Fitch hạ mạnh dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc và khu vực đồng tiền chung châu Âu
Yếu tố quan trọng nhất tác động đến triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong vòng từ 12 đến 18 tháng tới là chính sách thương mại.
Ảnh: Reuters
Nhiều yếu tố gây gián đoạn do chính sách thương mại, trong đó phải kể đến việc gần đây chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc leo thang cũng như rủi ro Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) không có thỏa thuận đang khiến cho triển vọng kinh tế toàn cầu trở nên u ám hơn, theo khẳng định của cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất, Fitch đã hạ mạnh dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc và khu vực đồng tiền chung châu Âu trong vòng 18 tháng. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2019 và năm 2020 được điều chỉnh giảm sâu xuống mức lần lượt đạt 6,1% và 5,7% từ mức 6,2% và 6,0% trước đó trong báo cáo công bố vào tháng 6/2019.
Tăng trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu ước tính ở mức 1,1% trong cả năm 2019 và 2020 so với mức 1,2% vào năm 2019 và 1,3% vào năm 2020 theo tính toán trước đây.
Kinh tế Mỹ được dự báo tăng trưởng 2,3% trong năm 2019 và 1,7% trong năm 2020 từ mức 2,4% và 1,8% theo dự báo trước đó công bố vào tháng 6/2019. Triển vọng tăng trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu được ước tính sẽ giảm đi trong trường hợp Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận, rủi ro này đã tăng lên trong mùa hè vừa qua.
Triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong 12 tháng qua chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có động thái hạn chế bớt tăng trưởng tín dụng tại Trung Quốc trước đây, thanh khoản đôla thắt chặt cho đến năm 2018 cũng như nhiều thách thức bùng phát tại nhóm các nền kinh tế mới nổi lớn. Yếu tố quan trọng nhất tác động đến triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong vòng từ 12 đến 18 tháng tới là chính sách thương mại.
Video đang HOT
Việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chững lại tác động lên kinh tế toàn cầu đang trở nên ngày một rõ ràng hơn và trở thành nguyên nhân đằng sau nhiều sự thất vọng về tăng trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu. Tăng trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu năm 2019 thấp hơn kỳ vọng của giới chuyên gia. Kinh tế Đức có độ mở cao, thặng dư tài khoản vãng lai lớn khiến cho tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào nhu cầu toàn cầu, trong đó phải xét đến tác động với ngành ô tô khi mà doanh số bán xe không ngừng giảm.
Triển vọng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng chịu rủi ro từ kịch bản Anh rời khỏi EU không có thỏa thuận, kịch bản này có thể đẩy kinh tế Anh vào suy thoái từ năm 2020. GDP của Anh có thể giảm khoảng 1,4% trong năm tới, tăng trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung có thể thấp hơn 0,4% so với tính toán ban đầu.
TRUNG MẾN
Theo bizlive
Bắc Kinh tung độc chiêu trước đàm phán Mỹ-Trung
PBOC hạ tỷ lệ dữ trự bắt buộc đồng nghĩa bơm thêm thanh khoản 900 tỷ nhân dân tệ (126,35 tỷ USD) vào nền kinh tế Trung Quốc.
Mới đây, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã chính thức thông báo hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0,5% và sẽ giảm tới 1% đối với một số ngân hàng đủ tiêu chuẩn. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 16/9.
Theo tính toán, động thái chính sách của PBOC đồng nghĩa bơm thêm thanh khoản 900 tỷ nhân dân tệ (126,35 tỷ USD) vào nền kinh tế số hai thế giới.
Trong thông báo, PBOC nhấn mạnh sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chú trọng kiểm soát định hướng, duy trì thanh khoản đầy đủ và hợp lý, giữ tốc độ tăng quy mô tài chính xã hội cơ bản phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP.
Cũng theo PBOC, lần hạ mức dự trữ tiền gửi này ở gần đợt đăng ký thuế giữa tháng 9, thanh khoản hệ thống ngân hàng sẽ vẫn cơ bản ổn định và chỉ đạo thực hiện làm hai đợt cũng có lợi cho việc gia tăng cung tiền an toàn và có trật tự. Trung Quốc khẳng định duy trì định hướng chính sách tiền tệ ổn định.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc
Dương Đức Long, kinh tế gia của Quỹ Hải Khai Nguyên nói, lần cắt giảm này đã thực hiện chủ trương của Hội nghị thường vụ Quốc Vụ viện, tức là kiên quyết thực thi chính sách tiền tệ thận trọng và điều chỉnh phù hợp kịp thời, đẩy nhanh thực hiện các biện pháp điều chỉnh hạ lãi suất, kịp thời vận dụng các công cụ chính sách như giảm tỷ lệ dự trữ tiền gửi bắt buộc phổ biến và giảm tỷ lệ dự trữ tiền gửi bắt buộc định hướng.
Việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một biện pháp điều chỉnh theo chu kỳ. Nó sẽ thúc đẩy mạnh mẽ niềm tin thị trường. Đây là một điểm tích cực lớn đối với thị trường chứng khoán hiện tại và có lợi cho việc thúc đẩy tăng hơn nữa.
Về phía các chuyên gia quốc tế, bà Freya Beamish, kinh tế gia về châu Á tại Pantheon Macroeconomics, cho biết Bắc Kinh đã đánh tiếng hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc suốt nhiều tuần. Bà dự báo PBOC sẽ giảm lãi suất 0,2% trong tháng 9, tương tự như Fed.
Dự trữ bắt buộc là lượng tiền các ngân hàng phải duy trì tương ứng với tiền gửi từ khách hàng để đảm bảo thanh khoản. Hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đồng nghĩa các ngân hàng có thêm tiền để cho các doanh nghiệp, cá nhân vay, từ đó giảm chi phí đi vay.
Nhìn lại lịch sử, PBOC đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức lớn 16 lần.
Từ việc xem chỉ số chứng khoán của sàn Thượng Hải vào 1 ngày sau thì thấy tỷ lệ giảm bình quân 0,57%, xác suất tăng 37,5%; 5 ngày sau thông báo chỉ số chứng khoán bình quân tăng 0,22%, xác suất tăng 43,75%.
Giới quan sát cho rằng, việc PBOC hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn có một mục đích khác ngoài mục đích bơm thêm thanh khoản lớn vào nền kinh tế, kích thích tiêu dùng.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh các nhà đàm phán thương mại cấp cao Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ có cuộc gặp tại Washington trong tháng 10 tới. Trong khi đó, các nhân viên cấp thấp hơn sẽ gặp nhau vào cuối tháng này.
Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, Bắ Kinh muốn có được ưu thế trên bàn đàm phán khi có thể chứng minh cho Mỹ thấy tiềm lực kinh tế của mình thông qua việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng.
Thế nhưng, liệu rằng Washington có chấp nhận "nhân nhượng" trước Bắc Kinh hay không? Khả năng đó rất thấp. Cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều muốn chứng tỏ vị thế và sức mạnh của mình trước đối phương.
Chính vì thế, các chuyên gia kinh tế không mấy lạc quan về cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung sắp tới.
Sự leo thang nhanh chóng về thuế quan từ cả hai quốc gia trong những tuần gần đây sẽ khiến cho một thỏa hiệp thực sự trở nên khó khăn.
Trước sự kiện trên, ông Trump viết tweet: "Trung Quốc đã phải ban hành một kế hoạch kích thích kinh tế lớn. Với toàn bộ thuế quan họ phải trả cho Mỹ, hàng tỉ đô ấy, họ cần phải làm thế! Trong khi đó, FED của chúng ta ngồi một chỗ và chẳng làm gì cả".
Trung Dũng
Theo baodatviet
Fitch đánh giá nền kinh tế Ukraine có triển vọng tích cực Theo Fitch, nợ công vẫn ở mức cao, song triển vọng kinh tế tích cực, Ukraine có khả năng cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô, tiếp cận thị trường tài chính quốc tế và hạn chế yếu tố bất ổn chính trị. Fitch nâng xếp hạng nợ công của Ukraine từ B- lên B. (Nguồn: kyivpost.com) Hãng xếp hạng tín nhiệm...