Fitch Ratings: Kinh tế Việt Nam là điểm sáng trong khu vực
Việt Nam là thị trường ổn định và tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và so với các quốc gia cùng xếp hạng tín nhiệm trên toàn cầu.
(Ảnh minh họa: TTXVN)
Đây là nhận định mới nhất của tổ chức Fitch Ratings. Trong khi Việt Nam đang thăng hạng tín nhiệm, các quốc gia cận biên tại châu Á – Thái Bình Dương như: Mông Cổ, Sri Lanka và Pakistan lại có xu hướng giảm. Theo Fitch Ratings, nguyên nhân là do Việt Nam duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, trong khi các quốc gia khác kém ổn định hơn trước các tác động từ bên ngoài. Thặng dư tài khoản vãng lai giúp tăng cường khả năng chống chịu của kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ thanh khoản của Việt Nam hiện đã vượt mức trung bình của các quốc gia cùng hạng.
Video đang HOT
Trước đó, hồi tháng 5, Fitch Ratings cũng đã nâng triển vọng của Việt Nam lên mức “tích cực”.
Theo VTV
Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7,05% trong năm 2019
Với mức tăng trưởng đạt 7,31% của quý III, nhóm nghiên cứu Kinh tế vĩ mô của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,6% - 6,8% của năm 2019 do Quốc hội đề ra là khả thi. Dự báo tăng trưởng quý IV là 7,26% và cả năm 2019 đạt 7,05%.
Các đại biểu dự tọa đàm (Ảnh: M.P)
Ngày 10/10 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức buổi tọa đàm công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý III.
Theo ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý III năm 2019 đạt mức 7,31% và trong 9 tháng đạt 6,98%. FDI tiếp tục là khu vực đóng góp chính và tăng trưởng thông qua xuất khẩu.
Về tình hình doanh nghiệp, trong quý III/2019, cả nước có 35.316 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 430,6 nghìn tỷ đồng, tăng 37%. Số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động tiếp tục giảm xuống còn 12.505 doanh nghiệp.
Hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ diễn ra ổn định. Tăng trưởng vốn đầu tư khu vực nhà nước thấp, trong khi tại khu vực FDI tăng trưởng và tỷ lệ giải ngân cao. Cán cân thương mại trong 9 tháng 2019 duy trì ở trạng thái cân bằng. Các nền kinh tế lớn đều hướng tới giảm lãi suất nhằm mục đich khuyến khích tăng trưởng. Tại Việt Nam, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh sau quyết định giảm lãi suất điều hành.
Với mức tăng trưởng đạt 7,31% của quý III, nhóm nghiên cứu Kinh tế vĩ mô của VEPR cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,6% - 6,8% của năm 2019 do Quốc hội đề ra là khả thi. Dự báo tăng trưởng quý IV là 7,26% và cả năm 2019 đạt 7,05%.
Tại buổi tọa đàm, nhóm nghiên cứu của VEPR đã đưa ra phân tích, nền kinh tế thế giới chứng kiến sự suy giảm tăng trưởng trong quý III năm 2019, nhưng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý III ở mức 7,31%. Hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ cũng diễn ra ổn định. Tăng trưởng vốn đầu tư khu vực nhà nước thấp, trong khi tại khu vực FDI tăng trưởng và tỷ lệ giải ngân cao. Cán cân thương mại trong 9 tháng duy trì ở trạng thái cân bằng. Cùng với đó, các nền kinh tế lớn đều hướng tới giảm lãi suất nhằm mục đich khuyến khích tăng trưởng. Tại Việt Nam, lãi suất liên ngân hàng cũng đã giảm mạnh sau quyết định giảm lãi suất điều hành.
Tuy nhiên, có một số lưu ý cũng được VEPR đưa ra trong báo cáo. Đáng chú ý là việc Việt Nam trở thành một trong 7 đối tác xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ trong quý III. Lượng dự trữ ngoại hối ngày càng gia tăng, tới hơn 71 tỷ USD. Vì vậy Ngân hàng Nhà nước cần cẩn trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, linh hoạt và khách quan. Đặc biệt, Việt Nam nên tập trung vào cách chính sách về tài khóa, tiền tệ và tỷ giá để đối mặt bất ổn của kinh tế thế giới, đặc biệt nên điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, giữ lãi suất ổn định./.
Minh Phương
Theo cpv.org.vn
Ngân hàng Nhà nước: "Tâm lý găm giữ ngoại tệ và vàng đã giảm" Thị trường vàng tự điều tiết tốt, vị thế VND được nâng cao cùng tâm lý găm giữ ngoại tệ trong nền kinh tế được đánh giá là đã giảm. Suốt quãng tăng giá kéo dài thời gian qua, từ tháng 4/2019 đến nay, giá vàng trong nước vẫn duy trì trạng thái thấp hơn so với giá thế giới quy đổi. Ngân...