Fitch: Diễn biến kinh tế tích cực đang hỗ trợ các ngân hàng Việt
Tình hình kinh tế cải thiện sẽ hỗ trợ cho khả năng trang trải nợ nần của những bên đang vay tiền, nhờ vậy hạn chế được phần nào tốc độ suy giảm chất lượng tài sản.
Fitch cho rằng tình hình vốn hóa tại các ngân hàng cải thiện trong quý 3/2020 (Ảnh minh họa).
Mới đây, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch công bố báo cáo nhận xét về tình hình ngành ngân hàng Việt Nam với tựa đề “Vietnam Banks’ Performance Improves with Economic Recovery”, tạm dịch “Kết quả kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam cải thiện cùng với sự phục hồi kinh tế”.
Trong quý 3/2020, kinh tế Việt Nam phục hồi, GDP tăng trưởng được 2,6%, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 2,5%, xuất khẩu hồi phục lên tương đương ngưỡng của năm 2019. Tăng trưởng các khoản vay cũng tăng tốc hơn trong bối cảnh niềm tin của doanh nghiệp tăng cao nhờ tình hình đại dịch Covid-19 được kiểm soát tốt tại nội địa.
Video đang HOT
Tình hình kinh tế cải thiện sẽ hỗ trợ cho khả năng trang trải nợ nần của những bên đang vay tiền, nhờ vậy hạn chế được phần nào tốc độ suy giảm tài sản mà Fitch từng nói đến trước đây, đồng thời lợi nhuận của ngân hàng cũng được hỗ trợ trong ngắn hạn.
Những vấn đề liên quan đến các khoản tín dụng đã giảm dần từ quý 2/2020 do triển vọng kinh tế cải thiện. Fitch cho rằng xu thế hình thành nợ xấu và tái cấu trúc các khoản nợ sẽ vẫn ở mức vừa phải bởi xét đến yếu tố môi trường hoạt động cải thiện.
Một số ngân hàng, đặc biệt nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước sẽ có thể tái khởi động việc hoán đổi nợ xấu với Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) để giảm nợ xấu khi công bố.
Fitch cho rằng tình hình vốn hóa tại các ngân hàng cải thiện trong quý 3/2020 nhờ tốc độ tăng trưởng của các khoản vay chững lại, lợi nhuận được giữ lại và việc tạm hoãn chi trả cổ tức bằng tiền mặt.
Ngoài ra sự phục hồi của hoạt động kinh tế và lợi nhuận ngân hàng cũng sẽ tạo ra đủ lợi nhuận giữ lại để hỗ trợ cho tăng trưởng trong ngắn hạn nhằm giữ tỷ lệ vốn ổn định.
Fitch: 'Bộ đệm' vốn của ngân hàng Việt vẫn mỏng nhưng sẽ ổn định trong ngắn hạn
Fitch nhấn mạnh "bộ đệm" an toàn vốn của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn mỏng trước những rủi ro nhất định trong môi trường hoạt động trong nước. Tuy nhiên, việc hoạt động kinh tế và khả năng sinh lời của các ngân hàng phục hồi nhờ kiểm soát tốt đại dịch sẽ tạo ra lợi nhuận giữ lại đủ lớn để hỗ trợ tăng trưởng trong ngắn hạn nhằm giữ ổn định tỷ lệ an toàn vốn.
Fitch: 'Bộ đệm' vốn của ngân hàng Việt vẫn mỏng nhưng sẽ ổn định trong ngắn hạn nhờ kiểm soát tốt đại dịch
"Kết quả quý III/2020 của các ngân hàng Việt Nam cho thấy áp lực đè nén lên chất lượng tài sản và khả năng sinh lời đã giảm bớt nhờ triển vọng kinh tế cải thiện", hãng xếp hạng Fitch Ratings cho biết trong một báo cáo công bố mới đây.
GDP của Việt Nam đã tăng nhanh lên 2,6% trong quý III so với mức 0,36% của quý II và thị trường việc làm đang phục hồi sau cú sốc kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. Fitch kỳ vọng nền kinh tế sẽ tiếp tục phục hồi nhờ đại dịch được kiểm soát tốt. Đây là tín hiệu tốt cho thấy khả năng trả nợ của người đi vay, kéo theo khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng sẽ phục hồi trong thời gian tới.
Tỷ lệ hình thành khoản vay có vấn đề đã giảm kể từ quý II/2020. Fitch kỳ vọng các chỉ số liên quan đến chất lượng tài sản sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ các quy định về phân loại khoản nợ bị ảnh hưởng bởi đại dịch - có khả năng vẫn có hiệu lực cho đến nửa cuối năm 2021. Tuy nhiên, hãng xếp hạng tín nhiệm này cũng lưu ý cần phải nhìn xa hơn đối với các khoản nợ xấu khi đánh giá chất lượng tài sản của các ngân hàng.
Fitch cho biết các ngân hàng Việt Nam cũng đã trích lập dự phòng tín dụng cao hơn trong 9 tháng năm 2020 để phản ánh căng thẳng về chất lượng tài sản. Cho đến nay, việc kiểm soát chi phí hoạt động tốt hơn đã giảm thiểu sự bào mòn của các khoản dự phòng tăng thêm, giúp hỗ trợ lợi nhuận.
"Chúng tôi kỳ vọng thu nhập sẽ phục hồi vào năm 2021 với chi phí tổn thất thấp hơn và tăng trưởng cho vay phục hồi bền vững. Tuy nhiên, điều này sẽ được bù trừ một phần bởi áp lực đè nén lên biên lãi ròng, đặc biệt ở các ngân hàng quốc doanh", chuyên gia của Fitch nêu quan điểm.
Fitch nhấn mạnh "bộ đệm" an toàn vốn của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn mỏng trước những rủi ro nhất định trong môi trường hoạt động trong nước. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế phục hồi và khả năng sinh lời của các ngân hàng sẽ tạo ra lợi nhuận giữ lại đủ lớn để hỗ trợ tăng trưởng trong ngắn hạn nhằm giữ ổn định tỷ lệ an toàn vốn.
Nợ xấu tăng cao do ảnh hưởng COVID-19 Đây là nhận định của Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2020 diễn ra chiều 30/10. Nợ xấu tăng cao do ảnh hưởng COVID-19 Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, tình hình nợ xấu, xử lý nợ xấu được Đảng, Chính phủ, Quốc hội quan tâm. Quốc hội...