Fed khiến giới đầu tư lo sợ
Đang duy trì đà tăng khá tốt trong phiên sáng thứ Tư, giới đầu tư đã ồ ạt bán ra trong phiên chiều sau khi có kết quả cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ ( Fed).
Ảnh AFP
Sau phiên hồi phục nhẹ trước đó, phố Wall tiếp tục duy trì sắc xanh khá tốt trong phiên giao dịch sáng thứ Tư. Tuy nhiên, ngay trong đầu phiên chiều, kết quả cuộc họp của Fed được công bố đã khiến giới đầu tư thất vọng, thậm chí là lo sợ, nên đồng loạt bán ra, đẩy cả 3 chỉ số chính của phố Wall giảm mạnh.
Cụ thể, sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, bất chấp yêu cầu ngừng tăng lãi suất trước đó của Tổng thống Donald Trump, Fed vẫn quyết định tăng lãi suất lãi suất lần thứ 4 trong năm 2018 với mức tăng một phần tư điểm phần trăm lên 2,25-2,50%/năm. Đồng thời, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, Fed sẽ tiếp tục rút gói hỗ trợ 50 tỷ USD/tháng.
Việc Fed tăng lãi suất lần thứ 4 trong năm 2018 đã được dự báo từ trước đó, không có nhiều ảnh hưởng tới thị trường, nhưng điều làm giới đầu tư lo sợ là Fed cho biết, sẽ giảm lượng nắm giữ trái phiếu 50 tỷ USD/tháng, điều này càng gây áp lực lên lãi suất.
Fed cũng lưu ý rằng, cần có thêm một số lần tăng lãi suất dần dần, một sự thay đổi tinh tế cho thấy họ đang chuẩn bị ngừng tăng lãi suất.
Tuy nhiên, phát biểu sau cuộc hợp, Chủ tịch Fed Jemore Powell cho biết, nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động tốt và không còn cần sự hỗ trợ của Fed thông qua lãi suất thấp hơn bình thường, hoặc duy trì gói hỗ trợ hiện nay.
Kết thúc phiên 19/12, chỉ số Dow Jones giảm 351,98 điểm (-1,49%), xuống 23.323,66 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 39,20 điểm (-1,54%), xuống 2.506,96 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 147,08 điểm (-2,17%), xuống 6.636,83 điểm.
Video đang HOT
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu đóng cửa trước khi cuộc họp của Fed nên giữ được sắc xanh trong phiên thứ Tư, nhưng mức tăng không lớn khi nhà đầu tư thận trọng chờ thông tin bên kia bờ Đại Tây Dương.
Kết thúc phiên 19/12, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 64,35 điểm ( 0,96%), lên 6.765,94 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 25,32 điểm ( 0,24%), lên 10.766,21 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 23,37 điểm ( 0,49%), lên 4.777,45 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản tiếp tục giảm điểm và xuống mức thấp nhất 9 tháng khi nhà đầu tư thận trọng chờ kết quả cuộc họp của Fed. Chứng khoán Trung Quốc cũng tiếp tục giảm manh do nhóm cổ phiếu dược phẩm và năng lượng lao dốc do ảnh hưởng từ chính sách mua thuộc mới của Trung Quốc và giá dầu thô lao dốc. Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông lại hồi phục, nhưng mức tăng không mạnh khi nhà đầu tư đang hướng vào cuộc họp của Fed.
Kết thúc phiên 19/12, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 127,53 điểm (-0,60%), xuống 20.987,92 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 27,09 điểm (-1,05%), xuống 2.549,56 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 51,14 điểm ( 0,2%), lên 25.865,39 điểm.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng lình xình trong phiên châu Á và châu Âu, sau đó tăng vọt khi bước vào phiên Mỹ, hướng lên ngưỡng 1.260 USD/ounce. Tuy nhiên, sau khi kết quả cuộc họp của Fed được công bố, giá vàng lao dốc thẳng đứng về sát ngưỡng 1.240 USD/ounce.
Kết thúc phiên 19/12, giá vàng giao ngay giảm 6,7 USD (-0,54%), xuống 1.242,3 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 2 năm 2019 vì đóng cửa trước nên vẫn duy trì được đà tăng nhẹ 2 USD/ounce ( 0,22%), lên 1.256,4 USD/ounce. Tuy nhiên, ngay khi mở cửa phiên giao dịch ngày 20/12 đã giảm mạnh hơn 0,6%.
Trong khi đó, giá dầu thô hồi phục trở lại trong phiên thứ Tư sau phiên bán tháo trước đó nhờ dữ liệu từ Mỹ cho thấy, nhu cầu mạnh từ sản phẩm tinh chế.
Theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), kho dự trữ của Mỹ tuần trước giảm 497.000 thùng, thấp hơn mức 2,4 triệu thùng theo dự báo của giới phân tích. Tuy nhiên, kho dự trữ sản phẩm chưng cất, giảm 4,2 triệu thùng, trong khi giới phân tích dự báo tăng 573.000 thùng. Như vậy, nhu cầu sản phẩm chưng cất đã tăng lên mức cao nhất kể từ 1/2003. Điều này đã thúc đẩy lực mua vào, nhất là các hợp đồng tương lai, giúp giá dầu thô hồi phục trở lại trong phiên thứ Tư.
Kết thúc phiên 19/12, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ tăng 0,68 USD ( 1,46%), lên 467,28 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,54 USD ( 0,96%), lên 56,77 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư thận trọng trước cuộc gặp Trump - Tập
Sau khi khởi sắc trong phiên thứ Tư, giới đầu tư thận trọng trở lại trong phiên thứ Năm để chờ đợi cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Argentina vào thứ Bảy tới.
Ảnh AFP
Sau phiên khởi sắc trước đó, phố Wall tiếp tục duy trì đà tăng khi mở cửa phiên giao dịch thứ Năm sau biên bản cuộc họp tháng trước của Fed được công bố. Biên bản cuộc họp cho thấy, các thành viên của Fed đồng ý rằng, việc tăng lãi suất nữa trong năm nay gần như chắc chắn, nhưng cũng đánh dấu một loạt các vấn đề bắt đầu cân nhắc về quan điểm của họ về nền kinh tế, cho thấy mức tăng lãi suất có thể chậm hơn thời gian tới.
Điều này cũng đã được thể hiện trong bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell trong ngày thứ Tư tại Câu lạc bộ Kinh tế New York.
Tuy nhiên, đà tăng không duy trì được lâu, các chỉ số quay đầu giảm điểm do ảnh hưởng từ nhóm cổ phiếu công nghệ và tài chính. Ngoài ra, sự thận trọng của nhà đầu tư trước thềm cuộc họp G20 mà tâm điểm là cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng khiến phố Wall không duy trì được đà tăng. Ông Trump hôm thứ Năm đã đưa ra những phát biểu nước đôi về cuộc chiến thương mại này.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm theo lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ sau phát biểu của ông Powell.
Kết thúc phiên 29/11, chỉ số Dow Jones giảm 27,59 điểm (-0,11%), xuống 25.338,84 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 6,03 điểm (-0,22%), xuống 2.737,76 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 18,51 điểm (-0,25%), xuống 7.273,08 điểm.
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu lại đảo chiều tăng điểm nhẹ trong phiên thứ Năm khi phản ứng tích cực với phát biểu trong ngày trước đó của ông Powell. Phát biểu của người đứng đầu Fed đã góp phần bù đắp cho những lo ngại về sự không chắc chắn trong việc giải quyết cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Kết thúc phiên 29/11, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 34,43 điểm ( 0,49%), lên 7.038,95 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 0,65 điểm (-0,01%), xuống 11.298,23 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 23,01 điểm ( 0,46%), lên 5.006,25 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, dư âm của chứng khoán Mỹ tối hôm trước đó sau bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell giúp chứng khoán Nhật Bản tiếp tục duy trì đà tăng. Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông giảm trở lại khi nhà đầu tư thận trọng trước Hội nghị thượng đỉnh G20, nơi ông Trump và ông Tập gặp nhau để bàn về căng thẳng thương mại giữa 2 nước.
Kết thúc phiên 29/11, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 85,58 điểm ( 0,39%), lên 22.262,60 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 34,29 điểm (-1,32%), xuống 2.567,44 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 231,53 điểm (-0,87%), xuống 26.451,03 điểm.
Giá vàng lình xình quanh ngưỡng 1.225 USD/ounce trong suốt phiên thứ Năm rồi hạ nhiệt nhẹ trong những phút cuối phiên, nhưng vẫn duy trì được phiên tăng thứ 2 liên tiếp.
Kết thúc phiên 29/11, giá vàng giao ngay tăng 3,2 USD ( 0,26%), lên 1.223,9 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 tăng 0,5 USD/ounce ( 0,04%), lên 1.224,1 USD/ounce.
Trong khi đó, giá dầu thô đã hồi phục trở lại, lấy lại được gần hết những gì đã mất trong phiên trước đó trong phiên thứ Năm khi có thông tin cho rằng, Nga đồng ý với OPEC về việc cắt giảm thêm sản lượng trong cuộc họp tuần tới.
Kết thúc phiên 29/11, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ tăng 1,16 USD ( 2,3%), lên 51,45 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,75 USD ( 1,3%), lên 59,51 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Fed khiến giới đầu tư bất an Không như kỳ vọng của giới đầu tư, sau khi tăng lãi suất trong kỳ họp vừa kết thúc chiều thứ tư (26/9), Fed tiếp tục giữ nguyên kế hoạch thắt chặt tiền tệ, thậm chí có thể kéo dài tới năm 2021 và mức lãi suất cũng sẽ lên cao hơn dự tính. Trong phiên giao dịch hôm thứ Tư, các chỉ...