FIFA chi hơn 200 triệu USD cho các đội có cầu thủ dự World Cup
Liên đoàn Bóng đá Thế giới ( FIFA) vừa công bố số tiền chi trả cho các câu lạc bộ có cầu thủ tham dự World Cup 2022.
FIFA phải trả tiền cho PSG khi Lionel Messi dự World Cup 2022. Ảnh: Reuters.
FIFA xác nhận thanh toán số tiền 207 triệu USD cho các CLB có cầu thủ tham dự World Cup 2022 dựa trên “Chương trình bảo vệ lợi ích CLB”. Với mỗi ngày tập trung đội tuyển quốc gia trong thời gian chuẩn bị và diễn ra World Cup, một cầu thủ sẽ mang về cho CLB chủ quản khoảng 10.000 USD. Nghĩa là nếu Bruno Fernandes tập trung 20 ngày cùng tuyển Bồ Đào Nha ở World Cup, FIFA sẽ trả MU khoảng 200.000 USD.
Mốc thời gian được tính để FIFA thanh toán cho các CLB là hai năm trước khi World Cup 2022 khởi tranh, tức vào năm 2020. Điều này đồng nghĩa nếu cầu thủ của một CLB tham dự vòng loại World Cup 2022 nhưng sau đó không được triệu tập dự vòng chung kết, đội bóng đó vẫn được FIFA trả tiền. Số tiền trả cho cầu thủ dự vòng loại và vòng chung kết có thể khác nhau.
“Chương trình bảo vệ lợi ích CLB” được FIFA và Hiệp hội Các CLB Châu Âu (ECA) thỏa thuận và phát triển từ năm 2008 nhằm đảm bảo quyền lợi của các đội bóng có cầu thủ tham dự những giải đấu do FIFA tổ chức. Tại World Cup 2018, có hơn 400 CLB từ 63 quốc gia được FIFA trả tiền. Ở giải đấu tại Qatar vào tháng 11, 75% số cầu thủ tham dự đến từ các CLB ở châu Âu.
Hôm 24/9, FIFA cũng công bố mức thưởng cho các đội tuyển tham dự World Cup 2022. Đội vô địch nhận 42 triệu USD. Mức thưởng này tăng lên so với giải đấu gần nhất vào năm 2018 (38 triệu USD).
Đội á quân World Cup 2022 nhận 30 triệu USD, đội xếp thứ ba nhận 27 triệu USD và đội xếp thứ tư nhận 25 triệu USD. Các đội tuyển góp mặt ở vòng bảng nhận 9 triệu USD mỗi đội. Nếu vào đến vòng 16 đội, các đội bỏ túi 13 triệu USD. Con số này tăng lên thành 17 triệu USD nếu họ vào đến tứ kết.
World Cup 2022 diễn ra từ ngày 14/11 đến 18/12 tại Qatar. Đây là kỳ World Cup cuối cùng có 32 đội tuyển tham dự. Đến năm 2026, số đội sẽ tăng lên 48. FIFA muốn tạo điều kiện cho các đội tuyển yếu thế có thêm cơ hội dự World Cup.
Video đang HOT
World Cup 2022 - Những điều 'đặc biệt'
Cúp thế giới diễn ra từ ngày 21/11 - 18/12/2022 sẽ là sự kiện bóng đá lớn nhất trong năm nay. Hãy cùng điểm qua những điều có thể bạn chưa biết về một kỳ World Cup có 1-0-2 tại Qatar này.
Vòng chung kết World Cup 2022 hứa hẹn sẽ bước lên tầm cao mới về chuyên môn.
World Cup mùa đông
Trong lịch sử, World Cup luôn diễn ra trong mùa hè, vào tháng 6 và tháng 7. Lần này World Cup Qatar 2022 sẽ diễn ra trong mùa đông, vì mùa hè tại Qatar quá nóng. Nhiệt độ tháng 6 và 7 tại đây dao động từ 30 - 42 độ, không thích hợp để cầu thủ thi đấu.
Theo nhận định, cuối năm vốn là thời gian cầu thủ có phong độ và trạng thái tâm lý rất tốt, ít chấn thương so với thời điểm vào mùa hè, khi cầu thủ vừa trải qua một mùa giải cam go. Điều đó hứa hẹn một kỳ World Cup có sự bứt phá về chất lượng chuyên môn.
Ngoài ra, giải đấu thế giới tại Qatar có thay đổi lớn so với các kỳ World Cup trước đây. World Cup 2022 sẽ được tổ chức với mật độ thi đấu 4 trận/ngày, ngay từ ngày khai mạc và các trận không phải diễn ra cùng giờ (trừ lượt trận cuối vòng bảng).
Sự khác biệt này xuất phát từ lý do phải cắt ngắn thời gian tổ chức để giảm thiểu ảnh hưởng của một kỳ World Cup mùa đông chưa từng có trong lịch sử. Mặt khác, do sân bãi rất gần nhau, hạ tầng cơ sở hiện đại nên nước chủ nhà bảo đảm được mật độ thi đấu "dày đặc".
Công nghệ hiện đại xử lý lỗi việt vị
Việt vị luôn là vấn đề gây tranh cãi trong nhiều năm, kể cả khi có sự xuất hiện của VAR. Nhưng nhiều khả năng, Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) sẽ tiến hành thử nghiệm công nghệ mới tại World Cup 2022. Ông Pierluigi Collina, Trưởng ban trọng tài của FIFA phát biểu trên tờ La Gazzetta dello Sport đã cho biết về kế hoạch áp dụng cách xử lý bán tự động, sử dụng từ 10 đến 12 camera để hỗ trợ trọng tài chính và trọng tài biên khi đưa ra quyết định việt vị hay không.
"Quá trình kiểm tra các tình huống việt vị có thể mất nhiều thời gian hơn, đặc biệt là khi nó rất chặt chẽ. Chúng tôi cũng biết rằng vị trí của các đường kẻ có thể không chính xác 100%. Vì lý do này, FIFA đang phát triển một công nghệ có thể đưa ra các câu trả lời nhanh hơn và chính xác hơn. Đây được gọi là việt vị bán tự động. Công nghệ có thể vạch ra một ranh giới, nhưng việc đánh giá vẫn nằm trong tay của trọng tài. Điều này vẫn rất quan trọng" - cựu trọng tài nổi tiếng thế giới cho biết thêm.
FIFA sẽ lắp đặt 10 đến 12 camera bên dưới mái che trong sân vận động. Các camera này theo dõi các cầu thủ và gửi tới 29 điểm dữ liệu với tốc độ 50 lần mỗi giây. Dữ liệu này sau đó gần như theo thời gian thực được xử lý và tính toán bởi phần mềm, bằng AI (trí tuệ nhân tạo), được gửi tự động đến VAR và người điều khiển sẽ phát lại.
Công nghệ mới này đã được thử nghiệm tại Cúp bóng đá các quốc gia Ả Rập 2021 (Arab Cup 2021) từ ngày 13/11/2021 đến 18/12/2021.
Sân Ras Abu Aboud được xây dựng từ một loạt các container vận chuyển đã qua xử lý.
Giải đấu đắt đỏ nhất hành tinh
Theo Bloomberg, việc xây dựng các sân vận động phục vụ World Cup 2022 chỉ chiếm một phần nhỏ trong chi tiêu cơ sở hạ tầng mà Qatar đã và đang thực hiện. Những dự án lớn khác đang được triển khai gồm hệ thống tàu điện ngầm, mở rộng sân bay và xây dựng một thành phố mới.
Theo ước tính, tổng chi phí cho tất cả dự án liên quan đến World Cup 2022 vào khoảng 300 tỷ USD. Tạp chí kinh doanh Arabian Business từng ước tính, các sân vận động phục vụ cho World Cup 2022 sẽ có giá từ 8 tỷ USD đến 10 tỷ USD.
Trong số các sân xây mới, Lusail với 86.200 chỗ - có sức chứa lớn nhất trong các sân phục vụ World Cup 2022, đây cũng là địa điểm tổ chức lễ khai mạc và lễ bế mạc cúp thế giới tại Qatar. Thiết kế của sân mô phỏng theo chiếc thuyền, bao quanh là hào nước.
Sau World Cup, sân sẽ tái thiết kế lại thành sân vận động 40.000 chỗ ngồi. Các phần của công trình được xây dựng thành các cửa hàng, quán cà phê, trường học và phòng khám đa khoa...
Đặc biệt, sân Ras Abu Aboud, công trình đầu tiên trong lịch sử được xây để phục vụ World Cup và tháo dỡ ngay sau đó. Được cấu thành từ 974 thùng container, Ras Abu Aboud sẽ là nơi diễn ra 7 trận đấu, từ vòng bảng cho đến vòng tứ kết của World Cup 2022.
Theo Ban tổ chức, sân Ras Abu Aboud với sức chứa 40.000 chỗ ngồi có thể được tháo dỡ toàn bộ và vận chuyển tới một quốc gia khác. Thậm chí, có thể xây dựng nó thành 2 sân vận động với 20.000 ghế ngồi mỗi sân.
Khác biệt về văn hóa
Theo văn hóa Hồi giáo tại Qatar, phụ nữ và nam giới phải mặc quần áo kín vai và đầu gối tại hầu hết nơi công cộng và rượu chỉ được phục vụ tại các khách sạn cao cấp đắt đỏ. Ngay cả việc nắm tay nhau ở nơi công cộng cũng là việc cấm kỵ. Nhiều người nước ngoài đã bị phạt 100 roi cho việc tiêu thụ đồ uống có cồn. Nhiều người đã tự hỏi làm thế nào mà Qatar, một quốc gia vô cùng cực đoan với Giáo luật Sharia của đạo Hồi, có thể đáp ứng được nhu cầu, sở thích của 1,5 triệu du khách như dự kiến khi nhiều người trong số đó xem World Cup còn là dịp để nhậu nhẹt.
Để giải quyết những lo ngại của khách quốc tế, chủ nhà Qatar sẽ cho phép mặc những trang phục như áo ba lỗ, quần đùi và cho phép uống rượu tại một số khu vực dành riêng cho người hâm mộ bóng đá. Ngoài ra, chính phủ Qatar cũng đang cân nhắc các phương án để kiểm soát những hành vi vi phạm nghiêm trọng hơn như say xỉn và khiếm nhã nơi công cộng, để tránh phải sử dụng hệ thống tòa án.
Qatar trở thành quốc gia Hồi giáo đầu tiên, đồng thời giữ kỷ lục ở hạng mục quốc gia nhỏ nhất làm chủ nhà một kỳ World Cup. Qatar chỉ có diện tích 11.000 km2, và tất cả các sân đấu đều nằm trong bán kính 60 km! Trước Qatar, Thụy Sĩ là nước nhỏ nhất làm chủ nhà World Cup, vào năm 1954. Thụy Sĩ có diện tích hơn 41.000 km2. Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc (tháng 12/2021), dân số của Qatar khoảng 2,9 triệu người.
'Grealish sẽ là Gascoigne của ĐT Anh tại World Cup 2022' Cựu danh thủ Shaun Wright-Philips cho rằng Jack Grealish có thể có tác động tương tự đối với Tam sư ở Qatar như Paul Gascoigne. Pep Guardiola đã quyết tâm chiêu mộ Grealish vào mùa hè năm ngoái và Man City đã trao số tiền khổng lồ 100 triệu bảng để đảm bảo sự phục vụ của anh từ Aston Villa. Cầu thủ...