Fitch: Kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh nhất khu vực
Fitch dự đoán Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được nguồn vốn FDI lớn vào lĩnh vực sản xuất và Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Theo đánh giá của Fitch, Chính phủ Việt Nam tiếp tục quyết liệt thực hiện cam kết củng cố nền tài chính và kiềm chế nợ công.
Ngày 11/6, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings phối hợp với Tạp chí uy tín chuyên về tài chính The Asset đã tổ chức hội thảo chuyên đề đánh giá triển vọng kinh tế của Việt Nam trước những thách thức vĩ mô.
Tại hội thảo, đại diện Fitch Ratings đã chia sẻ về những yếu tố để tổ chức này quyết định nâng triển vọng tín nhiệm quốc gia Việt Nam từ mức ổn định lên tích cực, khẳng định duy trì mức xếp hạng BB. Theo đánh giá của Fitch, Chính phủ Việt Nam tiếp tục quyết liệt thực hiện cam kết củng cố nền tài chính và kiềm chế nợ công, và đã thành công trong việc đưa nợ Chính phủ từ mức 53% GDP năm 2016 xuống khoảng 50,5% GDP vào cuối năm 2018. Tổ chức này dự báo nợ Chính phủ của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm xuống còn khoảng 46% GDP vào năm 2020.
Fitch dự đoán Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được nguồn vốn FDI lớn vào lĩnh vực sản xuất, trong đó chủ yếu là vào mảng điện tử, nhờ lợi thế chi phí thấp và sự kết nối trong chuỗi cung ứng. Những xu hướng tích cực này sẽ hỗ trợ cho đà tăng trưởng kinh tế ổn định trong ngắn hạn, dù tình hình kinh tế toàn cầu đang suy yếu và mức độ phụ thuộc cao vào thương mại của Việt Nam có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong năm 2019 và 2020.
Theo đó, Fitch dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ giảm nhẹ từ 7,1% năm 2018 xuống còn 6,7% trong năm nay và năm sau. Tuy nhiên, con số này vẫn nằm trong mục tiêu 6,6-6,8% mà Quốc hội đặt ra, và Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại của Bộ Tài chính, nhận định triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2019 và 2020 sẽ tiếp tục khả quan, với nền kinh tế vĩ mô ổn định, niềm tin vào môi trường đầu tư và kinh doanh tiếp tục được củng cố.
Tuy nhiên, ông Võ Hữu Hiển cũng đề cập đến những thách thức từ bên ngoài mà kinh tế Việt Nam đang gặp phải, như độ mở kinh tế lớn khiến Việt Nam dễ chịu ảnh hưởng từ bên ngoài, cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung cũng sẽ có những tác động nhất định đến kinh tế Việt Nam, như việc chuyển hướng chính sách xuất nhập khẩu, lẩn tránh xuất xứ hàng hóa của một số nước vào Việt Nam, và những thay đổi trong chuỗi cung ứng và các dòng vốn đầu tư.
Trên cơ sở các thông tin kinh tế vĩ mô lạc quan, ông Võ Hữu Hiển cũng bày tỏ hy vọng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục được cải thiện, qua đó nâng cao uy tín quốc gia, giảm chi phí huy động vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường thông qua việc tăng cường khả năng thu hút các nhà đầu tư.
Thời gian qua, quốc tế tiếp tục nhận định tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam. Standard Chartered dự báo Việt Nam nằm trong nhóm 7 nền kinh tế có tăng trưởng 7% tới năm 2030.
Thanh Hằng
Video đang HOT
Theo baochinhphu.vn
Sân chơi mới CW sẽ sôi động
Thị trường chứng quyền (CW) trên thế giới phát triển rất nhanh, được đánh giá là một trong những thị trường năng động nhất dành cho nhà đầu tư cá nhân.
Theo số liệu thống kê của Liên đoàn các Sở GDCK thế giới (WFE), tính đến năm 2018, số lượng CW phát hành và niêm yết trên các sở GDCK trên thế giới đạt gần 2,3 triệu chứng quyền, tương đương với giá trị giao dịch đạt gần 937 tỷ USD.
Thị trường CW đã phát triển mạnh mẽ ở cả thị trường châu Á và châu Âu, với giá trị giao dịch CW tại các khu vực này cao rõ rệt hơn so với châu Mỹ. Ngoài ra, tại thị trường khác như châu Mỹ cũng đã cho thấy sự phát triển của CW, với 32% tăng trưởng về giá trị giao dịch trong năm 2018.
Tại Việt Nam, sau thời gian chuẩn bị, sàn giao dịch CW sẽ chính thức khai mở tại Sở GDCK TP.HCM (HOSE) vào ngày 28/6 tới đây. Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) tham gia phát hành CW đợt đầu tiên đã liên tiếp tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu, chia sẻ cơ hội đầu tư tới nhà đầu tư cá nhân.
Những thành viên tiên phong đều kỳ vọng, CW sẽ là sản phẩm hấp dẫn giới đầu tư, phù hợp với cấu trúc 99% nhà đầu tư tại Việt Nam là các cá nhân. Sản phẩm này không giới hạn sở hữu nước ngoài, nên sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào doanh nghieepj Việt Nam thông qua CW, một cách để thu hút dòng tiền ngoại và tăng thanh khoản thị trường chứng khoán.
Nghiên cứu từ HOSE cho biết, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tuy chỉ chiếm gần 2% số lượng CW phát hành trên thế giới, nhưng giá trị giao dịch lên đến 87% tổng doanh số giao dịch CW toàn cầu. Nhiều sở GDCK tại khu vực này đứng trong Top 10 sở GDCK có doanh số giao dịch CW lớn nhất trên thế giới, ví dụ Sở GDCK Hồng Kông, Thái Lan, Hàn Quốc, ài Loan...
ặc biệt, Sở GDCK Hồng Kông trong nhiều năm qua vẫn luôn đứng đầu về giá trị giao dịch CW. Các thị trường CW tại châu Á khác cũng có nhiều hoạt động ấn tượng như Thái Lan, Hàn Quốc, ài Loan, Malaysia...
Với sự tăng trưởng nhanh tại các thị trường và đặc biệt là hút nhà đầu tư cá nhân, thị trường CW "made in Vietnam" được kỳ vọng sẽ sôi động và tăng trưởng tốt. Sản phẩm có các đặc tính như tính đòn bẩy cao, chi phí đầu tư thấp, giao dịch và thanh toán dễ dàng, không phải ký quỹ... rất phù hợp với khẩu vị của nhiều nhà đầu tư cá nhân Việt Nam.
"Nhân tố chính" trong sân chơi mới là các tổ chức phát hành - các CTCK đủ điều kiện phát hành CW. Tương tự như thị trường chứng khoán phái sinh, để có thể tham gia thị trường mới, CTCK buộc đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.
8 công ty đầu tiên gồm CTCK SSI (SSI), CTCK TP.HCM (HSC), CTCK Bản Việt (VCSC), CTCK VNDIRECT (VND), CTCK MB (MBS), CTCK BIDV (BSC), CTCK VPS (VPS) và CTCK KIS Việt Nam (KIS) đã đủ điều kiện bước vào sàn CW tại Việt Nam. Nếu như gần 2 năm qua, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam tăng trưởng vượt dự đoán, thì thị trường CW cũng được chờ đợi sẽ sớm ghi nhận kỷ lục tăng trưởng và tạo động lực cho những cuộc chạy đua dẫn đầu.
Chia sẻ bên lề nhiều hội thảo, một số CTCK đã bày tỏ mục tiêu khẳng định vị thế dẫn đầu trên thị trường CW. Tính chất hấp dẫn của CW cộng với khát vọng của các CTCK có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm thương trường tại Việt Nam đang là những yếu tố cốt lõi cho kỳ vọng thị trường CW sẽ sớm sôi động. Tuy nhiên, thị trường này sẽ chỉ bền nếu nhà đầu tư thấu hiểu sản phẩm và nhà quản lý quản trị được tính liêm chính của các chủ thể tham gia.
Người quan sát
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Thị trường chứng khoán rung lắc mạnh ở khu vực MA50 Dù phiên buổi chiều khá biến động nhưng nhờ sự hỗ trợ từ nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn, VN-Index thu hẹp đà giảm và hồi phục vào cuối phiên, VN-Index "về đích" tăng nhẹ 4,62 điểm ( 0,48%) lên 962,9 điểm. Nguồn: Các thị trường chứng khoán ở khu vực châu Á hôm nay diễn biến tích cực với Nikkei 500...