FED không giảm lãi suất, chứng khoán Mỹ thất vọng
Các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq Composite cùng giảm khá mạnh sau quyết định và thông điệp mới của FED.
Trước khi đảo chiều, chứng khoán Mỹ tăng điểm với lạc quan thương mại, cùng thông tin về khả năng thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung có thể được công bố vào 10/5 tới.
Sau cuộc họp diễn ra trong hai ngày 30/4 và 1/5, đêm qua (giờ Việt nam), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở 2,25 – 2,5%, với quan điểm tiếp tục chờ đợi diễn biến của lạm phát có xuống dưới mức mục tiêu hay không.
Quyết định trên khiến hoạt động bán ra cổ phiếu thể hiện mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua, khi kỳ vọng FED có thể giảm lãi suất có phần được “thắp lên” trước đó.
Kỳ vọng này hình thành từ những kêu gọi FED hạ lãi suất có trong thời gian qua, đặc biệt từ đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump với mức cần giảm là 1% vào hôm thứ Ba.
“Thị trường đã định giá lần cắt giảm lãi suất này. Họ muốn hạ lãi suất và điều này về cơ bản là ông Powell đang nói “xin lỗi nhưng chúng tôi không làm thế”", Peter Boockvar, Giám đốc đầu tư tại Bleakley Advisory Group, bình luận trên một bản tin sau quyết định của FED.
Chỉ số Dow Jones đảo chiều từ mức tăng khá trước thềm quyết định của FED và chốt phiên đêm qua giảm 0,61%, S&P 500 mất 0,75%, trong khi Nasdaq Composite giảm 0,57%.
Video đang HOT
Trước khi đảo chiều, các chỉ số trên tăng điểm với lạc quan thương mại, cùng thông tin từ CNBC về khả năng thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung có thể được công bố vào ngày 10/5 tới. Mặt khác, lợi nhuận mạnh mẽ từ các công ty, như kết quả của Apple, và dữ liệu việc làm tích cực trong tháng 4 vừa qua cũng thúc đẩy tâm lý đầu tư nhà đầu tư.
Dù phản ứng đảo chiều sau đó khá nhanh cùng các mức giảm đáng kể nói trên, nhưng quyết định giữ nguyên lãi suất của FED không nằm ngoài dự đoán của nhiều nhà đầu tư. Một khảo sát trước đó cho thấy có tới khoảng 97% nhà đầu tư nghiêng về quyết định này.
THẾ ANH
Theo bizlive.vn
S&P 500 lập đỉnh mới nhờ dữ liệu kinh tế khả quan
Chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ lập mức đỉnh mới trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, củng cố những đánh giá cho rằng thời kỳ thị trường giá lên (bull market) đã kéo dài 1 thập kỷ qua của Phố Wall sẽ tiếp tục, sau khi thống kê cho thấy tiêu dùng tăng mạnh trong tháng 3 và lạm phát duy trì ở mức yếu.
Các nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ - Ảnh: Reuters.
Theo tin từ Reuters, S&P 500 đã vượt qua mức kỷ lục trong phiên 2.940,91 điểm thiết lập vào ngày 21/9/2018. Đỉnh mới được chỉ số thiết lập trong phiên này là 2.949,52 điểm. Chỉ số hiện đã tăng hơn 17% so với thời điểm đầu năm.
Không những vậy, khi đóng cửa, cả S&P 500 và Nasdaq cùng đạt mức kỷ lục mới về điểm chốt phiên.
Kỳ vọng về giải pháp cho chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, các báo cáo lợi nhuận khả quan, và lập trường mềm mỏng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã trở thành những nhân tố đẩy chứng khoán Mỹ tăng điểm từ đầu năm đến nay. Mức tăng mà các chỉ số đạt được trong phiên giao dịch ngày thứ Hai tuy nhỏ nhưng các chiến lược gia nói rằng việc đỉnh mới liên tục được lập trong thời gian gần đây sẽ khuyến khích giới đầu tư mua vào nhiều hơn.
"Điều đó thực sự khuyến khích thêm người mua. Những thông tin của ngày hôm nay đặt ra nỗi lo bỏ lỡ cơ hội. Những người bi quan sẽ trở nên ít bi quan hơn, và thay vào đó họ sẽ lo không mua được cổ phiếu", chiến lược gia Jim Paulsen thuộc The Leuthold Group nhận xét.
Một báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 3 tăng mạnh nhất hơn 9 tháng. Trong khi đó, chỉ số lạm phát chủ chốt có mức tăng yếu nhất trong 14 tháng.
Lam phát yếu giúp củng cố quyết định gần đây của FED về dừng nâng lãi suất trong năm nay.
Đàm phán thương mại Mỹ-Trung đang bước vào giai đoạn cuối. Các nhà đàm phán thương mại cấp cao của Mỹ sẽ tới Bắc Kinh vào ngày thứ Ba để tiến hành vòng đàm phán tiếp theo, dự kiến sẽ vạch ra chi tiết cho một thỏa thuận để chấm dứt xung đột đã kéo dài gần 1 năm giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền hình phát sóng hôm thứ Hai, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói ông hy vọng vòng đàm phán này có thể chốt một thỏa thuận.
"Chính quyền Mỹ liên tiếp phát tín hiệu rằng một thỏa thuận thương mại đang đến gần", nhà quản lý quỹ Rick Meckler thuộc Cherry Lane Investment nhận định. "Giới đầu tư không muốn bỏ lỡ cơ hội vì một đợt tăng điểm có thể diễn ra nhờ thông tin này".
Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 0,04%, đạt 26.554,39 điểm. S&P 500 tăng 0,11%, đạt 2.943,03 điểm. Nasdaq tăng 0,19%, đạt 8.161,85 điểm.
Ngày thứ Ba, FED sẽ bắt đầu cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ kéo dài hai ngày. Tuyên bố về lãi suất của FED sẽ được công bố vào ngày thứ Tư.
Tuần này sẽ là một tuần bận rộn nữa của Phố Wall với loạt báo cáo kết quả kinh doanh quan trọng được công bố. Sau khi thị trường đóng cửa phiên giao dịch chính của ngày thứ Hai, Alphabet - công ty mẹ của công cụ tìm kiếm Google - báo doanh thu không đạt kỳ vọng của giới phân tích.
Ngay lập tức, giá cổ phiếu Alphabet có thời điểm giảm 7,2% trong phiên ngoài giờ, sau khi chốt phiên chính với mức tăng 1,5%.
Báo cáo tài chính của "ông lớn" Apple sẽ được công bố vào ngày thứ Ba.
Giới phân tích hiện dự báo lợi nhuận quý 1/2019 các công ty thuộc S&P 500 chỉ giảm 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một sự cải thiện lớn so với mức dự báo giảm 2% đưa ra hồi đầu tháng, theo dữ liệu của Refinitiv.
Trên sàn NYSE, số mã cổ phiếu tăng giá nhiều gấp 1,57 lần số mã giảm. Trên sàn Nasdaq, tỷ lệ tương ứng là 1,54 lần.
Có tổng cộng 5,81 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng thành công ở Phố Wall phiên này, so với mức binh quân 6,56 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.
Theo vneconomy.vn
Giá vàng quay đầu giảm sau ba phiên tăng Trong phiên 29/4 tại Sàn giao dịch hàng hóa New York, giá vàng kỳ hạn giảm sau ba phiên tăng, khi các nhà đầu tư chờ cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và số liệu việc làm của Mỹ. Vàng được bày bán tại một cửa hàng ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN Hợp đồng vàng giao...