FLC bị truy thu tiền vì ‘đào trộm’ 8 giếng khoan để tưới cỏ sân golf
Sở Tài chính Quảng Ninh cùng cơ quan chức năng của TP.Hạ Long xác định, Công ty CP Tập đoàn FLC đã khai thác trộm hàng trăm ngàn m 3 nước để tưới cỏ sân golf.
Ngày 21.9, đại diện Sở Tài chính Quảng Ninh cho biết, đơn vị vừa phối hợp các sở, ngành liên quan của tỉnh Quảng Ninh và TP.Hạ Long đã họp để xác định giá trị số lợi bất hợp pháp của Công ty CP Tập đoàn FLC sau khi đào trái phép 8 giếng khoan tại khu vực đồi cột 3, cột 8 (P.Hồng Hải, TP.Hạ Long) để tưới cỏ sân golf.
Sân golf FLC Hạ Long nơi Công ty CP Tập đoàn FLC đã đào trộm 8 giếng khoan. Ảnh N.H.
Qua kiểm tra của cơ quan chức năng xác định, số lượng nước mà Công ty CP Tập đoàn FLC đã khai thác để sử dụng tưới cỏ sân golf từ các giếng khoan trái phép là 547.440 m 3.
Trước đó, vào tháng 3.2019, UBND tỉnh Quảng Ninh đã họp bàn về việc Công ty CP Tập đoàn FLC khai thác nguồn nước tại khu vực đồi cột 3, cột 8.
Tại cuộc họp này, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh cho biết, từ tháng 5.2018, địa phương này đã phát hiện Công ty CP Tập đoàn FLC khai thác trái phép 5 giếng khoan, trong ranh giới phục vụ hoạt động dự án Sân golf FLC Hạ Long. Ngay sau đó, UBND tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu Công ty CP Tập đoàn FLC dừng ngay việc khai thác nói trên nhưng đơn vị này không chấp hành mà còn đào thêm 3 giếng khoan nữa.
Video đang HOT
Theo các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh, Công ty CP Tập đoàn FLC đã khai thác trái phép hàng trăm nghìn m 3 nước tại khu vực đồi cột 3, cột 8. Ảnh N.H.
Việc “đào trộm” giếng khoan để lấy nước tưới sân golf của Công ty CP Tập đoàn FLC đã ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm tại khu vực P.Hồng Hải; cạn kiệt túi nước ngầm, làm sập lở thành vách địa tầng phía dưới, lún sụt mặt đất bên trên.
Theo Sở TN-MT tỉnh Quảng Ninh, ngoài lập biên bản xử phạt hành chính thì đơn vị này đang lên phương án phối hợp với các cơ quan chức năng truy thu số lợi bất hợp pháp mà Công ty CP Tập đoàn FLC đã khai thác nguồn nước ngầm để sử dụng để tưới cỏ sân golf trong khi không có giấy phép.
7 công ty "họ FLC" đều bị xử lý vi phạm về công bố thông tin, giá các cổ phiếu đồng loạt giảm sâu
Mới đây, AMD, ART và KLF là ba cổ phiếu cuối cùng liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết bị xử lý vì vi phạm quy định công bố thông tin.
Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa thông báo đưa cổ phiếu AMD của Công ty cổ phần Đầu tư và khoáng sản FLC Stone vào diện cảnh báo từ ngày 21/9. Lý do là doanh nghiệp này chậm nộp báo cáo tài chính bán niên đã soát xét.
Tương tự, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng đã đưa cổ phiếu ART của Công ty cổ phần Chứng khoán BOS và KLF của Công ty cổ phần Đầu tư thương mại xuất nhập khẩu CFS vào diện cảnh báo.
Ngày 9/9, cổ phiếu AMD đã bị cắt margin do chậm nộp Báo cáo tài chính kiểm toán bán niên 2022 quá 5 ngày kể từ thời điểm hết hạn công bố (ngày 31/8/2022).
7 công ty liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết - cựu chủ tịch Tập đoàn FLC đều bị xử lý vi phạm về công bố thông tin
Trước đó, HoSE đã huỷ niêm yết cổ phiếu ROS của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros từ ngày 5/9. Tiếp đến, cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC và HAI của Công ty cổ phần Nông dược HAI bị đình chỉ giao dịch, đồng thời cổ phiếu GAB của Công ty cổ phần Đầu tư khai khoáng và quản lý tài sản FLC cũng rơi vào diện cảnh báo.
Như vậy, tính đến nay, 7 công ty liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết - cựu chủ tịch Tập đoàn FLC đều bị xử lý vi phạm về công bố thông tin.
Trong văn bản giải trình gửi HoSE, lãnh đạo các công ty này cho biết đang "nỗ lực hết sức" để khắc phục vi phạm. Các công ty cùng đối mặt khó khăn là đã liên hệ, thuyết phục nhiều đơn vị kiểm toán nhưng đều bị từ chối hợp tác "vì lý do khách quan liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, điều tra về việc thao túng thị trường chứng khoán".
Trên sàn chứng khoán, giá các cổ phiếu nêu trên đều giảm sâu so với vùng giá trước khi Trịnh Văn Quyết bị bắt. Trừ GAB xấp xỉ 200.000 đồng/cp nhưng mất thanh khoản, giá các mã còn lại đều không quá 5.000 đồng/cp.
Chốt phiên 15/9, KLF giảm sàn về 2.000 đồng/cp, ART mất 5,7% về 3.300 đồng/cp, còn AMD giảm 4,1% về 2.110 đồng/cp sau thông tin bị đưa vào diện cảnh báo khiến các mã này biến động mạnh.
Ngày 13/9, Tập đoàn FLC nhận được Quyết định số 44135/QĐ-CTHN-QLN ngày 8/9/2022 của Cục thuế Thành phố Hà Nội về việc cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với Tập đoàn FLC. Lý do bị cưỡng chế là Tập đoàn FLC có số tiền quá hạn nộp gần 325,8 tỷ đồng phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý thuế.
Việc Cục thuế Hà Nội ngừng sử dụng hóa đơn đồng nghĩa với việc Tập đoàn FLC sẽ không thể xuất hóa đơn cho các giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ.
Vào các ngày 28 và 29/7, Cục thuế Hà Nội đã ban hành 9 quyết định về việc phạt Tập đoàn FLC 11,5 triệu đồng vì chậm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân, đồng thời cưỡng chế gần 72 tỷ đồng bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản/yêu cầu phong tỏa tài khoản của FLC mở tại các ngân hàng: Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank, MB, OCB, VIB và VPBank
Trước đó, Cục thuế tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định cưỡng chế thuế Tập đoàn FLC hơn 224 tỷ đồng.
Trước diễn thị trường trong nước phục hồi với thanh khoản sụt giảm khi dòng tiền thận trọng ở các phiên, trong phiên giao dịch 16/9, các công ty chứng khoán nhận định, thị trường sẽ vẫn giao dịch theo phương ngang và trầm lắng.
Công ty CK Tân Việt - TVSI cho rằng, thị trường sẽ vẫn giao dịch theo phương ngang và trầm lắng bởi các thông tin hiện tại đang mang tính bất lợi và tạo sức ép tâm lý khiến dòng tiền ngại tham gia giao dịch ngắn hạn.
Tương tự, công ty CK MB - MBS nhìn nhận: Thị trường phục hồi trên nền thanh khoản thấp trong bối cảnh hiện nay được xem là tín hiệu tích cực. Dòng tiền đang có sự phân hóa do vậy ngay cả trong cùng một nhóm cổ phiếu thì việc lựa chọn cũng không dễ như ở các tuần trước. Các nhóm cổ phiếu có câu chuyện hoặc được hỗ trợ như: phân bón, hóa chất, cảng biển, bất động sản khụ công nghiệp, ... vẫn được sự chú ý của dòng tiền.
"Vẫn giữ nguyên quan điểm nhà đầu tư có thể thong thả "nhặt" lại các cổ phiếu được dòng tiền chú ý" - MBS lưu ý.
FLC công bố lộ trình tổ chức ĐHCĐ và phát hành báo cáo tài chính kiểm toán FLC dự kiến sẽ phát hành báo cáo tài chính 2021 kiểm toán trong tháng 9/2022 và tổ chức ĐHĐCĐ thường niên trong tháng 11 năm nay. Nhằm khắc phục nguy cơ bị đình chỉ giao dịch cổ phiếu, ngày 18/8/2022, Tập đoàn FLC đã có công văn phúc đáp gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Sở Giao dịch Chứng...