Fed tăng lãi suất thêm 0,25%, chứng khoán Mỹ và tiền ảo cùng tăng điểm
Đúng như dự đoán, đêm qua 16/3 (tức rạng sáng 17/3 theo giờ Việt Nam), Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định nâng lãi suất cơ bản thêm 0,25%.
Fed dự kiến có thêm 6 lần tăng lãi suất nữa trong năm nay.
Fed tăng lãi suất thận trọng để giữ ổn định thị trường
Sau phiên họp chính sách kéo dài 2 ngày, Fed cho biết sẽ tăng 0,25 điểm phần trăm lãi suất cơ bản, qua đó nâng biên độ lãi suất của FED lên mức từ 0,25% – 0,5%.
Các quan chức của Fed cũng dự kiến sẽ có thêm 6 đợt nâng lãi suất nữa trong năm nay và 3 đợt tăng lãi suất cho năm 2023. Theo đó, lãi suất từ nay đến cuối năm sẽ tăng lên mức khoảng 1,9%.
Đây là lần tăng lãi suất đầu tiên của Fed kể từ dịch Covid-19 xảy ra, lần tăng mới nhất là cuối năm 2018, nhằm đối phó với lạm phát cao lịch sử trong vòng 40 năm qua.
Cùng với quyết định tăng lãi suất, Fed cũng hạ dự báo về tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Theo đó, Fed dự báo kinh tế Mỹ năm 2022 chỉ tăng 2,8% thay vì 4% như mức dự báo cuối năm ngoái. Đồng thời lạm phát năm nay cũng sẽ lên mức 4,3%, cao gấp đôi tỷ lệ lạm phát mục tiêu (2%) mà Fed đưa ra trước đó.
Video đang HOT
Mức tăng lãi suất của Fed được cho là khá thận trọng trong bối cảnh lạm phát Mỹ đang tăng rất mạnh. Tuy vậy, theo các chuyên gia, đây là lựa chọn duy nhất của Fed. Trong tình hình hiện nay, việc duy trì sự ổn định của thị trường để tránh hỗn loạn, đổ vỡ là rất cần thiết.
Thị trường tài chính toàn cầu sẽ diễn biến như thế nào sau quyết định của Fed?
Trước khi Fed tăng lãi suất, thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm. Tuy nhiên, sau khi quyết định của Fed được công bố, các chỉ số bật tăng. Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, chỉ số S&P 500 tăng 2,2%, Chỉ số Công nghiệp Dow Jones tăng 1,6%, tương đương 518 điểm, Nasdaq tăng 3,8%.
Các cổ phiếu tăng mạnh nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ phiên hôm qua thuộc ngành ngân hàng, công nghệ trong khi nhóm cổ phiếu năng lượng, đặc biệt là dầu khí sụt giảm mạnh trước thông tin Nga và Ukraine đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình.
Không chỉ chứng khoán, thị trường tiền ảo toàn cầu cũng bật xanh trở lại, tăng hơn 4%. Bitcoin đã rớt về mức hơn 39.000 USD/BTC đêm qua song lại đổi chiều tăng vọt lên trên 41.000 USD/BTC sáng nay, tăng 4,2% trong vòng 24h.
Theo Bloomberg, việc tăng lãi suất của Fed sẽ tác động với mức độ khác nhau đến lạm phát và thị trường bất động sản, thị trường tiền ảo cũng như thị trường chứng khoán.
Những gì Fed làm đối với lãi suất ảnh hưởng đến gần như mọi khía cạnh của đời sống tài chính của người Mỹ, từ lãi suất thẻ tín dụng và các khoản vay mua ô tô cho đến lợi nhuận từ khoản tiết kiệm hưu trí của họ.
Với thị trường chứng khoán, theo lý thuyết, lãi suất và giá cổ phiếu sẽ vận động ngược chiều nhau, lãi suất tăng sẽ kéo giá cổ phiếu đi xuống. Tuy nhiên, lịch sử lại cho thấy điều ngược lại.
Bà Katie Nixon, Giám đốc đầu tư quản lý tài sản của Northern Trust cho biết, thực tế nhìn lại thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt. Fed đã tăng lãi suất vài lần trong giai đoạn đó và cổ phiếu vẫn tăng giá.
Bà Nixon cũng lo ngại một số nhà đầu tư lo ngại về việc lãi suất tăng có thể quá lạm dụng cổ phiếu và tránh xa trái phiếu (do trái phiếu thường giảm khi lãi suất tăng), gây rủi ro cho danh mục đầu tư của mình. Đồng thời đưa ra lời khuyên, việc tăng lãi suất là thời điểm tốt để các nhà đầu tư xem xét lại việc phân bổ tài sản của mình.
Với thị trường bất động sản, câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất là khi nào thị trường hạ nhiệt. Rất khó trả lời câu hỏi này. Một số chuyên gia hy vọng việc Fed tăng lãi suất sẽ giúp kiềm chế nhu cầu và hạ giá bât động sản, vì lãi suất cao sẽ làm giảm sự hấp dẫn của việc mua nhà (lãi suất cho vay thế chấp sẽ tăng lên).
Với thị trường tiền ảo, nhiều người kỳ vọng có thể tìm kiếm lợi nhuận từ kênh này, đống thời tránh được tác động của lạm phát. Dù vậy, diễn biến của thị trường tiền ảo là không thể dự đoán.
FED tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát
Ngày 16/3 (rạng sáng 17/3 theo giờ Việt Nam), trong một động thái được dư luận đồn đoán từ lâu, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định nâng lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong vòng hơn 3 năm qua.
Trụ sở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ở trung tâm thủ đô Washington D.C. Ảnh: Coastal Wealth Management
Trong thông cáo đưa ra sau 2 ngày nhóm họp, Ủy ban Thị trường Mở liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của FED, cho biết ngân hàng này quyết định tăng 0,25 điểm phần trăm lãi suất cơ bản, qua đó nâng biên độ lãi suất của FED lên mức từ 0,25% - 0,5%.
Thông cáo cho biết thêm FED sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình kinh tế và lạm phát để có thêm các đợt nâng lãi suất nữa từ nay tới cuối năm, và dự kiến lãi suất sẽ tăng lên mức khoảng 1,9% vào cuối năm nay.
Theo quan chức cấp cao của FED, tổng cộng ngân hàng này dự kiến có 6 đợt nâng lãi suất nữa trong năm 2022 và thêm 3 đợt khác trong năm 2023.
Sau hai ngày nhóm họp, FED cũng điều chỉnh lại một số dự báo đối với nền kinh tế Mỹ trước những diễn biến bất ngờ của thị trường xăng dầu quốc tế và ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Cụ thể, FED dự báo tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2022 sẽ đạt 2,8%, giảm khá nhiều so với dự báo 4% hồi tháng 12/2021. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát vào cuối năm nay sẽ ở mức khoảng 4,3%, cao hơn nhiều tỷ lệ mục tiêu lạm phát 2% được FED đưa ra trước đây.
Đây là lần đầu tiên FED nâng lãi suất cơ bản kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát hồi đầu năm 2020, qua đó khép lại giai đoạn ngân hàng này ghìm lãi suất ở mức thấp kỷ lục để hỗ trợ nền kinh tế số một thế giới đương đầu với đại dịch. Lần gần đây nhất ngân hàng trung ương Mỹ tăng lãi suất là cuối năm 2018.
Trong phiên giao dịch 15/3, giá vàng thế giới đã đi xuống, giữa lúc giới đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ diễn ra trong hai ngày 15-16/3 của FED. Cụ thể, giá vàng giao dịch kỳ hạn tại Mỹ giảm 1,59% xuống 1.929,7 USD/ounce.
Trược thềm cuộc họp quan trọng này của FED, hầu hết các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 14/3 cũng đều giảm điểm, trong đó giảm mạnh nhất là chỉ số Nasdaq Composite (hơn 2%), khi các nhà đầu tư bán ra cổ phiếu công nghệ và các cổ phiếu đang tăng mạnh.
Chủ tịch Fed Jerome Powell đầu tháng này cho biết FED sẽ bắt đầu tăng lãi suất một cách "cẩn trọng" tại cuộc họp tháng Ba, song cũng sẵn sàng điều chỉnh lãi suất mạnh tay hơn nếu lạm phát không "hạ nhiệt" nhanh như mong đợi.
Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng tại nước này trong tháng 1/2022 đã tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cũng là mức tăng cao nhất kể từ tháng 2/1982. Lạm phát từ tháng 12/2021-1/2022 ở mức 0,6%, tương đương mức lạm phát một tháng trước đó và cao hơn con số dự báo của các nhà kinh tế. Giá hàng hóa đã tăng 0,7% từ tháng 10- 11/2021 và 0,9% từ tháng 9-10/2021.
Lạm phát tại Mỹ hiện ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua, ảnh hưởng nặng nề đến các hộ gia đình và các doanh nghiệp ở Mỹ, qua đó củng cố quyết tâm của FED nâng lãi suất để kiềm chế giá cả leo thang. Quyết định tăng lãi suất trong bối cảnh hiện nay thể hiện quyết tâm của FED đối phó với tỷ lệ lạm phát đang tăng phi mã của nước này.
Tuy nhiên, Chủ tịch FED Jerome Powell gần đây sử dụng các thuật ngữ ít cụ thể hơn như "linh hoạt" cho chính sách. Điều này cho thấy FED dự kiến tăng lãi suất ổn định trong thời gian tới, song cũng có thể phải tăng tốc hoặc chậm lại để đối phó với các tình huống và tình hình thay đổi nhanh chóng.
Sáng 17/3, tỷ giá trung tâm giảm 21 đồng Trước việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên trong năm 2022, tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 17/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.167 VND/USD, giảm 21 đồng so với hôm qua. Tỷ giá trung tâm sáng 17/3 ở mức 23.167...