FGM – cơn ác mộng của phụ nữ Gambia
Tháng 3/2015, Quốc hội Gambia đã bỏ phiếu thông qua luật cấm cắt bỏ âm vật – là một phần của cơ quan sinh dục nữ – trong bối cảnh 75% trẻ em gái và phụ nữ Gambia ở độ tuổi từ 5 đến 49 đã bị cắt bộ phận này.
Nhưng đến tháng 3/2024, Quốc hội Gambia lại bỏ phiếu thông qua dự luật hủy bỏ luật cấm cắt âm vật với 42 phiếu thuận, 5 phiếu chống, dẫn đến những lo sợ không chỉ với phụ nữ Gambia mà còn với nhiều quốc gia trên thế giới…
1. Việc cắt bỏ âm vật phụ nữ và trẻ em gái (Female Genital Mutilation – gọi tắt là FGM) được tiến hành ở Gambia từ sau Thế chiến II, khi nhiều nhà lãnh đạo Hồi giáo tại quốc gia Tây Phi nhỏ bé này cho rằng nó là “nguồn gốc của những suy đồi đạo đức” bởi lẽ về mặt giải phẫu sinh lý, âm vật có chức năng kích thích, tạo khoái cảm, mang đến sự ham muốn cho phụ nữ trong quan hệ tình dục. Nếu âm vật bị cắt bỏ, những hiện tượng nêu trên sẽ biến mất.
Chính bởi quan điểm “suy đồi đạo dức”, từ đó đến 2015 Tổ chức Y tế thế giới ước tính khoảng 75% trẻ em gái và phụ nữ ở Gambia trong độ tuổi từ 5 đến 49 đã bị cắt bỏ âm vật, tương đương với 1,1 triệu người trong một đất nước chỉ có 2,5 triệu dân.
Nữ đại biểu quốc hội Gambia khóc khi có đến 42 phiếu thuận FGM, chỉ có 5 phiếu chống.
Trước những phản ứng của dư luận trong nước lẫn quốc tế, tháng 3/2015, ông Yahya Jammeh, Tổng thống Gambia đã yêu cầu quốc hội thông qua đạo luật cấm cắt bỏ âm vật. Theo đó, bất cứ ai cố tình thực hiện hành vi FGM sẽ bị phạt 50.000 dalasi (đơn vị tiền tệ Gambia – tương đương 700 USD) đồng thời ở tù 3 năm, còn nếu thực hiện FGM mà chết người thì hình phạt sẽ là tù chung thân.
Bà Sainey Ceesay, bị cắt bỏ âm vật kể lại giai đoạn bi thương này: “Lúc ấy tôi mới chỉ 6 tuổi. Một hôm sau buổi cầu nguyện ở nhà thờ Hồi giáo, giáo sĩ Abubacarr bảo tôi rằng đã đến lúc tôi phải thực hiện nghi lễ “thanh tẩy”. Tôi được 4 phụ nữ đưa vào một căn phòng gần nhà thờ. Tại đó, họ cắt bỏ âm vật tôi bằng lưỡi dao lam, không thuốc tê, không sát trùng và cũng không có thuốc kháng sinh. Tôi bị chảy máu, nhiễm trùng dai dẳng nhưng đau đớn nhất là tôi không còn cảm giác khi quan hệ tình dục và không có con được nữa dù đã lập gia đình hơn 15 năm…”.
Năm 2016, Tổng thống Yahya Jammeh bị lật đổ, thay thế ông là Adama Barrow. Từ đó đến cuối năm 2023, luật cấm cắt bỏ âm vật vẫn được thực hiện nhưng đầu năm 2024, một trong những giáo sĩ Hồi giáo nổi tiếng nhất Gambia là Abdoulie Fatty, người đã tự nguyện nộp phạt cho những phụ nữ bị kết án vì thực hiện FGM tuyên bố rằng tục lệ cắt âm vật đã được nhà tiên tri Muhammad truyền dạy (?!), tất cả tín đồ nữ giới đạo Hồi có nghĩa vụ phải thi hành.
Song song với tuyên bố này, giáo sĩ Abdoulie Fatty còn phát động chương trình lật ngược lệnh cấm, mặc cho nhiều nhà lãnh đạo Hồi giáo ở nhiều quốc gia trên thế giới phản đối. Nó nhanh chóng thu hút sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa Hồi giáo cuồng tín ở Gambia, trong đó có cả các đại biểu quốc hội, đa số là nam giới mà cụ thể là ông Almameh Gibba, người đã đưa ra dự luật mang tên ông. Almameh Gibba nói: “Dự luật chống lại luật cấm FGM nhằm mục đích bảo vệ các quyền tôn giáo, các chuẩn mực và giá trị văn hóa. Luật cấm FGM đã vi phạm trực tiếp đức tin của người dân”.
Video đang HOT
Và trong một diễn biến nhanh chóng đến không ngờ, sáng thứ Hai, ngày 18/3/2024, Quốc hội Gambia đã nhóm họp để thông qua cái gọi là “Dự luật Gibba” với kết quả 42 phiếu thuận, 5 phiếu chống trong lúc bên ngoài tòa nhà quốc hội, hàng nghìn phụ nữ cùng các nhà tranh đấu nhân quyền tụ họp chờ kết quả. Jaha Dukureh, người có em gái chết vì FGM khi tròn 18 tuổi nói với trang tin Africa Today: “Lúc ấy em tôi chuẩn bị lấy chồng. Người đứng đầu nhà thờ Hồi giáo ở làng tôi yêu cầu nó phải cắt bỏ âm vật thì mới được phép làm đám cưới. Sau khi cắt, nó chảy máu không cầm được rồi qua đời”.
Allahtolah, 27 tuổi nói thêm: “Tôi bị FGM năm 9 tuổi. Bây giờ nó là cái sẹo lồi to bằng ngón chân cái, âm đạo bị co rút, chỉ còn 1/3. Tôi lấy chồng nhưng không thể quan hệ tình dục và dĩ nhiên không thể sinh con…”. Nhiều phụ nữ giương cao những tấm biểu ngữ với dòng chữ “Con gái cần tình yêu chứ không cần dao lam”, “Đừng tước bỏ quyền làm mẹ thiêng liêng của chúng tôi”, “Đừng biến chúng tôi thành lễ vật cho những giáo điều vô nhân đạo”.
Ở một góc khác trong đám đông, giáo sĩ Hồi giáo Imam Bajo với cái loa cầm tay lớn tiếng: “Cắt bỏ âm vật là nguyên tắc của đạo Hồi. Tất cả mọi nữ tín đồ đều phải tuân theo. Đức Allah không chấp nhận những ai đi ngược với lời dạy của Người”. Fatah, 27 tuổi, cũng với cái loa trên tay, chĩa thẳng vào mặt ông giáo sĩ: “Ông có biết sự đau đớn của người bị FGM là thế nào không? Nguyên tắc tôn giáo nào cho phép người này có quyền xẻo thịt người kia rồi tự hào rằng mình đang làm đúng lời truyền dạy?”.
Phụ nữ Gambia tuần hành trước trụ sở quốc hội phản đối dự luật hủy bỏ lệnh cấm FGM .
Phát biểu của cô thiếu nữ Fatah nhận được những tràng pháo tay cùng tiếng reo hò cổ vũ nhưng cũng không thiếu những la hét phản đối. Không gian ồn ào như cái chợ trong lúc hàng chục nhân viên an ninh chỉ khoanh tay đứng nhìn vì theo lời một sĩ quan cảnh sát: “Đây mới chỉ là dự luật, nó còn phải chờ được tổng thống phê chuẩn thì mới có hiệu lực thi hành”.
Theo lời kể của Fatah được kệnh truyền hình CNN phát sóng, năm 9 tuổi khi vừa ngủ dậy, cô thấy khá nhiều phu nữ tụ tập trước cửa nhà cô: “Khi đó tôi chưa hiểu chuyện gì, ngay cả lúc bà hàng xóm thì thầm vào tai tôi “cháu phải mong đợi điều này”, tôi cũng vẫn chưa hiểu”. Tới chừng 4 người khác đè chặt chân tay cô rồi cái đau lan truyền đến từng thớ thịt trên cơ thể thì Fatah mới biết cô bị cắt. Cô nói tiếp: “Tôi nhận ra rất rõ là lưỡi dao nhay đi nhay lại, tiếng người nhắc nhau phải cắt thêm ở chỗ nào. Tôi gào khóc, quẫy đạp nhưng càng quẫy thì càng bị những bàn tay ghì chặt xuống. Tôi ngất đi lúc nào không biết rồi mở mắt ra với tiếng nói của mẹ tôi: “Nó tỉnh rồi. May quá, nó còn sống”.
2. Khác hẳn với quốc hội, những cuộc tranh luận mang tính cá nhân về Dự luật Gibba cũng đang diễn ra trong các cộng đồng và nhiều gia đình trên khắp đất nước, thường là giữa phụ nữ với nhau. Tại một căn nhà ở phía nam thủ đô Banjul, bà Bonhoure, 60 tuổi, đã từng bị cắt âm vật từ năm 5 tuổi nói với Africa Today rằng bà vẫn tin vào truyền thống này đồng thời cho biết 3 cô con gái của bà đều đã bị cắt nhưng không bao giờ phàn nàn. Bà nói: “Khi cháu tôi lên 5 tuổi, tôi đã đưa nó đi cắt mà không cần phải hỏi ý kiến của mẹ nó”. Một người khác là bà Mariama Gassama cho biết việc cắt âm vật lúc còn nhỏ khiến đứa bé chẳng có quyền lựa chọn và hình thức này “rất cần thiết để khi trưởng hành, nó sẽ không có quá nhiều cảm xúc với đàn ông (?!)”.
Theo bác sĩ Adiriana Kaplan, làm việc cho WHO ở Gambia thì: “Trước khi có lệnh cấm FGM, 4 hình thức cắt âm vật được thực hiện ở Gambia và một số nước châu Phi: Một là loại bỏ một phần hoặc toàn bộ phần bên ngoài nhìn thấy được của âm vật. Hai là cắt bỏ toàn bộ âm vật và môi bé. Ba là sau khi cắt âm vật, 2 môi bé được khâu dính lại với nhau và 4 là cắt âm vật rồi xỏ 3 hoặc 4 cái khuyên, khép kín môi lớn. Tất cả đều nhằm mục đích làm cho phụ nữ không còn ham muốn tình dục. Bác sĩ Adiriana Kaplan nói: “Nhưng dù cách nào chăng nữa, nó vẫn là hành vi tàn bạo, phi nhân tính. Nếu Dự luật Gibba được phê chuẩn, sẽ có hàng triệu phụ nữ, trẻ em gái ở quốc gia này rơi vào thảm kịch không lối thoát”.
Vẫn theo phân tích của bác sĩ Adiriana Kaplan, tỷ lệ phụ nữ Gambia đã trải qua FGM loại 1 là 48%, loại 2 là: 24,4%, số còn lại thuộc về loại 3, 4. Ông nói: “Phụ nữ bị buộc phải cắt FGM loại 1 và 2 gặp các vấn đề lâu dài về sức khỏe nhiều hơn 2 loại kia, bao gồm đau bụng kinh, đau âm hộ hoặc âm đạo, chậm lành vết cắt, có sẹo lồi, xơ hóa vết cắt và rối loạn chức năng tình dục. Phụ nữ bị FGM cũng có nhiều khả năng gặp phải các biến chứng trong quá trình sinh nở nếu may mắn có con như rách tầng sinh môn, chuyển dạ khó khăn, sinh mổ, thai chết lưu. Tương tự như vậy, thai nhi cũng có thể gặp phải tình trạng suy đa tạng hoặc tử vong vì sinh thiếu tháng”.
Một trẻ gái Gambia bị FGM mà không có bất kỳ trợ giúp y tế nào.
Về phía các tổ chức nhân quyền và cộng đồng quốc tế, bà Divya Srinivasan, đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ở Gambia cho biết: “Cơ thể các cô gái là của riêng họ. FGM cướp đi quyền tự chủ của họ đối với chính bản thân họ, gây ra tác hại không thể khắc phục được”. Bên cạnh đó, bà còn lo ngại rằng nếu luật cấm FGM bị đảo ngược, các luật khác như luật bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái trước nạn cưỡng bức tình dục, luật cấm kết hôn dưới 18 tuổi có thể cũng sẽ thay đổi. Bà nói: “Các quốc gia hiện vẫn đang áp dụng FGM như Somali, Benin, Burkina Faso, Chad, Bờ Biển Ngà…, có thể nhìn những trải nghiệm bi thảm này để suy nghĩ lại cách hành xử đối với đồng bào họ”.
Dữ liệu của UNICEF cho thấy tính đến cuối năm 2023, đã có hơn 230 triệu phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới bị cắt bỏ âm vật, trong đó châu Phi chiếm tỉ trọng lớn nhất với hơn 144 triệu người. Fatou Baldeh, người sống sót sau FGM và cũng là người sáng lập tổ chức Giải phóng phụ nữ Gambia cho biết mặc dù Dự luật Gibba chưa chính thức trở thành hiện thực nhưng cô đã nhìn thấy tác động của nó: “Trong vài ngày qua, tôi và các chị em trong nhóm đã bị đuổi ra khỏi 3 cộng đồng dân cư khi chúng tôi tìm cách tiếp cận để giải thích cho nữ giới hiểu về những nguy hiểm của FGM. Nhưng người xua đuổi chúng tôi cho rằng tổ chức Giải phóng phụ nữ Gambia đang thách thức nền văn hóa, chuẩn mực và tôn giáo của đất nước. Thậm chí người đứng đầu Hội đồng tối cao Hồi giáo Gambia còn nói FGM chính là đạo Hồi”.
Jaha Dukureh, người sáng lập nhóm chống FGM “Safe Hands for Girls – Những bàn tay an toàn cho các cô gái” nói thêm: “Điều đau lòng nhất là những người kịch liệt ủng hộ Dự luật Gibba lại là đàn ông. Họ chẳng hề quan tâm đến cảm xúc của phụ nữ khi quan hệ tình dục. Họ chỉ muốn thỏa mãn cho riêng họ đồng thời tin rằng phụ nữ đã bị FGM sẽ không bao giờ ngoại tình”.
Với cộng đồng quốc tế, hàng trăm tổ chức nhân quyền ở châu Âu, Mỹ, Australia, Nhật, Hàn quốc và ngay cả những quốc gia Hồi giáo Trung Đông cũng gửi thỉnh nguyện thư đến Tổng thống Adama Barrow, đề nghị ông không phê chuẩn Dự luật Gibba cho dù nó được đại đa số thành viên quốc hội Gambia tán thành. Ông Williams Cronkite, đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) ở Gambia khi trả lời câu hỏi của báo chí nước này đã nói: “Không có văn bản tôn giáo nào khuyến khích hoặc dung túng việc cắt xén bộ phận sinh dục nữ. Dựa vào đức tin để thực hiện FGM chỉ là ngụy biện nhằm che giấu tội ác mà không bị trừng phạt”.
Với Hiệp hội Luật sư quốc tế, tổ chức này cho rằng Dự luật Gibba khó có thể có hiệu lực do các nghĩa vụ đã được Gambia cam kết thi hành, trong đó có Nghị định thư Maputo về Quyền của phụ nữ thuộc Liên minh châu Phi mà Gambia đã phê chuẩn
Điều kỳ diệu hiếm hoi xuất hiện giữa tâm động đất Thổ Nhĩ Kỳ
Al Jazeera ngày 18/2 đưa tin, lực lượng cứu hộ đã đưa một nạn nhân sống sót ra khỏi một tòa nhà đổ sập ở quận Defne, tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, sau hơn 11 ngày vùi mình dưới đống đổ nát.
Tính đến chiều 17/2 (giờ địa phương), Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu cho biết, số người chết ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lên 39.672, nâng tổng số người thiệt mạng do động đất ở cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria lên 43.360 người.
Số thương vong chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng khi các đội cứu hộ vẫn đang tìm thấy nhiều thi thể hơn, trong bối cảnh cơ sở hạ tầng và đời sống nhân dân Syria và Thổ Nhĩ Kỳ bị tàn phá bởi trận động đất mạnh 7,8 độ richter - thảm họa kinh hoàng nhất trong lịch sử hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ.
Lực lượng cứu hộ kiên trì tìm kiếm với hi vọng tìm thấy người sống sót trong các đống đổ nát. Ảnh: Al Jazeera
Song, giữa những bi quan, niềm tin lạc quan vẫn tồn tại. Hakan Yasinolu, 45 tuổi, đã trải qua 278 giờ bên dưới đống đổ nát, theo hãng Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, trước khi được lực lượng cứu hộ tiếp cận và giải cứu. Đoạn phim truyền hình cho thấy, anh ta được khiêng trên cáng đến xe cứu thương.
Các đội tìm kiếm trong những nỗ lực làm việc xuyên đêm cũng đã tìm thấy một phụ nữ và hai người đàn ông còn sống trong đống đổ nát của trận động đất. Các cuộc giải cứu mới nhất diễn ra khi lực lượng cứu hộ Thổ Nhĩ Kỳ và quốc tế đang bắt đầu dọn dẹp đống đổ nát ở các thành phố bị tàn phá bởi trận động đất.
Theo đó, Neslihan Kilic, một bà mẹ hai con 29 tuổi, đã được đưa ra khỏi đống đổ nát của một tòa nhà ở Kahramanmaras, sau khi bị mắc kẹt trong 258 giờ, hãng thông tấn tư nhân DHA đưa tin hôm 17/2. Tại thành phố Antakya, đội cứu hộ của cảnh sát đã tìm thấy một cậu bé 12 tuổi tên Osman còn sống sau khi phát hiện 17 thi thể từ một tòa nhà bị sập.
Trưởng nhóm cứu hộ của cảnh sát Okan Tosun nói với DHA: "Ngay khi hy vọng của chúng tôi cạn kiệt, chúng tôi đã đến tìm thấy cậu bé Osman vào giờ thứ 260".
Người dân xếp hàng nhận viện trợ tại Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Al Jazeera
Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay hôm 17/2 cho biết, các nỗ lực cứu hộ vẫn tiếp tục tại gần 200 địa điểm trong khu vực. Trong khi đó, một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, tổng cộng 143 xe tải chở hàng viện trợ từ Thổ Nhĩ Kỳ vào Tây Bắc Syria đã đi qua biên giới kể từ ngày 9/2.
Jens Laerke, phát ngôn viên Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ cho biết, đoàn xe tải chở "rất nhiều" vật phẩm từ 6 cơ quan của LHQ - bao gồm lều, nệm, chăn, quần áo mùa đông, bộ dụng cụ xét nghiệm dịch tả, thuốc thiết yếu và thực phẩm - đang đi qua các cửa khẩu Bab al-Hawa và Bab al-Salam để tiếp cận người dân cần cứu trợ.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết, họ đang hợp tác chặt chẽ với Thổ Nhĩ Kỳ để xác định các bước cần thiết nhằm khôi phục cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực nông nghiệp bị thiệt hại do trận động đất, bao gồm hệ thống thủy lợi, đường xá, thị trường và khả năng lưu trữ.
"Tại Syria, đánh giá nhanh chóng của FAO về các khu vực bị ảnh hưởng bởi trận động đất cho thấy sự gián đoạn lớn đối với năng lực sản xuất cây trồng và vật nuôi, đe dọa an ninh lương thực trước mắt và lâu dài", cơ quan có trụ sở tại Rome cho biết trong một tuyên bố.
Sàm sỡ người đàn ông trên máy bay, nữ hành khách bị bắt ngay khi chuyến bay hạ cánh Một nam hành khách đã tố cao một người phụ nữ say xỉn đã có những hành động gây rối khi đi trên một chuyến bay của hãng hàng không Delta Airlines. Theo một vụ kiện mới đây, nữ hành khách say xỉn, gây rối trên chuyến bay từ Hy Lạp đến New York bị cáo buộc quấy rối tình dục nam hành...