FED tăng lãi suất, chứng khoán Mỹ đột ngột đảo chiều
Sàn giao dịch New York Exchange đã không giữ được sắc “xanh” vào những phút cuối của phiên giao dịch ngày 26/9 sau khi Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ ( FED) công bố quyết định tăng lãi suất lần thứ 3 trong năm.
Bảng tỉ giá chứng khoán tại Seoul, Hàn Quốc ngày 28/6. Ảnh: EPA-EFE/TTXVN
Chốt phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,4%, còn 26.385,28 điểm; chỉ số S&P 500 mất 0,3%, còn 2.905,97 điểm; chỉ số ngành công nghệ Nasdaq mất 0,21%, còn 7.990,37 điểm.
Sự đảo chiều của các chỉ số chứng khoán chủ chốt Mỹ cho thấy các nhà đầu tư đang tạm rút để đánh giá lại quyết định FED và cân nhắc thời điểm tiếp theo FED có thể tăng lãi suất nhằm giảm thiểu rủi ro.
Trước đó, cùng ngày 26/9, FED đã công bố tăng lãi suất từ mức 2,0% lên 2,25%. Đây là lần thứ 3 trong năm nay FED tăng lãi suất và là lần tăng thứ 8 kể từ năm 2015, sau khi giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục trong 7 năm – từ năm 2008, thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Giới chuyên gia nhận định, quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không ngừng leo thang căng thẳng khi hai bên liên tục áp thuế trả đũa lẫn nhau là yếu tố tác động tới hoạch định chính sách của ban lãnh đạo FED.
Video đang HOT
Do tác động của thị trường chứng khoán Mỹ, các chỉ số chứng khoán chủ chốt tại sàn giao dịch Tokyo cũng đồng loạt giảm điểm trong phiên mở cửa sáng 27/9. Chỉ số Nikkei 225 giảm 0,35%, trong khi đó chỉ số Topix giảm 0,23%.
Lan Phương (TTXVN)
Fed khiến giới đầu tư bất an
Không như kỳ vọng của giới đầu tư, sau khi tăng lãi suất trong kỳ họp vừa kết thúc chiều thứ tư (26/9), Fed tiếp tục giữ nguyên kế hoạch thắt chặt tiền tệ, thậm chí có thể kéo dài tới năm 2021 và mức lãi suất cũng sẽ lên cao hơn dự tính.
Trong phiên giao dịch hôm thứ Tư, các chỉ số chính của phố Wall đã đồng loạt hồi phục trở lại và di chuyển trong sắc xanh ở phần lớn thời gian giao dịch khi kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất lần này sẽ chấm dứt chu kỳ thắt chặt tiền tệ nhanh của cơ quan này. Tuy nhiên, sau khi thông tin chính thức được đưa ra, phố Wall đã đồng loạt quay đầu mất điểm và là phiên giảm thứ 3 liên tiếp.
Cụ thể, sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, Fed đã quyết định tăng lãi suất qua đêm thêm 25 điểm phần trằm, từ 1,75 - 2% lên 2 - 2,25%, đồng thời giữ nguyên kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ như trước vì dự báo kinh tế Mỹ sẽ có ít nhất 3 năm tăng trưởng.
Điều này có nghĩa, Fed sẽ có 1 lần tăng lãi suất nữa trong năm nay vào tháng 12, thêm 3 lần trong năm tới và năm 2020. Điều đó sẽ đưa lãi suất cho vay qua đêm ở mức 3,4%, cao hơn một nửa điểm phần trăm so với lãi suất trung lập ước tính của Fed - mức lãi suất không kích thích hay hạn chế nền kinh tế.
Với dự báo kinh tế mới đưa ra của Fed khiến giới đầu tư dự đoán, Fed sẽ giữ lập trường chính sách thắt chặt tiền tệ tới năm 2021.
Kết thúc phiên 26/9, chỉ số Dow Jones giảm 106,93 điểm (-0,40%), xuống 26.385,28 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 9,59 điểm (-0,33%), xuống 2.905,97 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 17,10 điểm (-0,21%), xuống 7.990,37 điểm.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán châu Âu tiếp tục tăng điểm trước khi Fed tăng lãi suất. Tuy nhiên, thanh khoản sụt giảm do nhà đầu tư thận trọng chờ đợi quyết định chính thức cuối cùng từ Fed được đưa ra sau khi chứng khoán châu Âu đóng cửa ít tiếng.
Kết thúc phiên 26/9, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 3,93 điểm ( 0,05%), lên 7.511,49 điểm. Chỉ số DAX 30 tại Đức tăng 11,23 điểm ( 0,09%), lên 12.385,89 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 33,63 điểm ( 0,61%), lên 5.512,73 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản có phiên tăng thứ 8 liên tiếp và vượt qua ngưỡng 24.000 điểm khi nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng nhờ kỳ vọng vào việc Fed tăng lãi suất trong kỳ họp sắp tới đây. Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông cũng tăng mạnh trở lại trong phiên thứ Tư sau khi MSCI cân nhắc nâng tỷ trọng cổ phiếu hạng A của Trung Quốc trong rổ thị trường mới nổi từ năm 2019.
Kết thúc phiên 26/9, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 93,53 điểm ( 0,39%), lên 24.033,79 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 25,67 điểm ( 0,92%), lên 2.806,81 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 317,48 điểm ( 1,2%), lên 27.816,87 điểm.
Không chỉ chứng khoán, việc Fed giữ nguyên kế hoạch thắt chặt tiền tệ, thậm chí còn kéo dài tới năm 2021 và mức lãi suất có thể cao hơn mức dự tính ban đầu cũng khiến giá vàng giảm khá mạnh trong phiên thứ Tư.
Kết thúc phiên 26/9, giá vàng giao ngay giảm 6,7 USD (-0,56%), xuống 1.194,1 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 giảm 6 USD/ounce (-0,50%), xuống 1.199,1 USD/ounce.
Trong khi đó, giá dầu thô tiếp tục tăng dù mức tăng bị hạn chế khi đồng USD tăng sau quyết định tăng lãi suất của Fed.
Kết thúc phiên 26/9, giá dầu thô Mỹ tăng 0,20 USD ( 0,28%), lên 72,28 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,67 USD ( 0,82%), lên 81,87 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
FED tăng lãi suất có giúp USD phục hồi? Các nhà đầu tư đang tự hỏi liệu quyêt đinh tăng lai suât Cục Dự trữ Liên bang My (FED) vao cuôi ngay hôm nay (26/9) sẽ giup sưc cho sự phục hồi của đồng đô la My hay không, khi ma đông bac xanh đa chiu ap lưc đi xuông trơ lai trong nhiêu ngay. Trong khi đo, giơi phân tich to...