, VPB, BID tăng giá tốt phiên hôm nay là một trong những yếu tố lớn giúp thị trường tăng giá và cải thiện tâm lý e ngại của nhà đầu tư.
GAS, PVD đóng cửa phiên sáng với mức giá gần cao nhất nhưng vẫn chưa lấy lại được sắc xanh.
VNM chốt phiên sáng tăng gần 1%. Khối ngoại mua hơn 200 nghìn cổ phiếu VNM trong phiên sáng.
Thanh khoản sàn HoSE đến hết phiên sáng đạt 2.230 tỷ đồng trong đó khớp lệnh đạt khoảng 1.200 tỷ, HNX đạt 171 tỷ và UpCOM đạt hơn 54 tỷ, tổng khớp lệnh tăng đáng kể so với phiên hôm qua.
=================
Phiên hôm qua kết thúc trong sự ngỡ ngàng của nhà đầu tư: VN-Index đóng cửa giảm 9,35 điểm (0,97%) xuống 955,79 điểm; HNX-Index giảm 1,13% xuống 101,23 điểm và UPCom-Index giảm 1,36% xuống 55,88 điểm. Tâm lý giao dịch trên thị trường chứng khoán trở nên nặng nề hơn khi những ngày cận tết chứng khoán lại tạo ra thêm những cú sốc lên tài khoản của nhà đầu tư. Thế nhưng, đầu phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán lại "trở mặt" như chưa từng có ngày hôm qua. Khởi đầu phiên giao dịch 7/1, hàng loạt cổ phiếu tăng giá giúp tất cả các chỉ số trên cả 2 sàn tăng điểm.
Ở nhóm bluechips, đáng chú ý nhất là CTG. Phiên thị trường chứng khoán giảm sâu hôm qua không những không kéo CTG xuống mức giá mới mà ngược lại, dòng tiền từ khối ngoại đổ vào đã giúp CTG tăng giá. Khối ngoại mua ròng CTG phiên hôm qua. Phiên sáng nay, CTG tiếp tục tăng mạnh 1,2%.
Cổ phiếu ngân hàng VPB, EIB cũng "đu" theo CTG và tăng giá. Ngược lại, "anh cả" ngành ngân hàng VCB lại đảo chiều giảm khá sâu.
Tuy vậy, chỉ sau 40 phút đầu hứng khởi, thị trường chứng khoán lại xẹp xuống khi cổ phiếu dầu khí là nhóm cổ phiếu được tin tốt tương trợ nhiều nhất lại khá lình xình. Nhóm dầu khí sau phiên bùng nổ ngày hôm qua cùng với diễn biến giá dầu thế giới thì nay lại lình xình hơn. GAS, PVD, OIL, BSR...đều giảm nhẹ hoặc đứng giá. Có vẻ như, câu chuyện cổ phiếu ngành năng lượng, giá dầu thế giới...vẫn cần nhiều thời gian hơn để thấy được xu hướng. Tin tức chỉ mang tính chất ngắn hạn còn tác động của tin tức đến ngành có dài hạn hay không là điều nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đặt lệnh.
Tính đến 9h50', VnIndex quay đầu giảm tiếp hơn 2 điểm. HNX-Index đứng im. Thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể nhưng vẫn ở mức khá thấp, đạt 1.230 tỷ trên HoSE và 52 tỷ trên HNX.
Phương Chi
Theo Trí thức trẻ
Nhựa Tiền Phong sẽ "lì xì" gần trăm tỷ đồng cổ tức cho cổ đông ngay đầu năm 2020 Với 98,2 triệu cổ phiếu lưu hành, số tiền Nhựa Tiền Phong sẽ phải chi trả tạm ứng cổ tức đợt này khoảng hơn 98 tỷ đồng. Ảnh minh họa. Ngày 02/01/2020 tới đây, CTCP Nhựa thiếu niên Tiền Phong (mã NTP) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1/2019 với tỷ lệ 10%/mệnh giá (01...